170-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứNăm29-7-2021
Campuchia trước nguy cơ bùng
phát cùng lúc 2 biến thể COVID-19
Dù có tỉ lệ tiêmvaccine hàng đầu ởĐông NamÁ, Campuchia vẫn đang loay hoay ứng phó đợt bùng phát
biến thể Alpha và nguy cơ biến thể Delta tấn công.
VĨ CƯỜNG
T
rong nhiều ngày gần đây,
số ca nhiễm COVID-19
nhập cảnh tại Campuchia
gia tăng đều ở mức báo động
dù tổng số bệnh nhân (BN)
mới mỗi ngày có giảm so với
trước. Tờ
The Khmer Times
dẫn thống kê ngày 28-7 của
Bộ Y tế Campuchia: Số BN
mới trong 24 giờ là 766, nâng
tổng số BN ở nước này lên
hơn 75.000 ca với khoảng
1.300 người thiệt mạng.
Trong số hơn 700 ca nhiễm
mới này, ca ngoại nhập chiếm
khoảng 35%.
Campuchia chật vật
đối mặt biến thể
Alpha
The Khmer Times
cho biết
phần lớn các ca từ nước ngoài
về là lao động Campuchia trở
về từ nước láng giềng Thái
Lan, nơi đang hứng chịu đợt
bùngphát thứba nghiêmtrọng.
Nguy cơ dịch bệnh thâmnhập
từ nước ngoài lúc này khá cao
do nhiều người tìm cách vượt
biên vàoCampuchia trái phép.
Dù chính quyềnCampuchia
đã tăng cường lực lượng an
ninh tiến hành tuần tra, kiểm
soát biên giới nhưng việc ngăn
chặn, bắt giữ số người nhập
cảnh trái phép rất khó khăn do
có đường biên giới chung trải
dài với Thái Lan, nhiều khu
vực cóđịa hìnhphức tạp.Nước
này vẫn đang mở cửa đường
bay quốc tế chứ không có biện
pháp hạn chế tối đa nhưmột số
nước trong khu vực đang làm,
càng khiến cho dịch bệnh có
thể có cửa ngõ để xâm nhập.
Hiện tại, hầu hết ca nhiễmở
Campuchia đều liên quan tới
biến thểAlpha, vốn được phát
hiện lần đầu tại Anh vào năm
ngoái. Đây là một biến thể có
khả năng lây nhiễmcao và làm
tăng nguy cơ nhập viện. Hồi
năm ngoái, Campuchia ghi
nhận chưa tới 500 ca nhiễm
và không có trường hợp tử
vong vì COVID-19. Tuy
nhiên, đợt bùng phát của biến
thể Alpha ngay khi quốc gia
này bắt đầu triển khai chiến
dịch tiêm chủng đã khiến ca
nhiễm tăng lên hơn 73.000,
trong đó hơn 1.300 ca tử vong
chỉ trong năm tháng.
TSMichael Thigpen (thuộc
Trung tâmKiểmsoát và phòng
ngừadịchbệnh(CDC)Campuchia)
cho biết đợt dịch này bùng
phát do những vi phạm trong
quá trình cách ly, khiến hàng
trăm người nhiễm virus đã đi
khắp thủ đô và các tỉnh, thành
khác. Tờ
The Khmer Times
hồi tháng 4 đưa tin đợt bùng
phát ca nhiễm biến thể Alpha
hồi tháng 2 xảy ra sau khi bốn
người TrungQuốc bị cáo buộc
hối lộ nhân viên an ninh để rời
khỏi khu cách ly tại khách sạn
trước thời hạn 14 ngày.
Ítnhấthaitrongbốnngườinày
đã từng tới TP Dubai của Các
Tiểu vương quốcẢRập thống
nhất (UAE) và sau đó thamgia
một câu lạcbộđêmđôngngười
ở thủ đô Phnom Penh sau khi
nhiễm virus dẫn tới bùng phát
ổ dịch. “Với khả năng dễ lây
nhiễm, biến thểAlphađãnhanh
chân hơn nỗ lực kiểm soát của
chính phủ Campuchia” - ông
Thigpen nhận xét.
Chính quyềnCampuchia đã
áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm
ngặt trong nhiều tuần trước
khi kết thúc vào tháng 5, đồng
thời tăng cường các hình phạt
đối với người vi phạm quy
định giãn cách và hạn chế đi
lại, cũng như tăng tốc tiêm
chủng. Quốc gia này cũng tăng
cường năng lực xét nghiệm
Nhân viên y tế tại khu cách ly tạmthời thiết lập trong khuôn viênmột ngôi chùa ở thủ đô PhnomPenh
ngày 21-7. Ảnh: AP
Chuyển biến mới trong nỗ lực hòa giải
Hàn Quốc - Triều Tiên
Hãng tin
Reuters
dẫn thông báo của Bộ Thống nhất
Hàn Quốc cho biết Seoul và Bình Nhưỡng đã thực hiện
cuộc điện đàm thường nhật đầu tiên vào sáng 28-7, sau 13
tháng tạm ngừng đường dây liên lạc liên Triều.
Cụ thể, bốn đường dây nóng liên lạc Hàn Quốc - Triều
Tiên đã được khôi phục vào ngày 27-7 vừa qua kể từ sau
khi Triều Tiên đột ngột cắt liên lạc vào tháng 6 năm ngoái
để phản đối động thái từ Seoul thả truyền đơn chống Bình
Nhưỡng. Một ngày sau khi khôi phục trở lại, cuộc điện
đàm qua đường dây nóng liên lạc và quân sự đã được thực
hiện như thường lệ vào 9 giờ. Bộ Thống nhất Hàn Quốc
nhấn mạnh việc điện đàm sẽ được duy trì mỗi ngày vào 9
giờ và 17 giờ.
Thư ký cấp cao về truyền thông công chúng của phủ
tổng thống Hàn Quốc Park Soo-hyun khẳng định hai nước
đang đứng ở vạch xuất phát một lần nữa cho mục tiêu cuối
cùng là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đây được coi
là kết quả của nỗ lực trao đổi thư tín giữa Tổng thống Hàn
Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-
un kể từ tháng 4 vừa qua. Ông Park cũng hy vọng một kỳ
thượng đỉnh mới sẽ được tổ chức trước khi Tổng thống
Moon Jae-in kết thúc nhiệm kỳ vào năm sau.
PK
Nga cảnh báo các tay súng IS
đang đổ dồn về Afghanistan
Tờ
The Moscow Times
ngày 28-7 dẫn lời Bộ trưởng
Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cảnh báo tình hình an
ninh ở khu vực có thể xấu đi nhanh chóng trong bối cảnh
các tay súng thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo
tự xưng (IS) có nguồn gốc từ Syria, Libya và một số
quốc gia khác đang xâm nhập Afghanistan trong bối cảnh
Mỹ rút quân. Theo lời ông Shoigu, Nga “mong muốn
Afghanistan đạt được sự đồng thuận và hòa giải giữa các
sắc tộc”. Tuy nhiên, ông cũng tuyên bố lực lượng Nga đồn
trú tại Tajikistan sẽ hỗ trợ quân sự nếu nước này gặp mối
đe dọa an ninh từ lãnh thổ Afghanistan.
“Chúng tôi sẽ không làm ngơ trước những sự việc ở
biên giới, đặc biệt là các âm mưu nhằm đưa phiến quân
vào lãnh thổ Tajikistan. Chúng tôi sẽ hành động lập tức
nếu xuất hiện mối đe dọa nhắm vào đồng minh của mình”
- ông Shoigu tuyên bố.
Theo thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban hồi năm ngoái,
toàn bộ lực lượng Mỹ và NATO, trừ nhóm nhân
viên bảo vệ cơ sở ngoại giao, sẽ rời khỏi lãnh thổ
Afghanistan vào cuối tháng 8-2021, chấm dứt cuộc
chiến kéo dài 20 năm được phát động sau vụ khủng bố
hồi 11-9-2001 của al-Qaeda.
Tuần trước, Tajikistan đã đặt lực lượng vũ trang trong
tình trạng báo động cao lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi
độc lập năm 1991. Quốc gia Trung Á này cũng đã điều
động 20.000 binh sĩ để tăng cường an ninh ở khu vực biên
giới với Afghanistan.
PHẠM KỲ
Người dân cần chia sẻ khó khăn với
chính quyền
The Khmer Times
cho hay giới chức Campuchia thời
gian qua đã tăng cường thêm các biện pháp tuyên
truyền nhằm kêu gọi người dân tuân thủ quy tắc chống
COVID-19nhưđeokhẩu trang, khônggặpmặt theonhóm
lớn hoặc chạm vào tay người khác dù người đó đã được
tiêm chủng. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao Bộ Y tế
nước này làOrVandine cảnh báo vẫn còn rất nhiều người
không tuân thủ các quy tắc đặt ra, điều này có thể làm
bùngnổ lây lan và gây ra“thảmhọa sức khỏe cộngđồng”.
Ngoài ra, chuyên gia Li củaWHO cảnh báo Campuchia
cần phải theo dõi các ca bệnh ẩn vì không phải ai mắc
COVID-19 cũng có triệu chứng. “Tại Campuchia, số ca
bệnh mới trong ngày và ca tử vong vẫn rất cao, cho
thấy virus dường như chưa bị kiểm soát hoàn toàn và
lây nhiễm cộng đồng vẫn đang diễn ra” - bà Li cho biết.
Campuchia triển khai chiến
dịch tiêm chủng từ tháng 2 và
đến nay đã có hơn 60% trong
tổng số 10 triệu người trưởng
thành của quốc gia này đã
tiêm ít nhất một liều vaccine.
Hầu hết 17 triệu liều vaccine
của Campuchia có được nhờ
mua trực tiếphoặc được hỗ trợ
từ hai hãng dược Trung Quốc
Sinovac và Sinopharm, trong
khi số còn lại đến từ sáng kiến
chiasẻvaccineCOVAXcủaWHO.
Tiêu điểm
Phần lớn các ca từ
nước ngoài về là lao
động Campuchia
ở Thái Lan, nơi
đang có đợt bùng
phát thứ ba nghiêm
trọng. Nguy cơ dịch
bệnh thâm nhập
từ nước ngoài lúc
này khá cao do
nhiều người tìm
cách vượt biên vào
Campuchia
trái phép.
với 10 phòng thí nghiệm có
thể tiến hành hơn 10.000 lượt
xét nghiệm mỗi ngày.
Lo ngại biến thể
Delta xâm nhập
Ngoài đợt bùngphát củabiến
thểAlpha, Campuchia cũng lo
ngạivềDelta-mộtbiếnthểkhác
được phát hiện lần đầu tiên ở
ẤnĐộvànayđanghoànhhành
khắp Đông Nam Á. Đơn cử,
TháiLanngày26-7đãghi nhận
ca COVID-19 trong ngày cao
kỷ lục với hơn 15.000 trường
hợp, trong khi Malaysia vượt
ngưỡng 1 triệu ca nhiễm vào
ngày 25-7. Philippines đã cấm
toànbộchuyếnbay từMalaysia
vàThái Lan do lo ngại biến thể
Delta lây lan.Delta được cho là
có thể lây nhiễmcho cả những
người đã tiêmđủ liều vaccine,
dù không có khả năng cao gây
triệu chứng nặng và tử vong.
Tính tới đầu tuần này,
Campuchia hiện đã phát hiện
hơn110canhiễmDelta.Thông
tin đáng lo ngại nhất là việc
Bộ Y tế nước này thông báo
mới tìm ra 39 ca nhiễmDelta
mới, trong đó có 18 ca lây
nhiễm cộng đồng. Điều này
có nghĩa là mầm bệnh nguy
hiểm đã bắt đầu lây lan trong
dân Campuchia.
ÔngThigpen cho biết chính
phủCampuchia lúc này đã gấp
rút triển khai các biện pháp
quyết liệt như xét nghiệm liên
tục và cách ly để hạn chế nguy
cơ lây lancủaDelta.Tuynhiên,
TS Ailan Li, đại diện của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) ở
Campuchia, bày tỏ longại rằng
Delta rồi sẽ sớm bùng phát ở
quốc gia này, tức thay thế hoàn
toàn Alpha để trở thành biến
thể lây lan chủ đạo.
“Ở nhiều quốc gia, Delta
đã thế chỗ các chủng virus
khác. Chúng ta cần phải lường
trước những kịch bản như vậy
trong tương lai. Việc biến thể
này xuất hiện ở Campuchia
chỉ là vấn đề thời gian. Delta
có thể lây lan nhanh và khiến
số ca nhiễm tăng mạnh, đồng
nghĩa số ca nhập viện cũng có
thể nhiều hơn” - bà Li nói.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook