171-2021 - page 13

13
TÂMAN
A
nh Nguyễn Thanh Duy
(quêQuảngNgãi, hướng
dẫn viên (HDV) du lịch)
và chị Huỳnh Thị Thùy Dung
(quêĐàNẵng, điều hành tour)
vừa chính thức nên duyên vợ
chồng sau một buổi lễ nhỏ
giữa hai bên gia đình. Dịch
COVID-19 kéo dài hai năm
nay khiến ngày chung đôi
của họ mang nặng nỗi buồn
vì thất nghiệp.
Làmshipper, chạy Grab,
bán hàng online
sống qua ngày
Chị Dung là điều hành tour
thị trường khách Hàn Quốc.
Từ khi dịch COVID-19 bùng
phát tại Đà Nẵng, chị rơi vào
cảnh thất nghiệp.
“Với tình hình hiện nay thì
không biết đợi đến bao giờ
mới có việc làm lại. Có khi
yên ổn được vài hôm lại bùng
dịch. Rất khổ. Tiền bạc dành
dụm được đồng nào cũng tiêu
cạn rồi. Hai vợ chồng cùng
ngành du lịch, mất việc nên
càng cực” - chị Dung tâm sự.
Gắn bó nhiều năm trong
nghề nhưng giờ anh Lương
Quý Châu (HDV tiếng Anh)
phải tạm thời bán online hàng
nông sản để có tiền lo cho gia
đình. “Thất nghiệp từ tháng
4-2020 đến giờ. Vợ chồng trẻ,
lại thêm hai con nhỏ nên phải
cố xoay xở” - anh Châu nói.
TheoanhChâu,hầuhếtHDV
đang phải xoay xở mưu sinh
trong dịch khi du lịch chưa
biết bao giờ mới hoạt động
lại. Những người trẻ còn có
thể làm việc khác nhưng các
HDV lớn tuổi khó tìm việc
nên cuộc sống gặp rất nhiều
khó khăn.
Saukhimất việc, chịNguyễn
Vũ Quỳnh Như (HDV quốc
tế, quêĐàNẵng) cũng chuyển
sang bán hàng online. Chị chia
sẻ: “Mình buồn lắm nhưng
không làm thì đói. Các bạn
mình cũng chạy khắp nơi xin
việc, đứa làmshipper, đứa chạy
Grab. Nhiều bạn nơi khác tới
thì cực lắm vì phải xoay tiền
trọ, tiền ăn mà không tìm ra
việc mới. Có người phải bỏ
về quê sống chờ ngày trở lại”.
Ông Võ Văn Anh (Chủ
tịch Hội HDV du lịch TP Đà
Nẵng) cho biết tổng số HDV
do Sở Du lịch cấp thẻ và quản
lý khoảng 4.800 người. Dịch
bệnh gần hai năm qua khiến
ngành du lịch gặp rất nhiều
khó khăn, trong đó lực lượng
HDV là những người mất
việc đầu tiên.
“Năm nay du lịch chưa biết
khi nào hoạt động trở lại nên
chúng tôi đã mở các lớp trang
bị kỹ năng về cácmô hình kinh
doanh, kỹ năng phục vụ khách
nội địa cho những HDVquốc
tế, mở lớpMC tiệc cưới…để
mọi người thích nghi” - ông
Anh cho hay.
Hàng ngàn hướng
dẫn viên có
“phao cứu sinh”
Trước những khó khăn của
hàng ngàn HDV, UBND TP
Đà Nẵng đã tung gói “phao
cứu sinh” để hỗ trợ đối tượng
này được vay vốn để vượt qua
đại dịch và giữ nguồn nhân
lực khôi phục lại ngành du
lịch sau khi dịch kết thúc.
“Gói cho vay này là một
trong những chính sách nhân
văn của TP giúp người lao
động (NLĐ) ngành du lịch tạm
thời vượt qua giai đoạn khó
khăn hiện nay” - ông Đặng
Việt Dũng, Chủ tịch danh
dự Quỹ Xúc tiến phát triển
du lịch Đà Nẵng, nhận xét.
Theo đó, UBND TP giao
Chi nhánh Ngân hàng Chính
sáchxãhội (NHCSXH)TPcân
đối một phần từ nguồn vốn
ngân sách TPđã ủy thác sang,
xem xét cân đối một phần từ
nguồn vốn trung ương thu hồi
nợ cho vay quay vòng để cho
NLĐ du lịch vay vốn.
Trao đổi với PV, lãnh đạo
Quỹ Xúc tiến phát triển du
lịch Đà Nẵng cho biết đang
phối hợp chặt chẽ với Hiệp
hội Du lịch Đà Nẵng, Sở Du
lịch rà soát, sàng lọc danh sách
lao động du lịch thực sự khó
Người lao động đến nhận tiền vay vốn để sản xuất, kinh doanh tại điểmgiao dịch trên địa bàn quận
Liên Chiểu. Ảnh: HÙNGCƯỜNG
“Du lịch Đà Nẵng đứng trước khó khăn
chưa từng có”
Có thể nói chưa bao giờ các doanh nghiệpdu lịch lại đứng
trước thách thức to lớn, ảnh hưởng lâu dài, thiệt hại nặng
nề như với COVID-19. Chưa thể thống kê chính xác những
thiệt hại nhưng ở thời điểm hiện tại đã có khoảng 90%
doanh nghiệp không hoạt động, không có khách, không có
doanh thu, NLĐ mất việc. Thiệt hại là lớn vô cùng cả trong
ngắn hạn và dài hạn.
Ông
CAOTRÍ DŨNG
,
Chủ tịchHiệp hội Du lịch TPĐàNẵng
Rao bán thẻ đi đường giả có logo,
con dấu của Grab
Những ngày qua, kể từ ngày 26-7, khi TP.HCM áp dụng
tăng cường biện pháp giảm
mật độ lưu thông trên đường
theo Văn bản 2490/UBND-
VX của UBND TP.HCM,
trên mạng Internet bắt đầu
xuất hiện việc rao bán, trao
đổi thẻ có logo và con dấu
của Công ty TNHH Grab.
Ngày 29-7, Sở TT&TT
TP.HCM đã làm việc với
Công ty TNHH Grab và xác
định đây là việc lợi dụng
hình ảnh mẫu thẻ có logo
và con dấu của Grab được
công bố, đăng tải trên trang
thông tin điện tử của cơ
quan chức năng.
Vì thế, thông tin được phát tán trên là giả mạo, lợi
dụng hình ảnh mẫu thẻ Grab để thay giấy đi đường khi
chấp hành Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn
TP.HCM.
Sở TT&TT TP.HCM cũng cảnh báo: Việc mua bán thẻ,
sử dụng các loại thẻ của các doanh nghiệp công nghệ cung
ứng dịch vụ vận chuyển là vi phạm pháp luật, có dấu hiệu
làm giả con dấu, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan,
tổ chức.
Sở cũng khẳng định việc làm giả, cung cấp, sử dụng các
loại giấy đi đường, giấy xác nhận làm việc… để được ra
đường trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 mà
không đúng quy định đều bị xử lý nghiêm theo quy định
của pháp luật.
NAM THANH
Ban hành chương trình giáo dục
phổ thông môn ngoại ngữ 1
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 19/2021/TT-
BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông
(CTGDPT) môn ngoại ngữ 1: Tiếng Nga, tiếng Nhật,
tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc.
Các môn ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc được tổ
chức giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12, tuân thủ các quy định
trong CTGDPT tổng thể của Bộ GD&ĐT về thời lượng
dạy môn học. Đây là cơ sở để triển khai biên soạn, lựa
chọn bộ sách giáo khoa tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Trung
Quốc, tiếng Pháp và các tài liệu tham khảo đi kèm.
Theo CTGDPT tổng thể, học sinh phổ thông bắt buộc
phải học một ngoại ngữ (ngoại ngữ 1) và được tự chọn
thêm ít nhất một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2, có thể học
từ lớp 6) theo nguyện vọng và khả năng đáp ứng của
từng trường.
Chương trình của bốn môn ngoại ngữ 1 này được thực
hiện theo lộ trình thực hiện CTGDPT mới (năm 2018).
Hiện nay, Bộ GD&ĐT quy định ngoại ngữ 1 gồm các
môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga
và tiếng Nhật. Bên cạnh đó, bộ đã có quyết định thí điểm
dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh lựa
chọn theo nhu cầu.
TN
Đời sống xã hội -
ThứSáu30-7-2021
Hỗ trợ hàng ngàn HDV du lịch
Đà Nẵng vượt khó mùa dịch
UBNDTPĐà Nẵng đã tung gói “phao cứu sinh” để hỗ trợ hàng ngàn hướng dẫn viên du lịch được vay vốn,
vượt qua đại dịch và giữ nguồn nhân lực khôi phục lại ngành du lịch sau khi dịch kết thúc.
khăn để chuyểnNHCSXHTP
xem xét cho vay theo đúng
quy định.
Theo đó, các lao động
ngành du lịch sẽ được vay
từ 40 triệu đến 100 triệu
đồng với thời hạn vay tối đa
10 năm để duy trì cuộc sống
qua dịch và tự tạo việc làm.
Qua rà soát, hơn 1.000 lao
động du lịch trên địa bàn có
nhu cầu vay vốn, giá trị gói
vay dự kiến gần 65 tỉ đồng.
Tính đến ngày 26-7 đã có 89
người được giải ngân với số
tiền gần 5 tỉ đồng.
Vừa được giải ngân khoản
vay 50 triệu đồng, chị Quỳnh
Như vui mừng: “Số tiền này
sẽ giúp mình được phần nào
đó vượt qua đại dịch lần này.
Hội HDVvà ngân hàng chính
sách hỗ trợ mình rất nhiều,
thủ tục cũng đơn giản, giải
ngân nhanh”.
Theo ôngVõVănAnh (Chủ
tịch Hội HDV du lịch TP Đà
Nẵng), hiện có khoảng 300
HDVđã đăng ký vay.Vớimức
vay tín chấp lãi suất ưu đãi,
ông tin sẽ giúp các HDV và
NLĐ duy trì cuộc sống, giữ
chân được nguồn lực du lịch,
tránh tình trạng thiếu nhân
lực sau dịch bệnh.
“Chúng tôi cámơn lãnh đạo
Đà Nẵng đã lắng nghe tiếng
nói của NLĐ trong ngành du
lịch. Việc cho vay này rất kịp
thời để vượt qua giai đoạn ngặt
nghèo này” - ông Anh nói.
Ông Đoàn Ngọc Chung
(Giám đốc NHCSXH TP
Đà Nẵng) cho biết ngay khi
HĐNDTP thông qua việc ủy
thác vốn sang chi nhánh, đơn
vị đã chỉ đạo các phòng giao
dịch trực thuộc phối hợp với
UBND các phường, xã; hội
đoàn thể nhận ủy thác thông
tin chủ trương cho vay này
đến từng tổ dân phố.
“Hiện đội ngũ 1.770 tổ tiết
kiệm và vay vốn sẵn sàng
hướng dẫn thủ tục vay vốn,
giải ngân trong tháng 7 và
tháng 8 này” - ôngChung nói.•
Gói cho vay này là
một trong những
chính sách nhân văn
của TP giúp NLĐ
ngành du lịch tạm
thời vượt qua giai
đoạn khó khăn
hiện nay.
Thẻ được rao bán trênmạng.
(Ảnh chụp lại màn hình)
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook