171-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu30-7-2021
Nội dung án lệ (dự thảo)
Dự thảo án lệ về
hiệu lực hợpđồng
tặng choquyền
sửdụngđất
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công
chứng, chứng thực nhưng chưa đăng ký quyền sở hữu
do trở ngại khách quan thì phải xác định là có hiệu lực.
TRÚCPHƯƠNG
T
AND Tối cao đang lấy ý kiến
góp ý dự thảo Án lệ số 11/2021
về hiệu lực của hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất (QSDĐ) khi
chưa đăng ký quyền sở hữu.
Nguồn án lệ dự thảodựa trênQuyết
định giám đốc thẩm số 231/2020
ngày 30-9-2020 của TANDCấp cao
tại TP.HCM vụ tranh chấp về thừa
kế tài sản; tranh chấp về yêu cầu
tuyên hợp đồng tặng cho QSDĐ vô
hiệu giữa nguyên đơn là bàTốngThị
U. và bị đơn là ông Tống Thanh V.
Đòi chia thừa kế đất tặng
cho chưa sang tên
Bà U. trình bày: Cha của bà là
ông Tống Văn T1 (chết năm 2007)
và không để lại di chúc. Đến ngày
16-1-2009, bà Nguyễn Thị C1 (mẹ
bà U., chết năm 2011) và các con
thỏa thuận lập văn bản phân chia di
sản thừa kế của ông T1. Bà C1 được
phân chia nhiều thửa đất và đã được
cấp giấy chứng nhận QSDĐ, trong
đó có thửa số 257 có diện tích đất
4.149 m
2
và các thửa số 6, 18, 31,
32, 51 và 52 với diện tích 12.883 m
2
cùng tọa lạc tại phường Y, thị xã Z,
tỉnh Bình Dương.
Bà U. cho rằng bị đơn lợi dụng bà
C1 già yếu, không còn minh mẫn và
không biết chữ nên đã lừa gạt bà C1
ký hợp đồng tặng cho QSDĐ số đất
trên cho bị đơn vào ngày 14-6-2010.
Bà C1 không có mặt tại trụ sở của
Do trở ngại khách quan
về thủ tục hành chính,
ông V. chưa thực hiện
đăng ký QSDĐ, đây
không phải do ý chí
chủ quan của ông V.
UBND phường Y nhưng hợp đồng
tặng vẫn được chứng thực.
Theo bà U., việc chứng thực nói
trên đã vi phạm quy định về công
chứng, chứng thực. Từ hợp đồng
tặng cho xác lập trái pháp luật,
bị đơn đã được cấp giấy chứng
nhận QSDĐ đối với diện tích đất
12.883 m
2
. Còn 4.149 m
2
đất tại
thửa số 257 vẫn do bà C1 đứng tên.
Do đó, bà U. khởi kiện yêu cầu
tuyên bố vô hiệu hợp đồng tặng cho
QSDĐ do UBND phường Y chứng
thực. Bà U. cũng yêu cầu công nhận
thửa đất số 257 là di sản do bà C1
để lại và chia số di sản này.
Ngược lại, bị đơn cho rằng hợp
đồng tặng cho giữa ông và bà C1 là
hợp pháp. Sau khi hợp đồng được
chứng thực, bị đơn đã nộp hồ sơ đăng
ký sang tên QSDĐ trên. Tuy nhiên,
do bản đồ tổng thể khu vực có đất
bị sai sót, UBND địa phương phải
chỉnh sửa và tiếp sau đó có phát sinh
tranh chấp QSDĐ nên bị đơn chưa
được cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
Các phần đất trên, ông V. sử dụng
từ khi bà C1 còn sống cho đến nay.
Vì vậy, bị đơn không đồng ý với yêu
cầu khởi kiện của bà U.
Hợp đồng có hiệu lực
dù chưa đăng ký sở hữu
Ngày 9-5-2019, TAND thị xã
Tân Uyên (Bình Dương) tuyên
chấp nhận yêu cầu chia di sản của
bà C1 là quyền sử dụng diện tích
đất thuộc thửa số 257. Bà U. và
các đồng thừa kế được hưởng di
sản thừa kế là QSDĐ với diện tích
đất 344,1 m
2
.
Ông V. kháng cáo yêu cầu tòa
phúc thẩm không chấp nhận toàn
bộ yêu cầu khởi kiện. Bà U. cũng
kháng cáo yêu cầu chấp nhận toàn
bộ yêu cầu khởi kiện của bà.
Xử phúc thẩm tháng 11-2019,
TAND tỉnhBìnhDương tuyên không
chấp nhận yêu cầu kháng cáo của
nguyên đơn bà U., bị đơn ông V.
Sau đó, ôngV. gửi đơn kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm đối với
bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.
Chánh án TAND Cấp cao tại
TP.HCM kháng nghị giám đốc
thẩm đề nghị hủy một phần bản án
phúc thẩm về phần chia di sản của
cụ C1 là quyền sử dụng thửa đất số
257 trên, giao hồ sơ cho TAND tỉnh
Bình Dương xét xử lại theo thủ tục
phúc thẩm.
Ủy ban thẩmphánTANDCấp cao
tại TP.HCMxét xử giámđốc thẩmđã
chấp nhận kháng nghị của chánh án
TAND Cấp cao tại TP.HCM.
Quyết định giám đốc thẩm nhận
định bà C1 đã kê khai di sản, đăng ký
và được cấp giấy chứng nhậnQSDĐ
đối với thửa đất số 257. Kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận QSDĐ
hợp pháp, phần đất trở thành tài sản
riêng của bà C1 và bà có quyền định
đoạt đối với tài sản này.
Bà C1 đã lập hợp đồng để tặng cho
ông V. phần đất trong số tài sản nói
trên. Hợp đồng đượcUBNDphường
Y chứng thực hợp pháp.
Do trở ngại khách quan về thủ tục
hành chính, ông V. chưa thực hiện
đăng ký QSDĐ, đây không phải do
ý chí chủ quan của ông V. Thực tế,
ông V. là người đã chiếm hữu, quản
lý, sử dụng phần đất được tặng cho kể
từ khi bà C1 còn sống cho đến nay.
Tuy nhiên, tòa án hai cấp sơ thẩm
và phúc thẩmđều chưa đánh giá đúng
và toàn diện các tài liệu, chứng cứ,
cũng như chưa thu thập đầy đủ các
tài liệu, chứng cứ để xét xử đúng về
việc tranh chấp phần đất trên.•
Xét về bản chất pháp lý, hợp đồng tặng cho tài sản là loại hợp đồng đơn
vụ, chỉ một bên có nghĩa vụ đối với bên kia. Vì thế trong một số trường
hợp, người được tặng cho QSDĐ chưa kịp đăng ký QSDĐ cho mình, mà
người tặng cho đã chết. Tòa án có thể xem xét và công nhận hiệu lực pháp
luật của hợp đồng tặng cho xác lập khi xác định rằng hợp đồng này là
văn bản thể hiện ý chí sau cùng của bà C1 đối với tài sản, là văn bản thể
hiện quyền định đoạt tài sản của đương sự trước khi chết vì đã có những
điều kiện cần và đủ.
Cụ thể, thứ nhất là hợp đồng đã thỏa mãn các điều kiện theo quy định
của pháp luật về quyền tặng cho QSDĐ.
Thứ hai, cho đến khi chết, người tặng cho tài sản không có văn bản nào
để thay thế hợp đồng tặng cho tài sản đã ký kết trước đó và không có
hành động nào thể hiện sự thay đổi ý chí đã thể hiện tại hợp đồng tặng
cho tài sản đã ký kết.
Thứ ba, người được tặng cho tài sản không thực hiện được việc đăng
ký tài sản (QSDĐ) là do trở ngại khách quan về thủ tục hành chính (hoặc
do trở ngại khách quan khác), không phải do ý chí chủ quan của người
tặng cho tài sản.
SócTrăngkhởi tố thêm1vụán làmlây landịchCOVID-19
Ngày 29-7, Công an thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã
ra quyết định khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người xảy ra trên địa bàn xã Vĩnh
Hải, thị xã Vĩnh Châu. Hai người liên quan đến vụ án này
là bà KTT và bà TTN, ngụ cùng địa phương.
Thông tin ban đầu, sáng 9-7, bà T. và bà N. thuê taxi chở
đi khám bệnh tại TP Cần Thơ nhưng khi trở về địa phương,
hai người này đã không khai báo y tế.
Hậu quả, hai phụ nữ này đã làm lây lan virus SARS-
CoV-2 trong cộng đồng. Tính từ ngày 25-7 đến nay, Sóc
Trăng đã ghi nhận hàng chục trường hợp dương tính với
virus SARS-CoV-2 tại xã Vĩnh Hải.
Để ngăn chặn sự lây lan, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ra
quyết định cách ly y tế toàn xã Vĩnh Hải trong 15 ngày, kể
từ chiều 25-7 để phòng chống dịch COVID-19. Khu vực
cách ly có khoảng 5.430 hộ dân, với hơn 24.000 nhân khẩu.
Trước đó, ngày 21-7, Công an huyện Mỹ Xuyên (Sóc
Trăng) đã ra quyết định khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm cho người xảy ra tại xã Tham
Đôn, huyện Mỹ Xuyên. Một ngày sau, cơ quan này cũng đã
ra quyết định khởi tố bị can Trần Thanh Tiến (28 tuổi, ngụ
xã Tham Đôn, làm nghề tài xế).
Theo kết quả điều tra, ngày 11-7, Tiến từ vùng dịch
COVID-19 ở TP.HCM về ấp Tắc Gồng, xã Tham Đôn
nhưng không đến khai báo y tế. Đến ngày 16-7, Ban chỉ
đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Mỹ Xuyên đã
đưa Tiến đi cách ly tập trung. Kết quả xét nghiệm, Tiến
dương tính với virus SARS-CoV-2.
Qua sơ đồ diễn biến dịch tễ, cơ quan chức năng xác
định Tiến đã lây bệnh cho mẹ ruột, mẹ vợ, vợ và con. Mẹ
ruột của Tiến sau đó lây bệnh cho một nữ điều dưỡng tại
Trung tâm Y tế huyện Mỹ Xuyên và ba người điều trị
bệnh chung phòng tại bệnh viện. Ngoài ra, Tiến còn làm
cho hai người khác đến khám bệnh tại Trung tâm Y tế
huyện Mỹ Xuyên mắc COVID-19.
Ngay sau khi phát hiện trường hợp này, UBND tỉnh
Sóc Trăng đã ra quyết định thiết lập vùng cách ly y tế để
phòng chống dịch COVID-19 tại khu vực dân cư ấp Tắc
Gồng, với 81 hộ dân và 276 nhân khẩu sinh sống dọc theo
đoạn đường khoảng 500 m.
Tính đến ngày 28-7, Sóc Trăng ghi nhận 177 trường
hợp mắc COVID-19. Trong đó, địa phương ghi nhận có
số ca mắc COVID-19 nhiều nhất là thị xã Vĩnh Châu với
87 ca.
Số ca đủ điều kiện xuất viện là 12 người, số ca đang
được cách ly điều trị tại cơ sở y tế là 165 người. Hiện Sóc
Trăng còn 1.317 trường hợp là F1 đang được cách ly tập
trung.
CHÂU ANH
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook