171-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu30-7-2021
LâmĐồng:
Không tiếpnhậnngười
tựý về địaphương
UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn hỏa tốc gửi bí
thư, chủ tịch UBND các huyện, TP về việc hỗ trợ các
trường hợp ưu tiên về địa phương.
Theo đó, từ 12 giờ ngày 29-7, UBND tỉnh Lâm Đồng
yêu cầu các huyện, TP tuyệt đối không tiếp nhận những
trường hợp tự ý về địa phương bằng phương tiện cá
nhân hoặc các phương tiện khác (không liên hệ, đăng
ký với chính quyền địa phương để tổ chức đón theo
quy định).
Theo đó, đối với trường hợp có nguyện vọng trở
về địa phương trong thời gian này phải thuộc nhóm
ưu tiên: Người già yếu, tàn tật, phụ nữ mang thai, trẻ
em, người ốm đau và người có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn. Các trường hợp này phải có xét nghiệm SARS-
CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ trước khi về địa
phương.
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu UBND huyện, TP
hướng dẫn công dân thuộc đối tượng ưu tiên đăng ký
danh sách, cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân (họ tên,
tuổi, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, số điện thoại, địa
điểm đón…).
Các đơn vị đảm bảo đầy đủ nhân lực, vật lực, cơ sở
vật chất cho công dân khi trở về được xét nghiệm, cách
ly tập trung, điều trị bệnh… theo đúng quy định trước
khi thực hiện. Ngoài ra cơ sở cần tổ chức cách ly đảm
bảo đúng theo quy định, tuyệt đối không để xảy ra tình
trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly và lây nhiễm ra
cộng đồng.
THU TRINH
4 lýdodự án cải thiện
môi trườngnước
TP.HCMchậmtiếnđộ
Dự án cải thiệnmôi trường nước giai đoạn 2 (TP.HCM) chậm tiến độ
nhưng chủ đầu tư đang phấn đấu đảmbảo dự án về đích vào tháng
6-2022.
Đường
PhúĐịnh,
khu vực thi
công gói
thầu F2 (cải
tạo kênh)
của dự án
cải thiện
môi trường
nước giai
đoạn 2 .
Ảnh: LINH
PHƯƠNG
Ban giao thông cho
hay sẽ cố gắng hoàn
thành sớm nhất giai
đoạn 2, sau đó phối
hợp với các đơn vị
triển khai giai đoạn
3 nhằm khép kín cả
một lưu vực kênh.
Hơn 11.000 tỉ đồng thực hiện dự án
Dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 2 là một trong
những dự án hạ tầng đô thị trọng điểm của TP.HCM.
Dự án có sáu gói thầu xây lắp chính và hai gói thầu tư vấn kỹ
thuật.Tổngmứcđầutư11.282tỉđồng,trongđóvốnODAkhoảng
9.832 tỉ đồng, vốn đối ứng từ ngân sach TP là 1.450 tỉ đồng.
Dự án này được Thủ tướng cho phép đầu tư năm 2005 và
được triển khai t năm2010, dự kiến hoàn thành sau bốn năm.
Theo Ban giao thông, đến nay dự án đã hoàn thành gói thầu
F1 (xây dựnghồđiều tiết và hạngmục thoát nước bằngbơmtại
Mễ Cốc 1 và 2, quận 8) và gói thầu I (mở rộng trạmbơmchuyển
tiếp và xây dựng cống chuyển tải nước thải t trạmbơmĐồng
Diều đến Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng).
Còn ba gói thầu G (xây dựng hệ thống cống bao thu gom
nước thải); gói thầu K (cải tạo hệ thống thoát nước Hàng Bàng
và ba trạm bơm khu vực các quận 5, 6); gói thầu J (mở rộng
Nhàmáy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 2) sẽ hoàn thành
cuối nămnay. Riêng gói F2 (cải tạo kênh) Ban giao thông phấn
đấu về đích vào tháng 6-2022, còn phần vỉa hè, cây xanh của
gói thầu này sẽ hoàn thành trong năm nay.
LINHPHƯƠNG
N
gày 29-7, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Lương Minh Phúc,
Giám đốc Ban quản lý (BQL)
dự án đầu tư các công trình
giao thông TP.HCM (Ban
giao thông), cho biết: Do tình
hình dịch COVID-19 nên dự
án cải thiện môi trường nước
TP.HCM lưu vực kênh Tàu
Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ
giai đoạn 2 (gọi tắt là dự án
cải thiện môi trường nước) có
thể kéo dài tiến độ.
Tuy nhiên, sau đợt dịch
COVID-19 này, Ban giao
thông sẽ tập trung nhân lực
để thi công, phấn đấu đảm bảo
tiến độ đưa dự án về đích vào
tháng 6-2022.
Thi công đan xen với
nhiều dự án khác
Ghi nhận của PV tại công
trường thi công gói thầu cải tạo
kênh (F2) trên đường Mễ Cốc
và Phú Định (quận 8), nhà thầu
thi công đã hoàn thành khoảng
70% khối lượng công trình.
Trên tuyến đường Mễ Cốc,
nhà thầu đã hoàn trả mặt bằng
thi công dự án. Hiện hạng mục
phần bơm cát san lấp làm kè,
vỉa hè, chiếu sáng và cây xanh
còn dang dở. Còn trên đường
Phú Định đã hoàn thành hạng
mục phần kè và một số hạng
mục khác.
Dọc theo dự án trên đường
PhúĐịnhcómột sốđoạnđường
đã xuống cấp, xuất hiện nhiều ổ
voi, ổ gà. Đặc biệt, dù trời nắng,
mặt đường vẫn ngập nước, lầy
lội.Người dân lưu thôngquađây
gặp khó khăn, có khi phải chen
chúc leo lên vỉa hè để tránh xe
trái chiều.
ÔngDươngVănHai(ngụtrên
đường Phú Định, quận 8) chia
sẻ: “Tình trạngnướcứđọng, lầy
lội gầnhếtmặt đường trướcnhà,
gây khó khăn cho người dân đi
lại. Cũnghơn10nămnayngười
dânkhuvực rấtmong chờdựán
cải thiện môi trường nước để
giảm ngập cho khu vực”.
Bên cạnh đó, một số gói thầu
trên đườngBếnVânĐồn (quận
4) có nhiều lô cốt án ngữ giữa
đường nhiều năm nay khiến
việc đi lại của người dân gặp
khó khăn.
Tỉnh LâmĐồng sẽ không tiếp nhận người dân tự ý về quêmà
không liên hệ trước với địa phương. Ảnh: THUTRINH
Theo người dân khu vực,
nguyên nhân tuyến đường Phú
Định xuống cấp là do dự án cải
thiện môi trường nước đang
thi công đan xen với nhiều dự
án khác, trong đó có dự án đặt
cống thoát nước của BQL dự
án hạ tầng đô thị TP.
Ban giao thông cho hay: Từ
tháng 3-2021, ban đã bàn giao
mặt bằng cho BQL hạ tầng đô
thị để thi công phần cống thoát
nước.Đồngthời,bancũngthông
tin với BQL dự án hạ tầng đô
thị khắc phục bất cập trong thi
công tuyến cống thoát nước.
Theo ôngLươngMinh Phúc,
dự án cải thiệnmôi trường nước
có một số gói thầu chậm hơn
tiến độ thông báo trước đó vì
vướng một số nguyên nhân.
Thứ nhất, mặt bằng thi công
chật hẹp, nhà thầu phải vừa thi
công vừa đảm bảo giao thông.
Thứ hai, đối với gói thầu G,
trướcđâycónhữngđoạndựkiến
thi công đào hở. Tuy nhiên, khi
khảo sát thực tế, nhà cửa người
dân phát triển quá nhanh nên
phải chuyển đổi biện pháp thi
công từ đào hở sang thi công
cống ngầm.
Thứ ba, do ảnh hưởng của
dịch COVID-19, toàn bộ thiết
bị công nghệ cống ngầm của
Nhật chưa về được. Đồng thời
không đón được chuyên gia
nước ngoài sang.
Thứ tư, mặt bằng thi công
hẹp nhưng lại có rất nhiều hệ
thống hạ tầng cũ. Có khi đến 10
chủ đầu tư trên một mặt bằng
như hệ thống cây xanh, chiếu
sáng, viễn thông, cấp nước…
Sự đan xen thi công của nhiều
đơn vị trênmột mặt bằng khiến
dự án bị kéo dài.
Điểm sáng của
hạ tầng đô thị TP
Ông Phúc cho rằng: “Dự án
cải thiện môi trường nước khi
hoàn thành sẽ là điểm sáng cho
hạ tầng đô thị của TP.HCM.
Trước hết, Ban giao thông
cố gắng hoàn thành sớm nhất
giai đoạn 2. Sau đó phối hợp
với các đơn vị triển khai giai
đoạn 3 nhằm khép kín cả một
lưu vực kênh”.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ
góp phần cải thiện cuộc sống
của người dân, đặc biệt người
dân ven kênh rạch; góp phần
chỉnh trang đô thị vùng chuyển
tiếp giữa quận 1 và phía Nam
TP. Ngoài ra, bốn tuyến kênh
Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ
sẽ được nạo vét, thông thoáng
dòng chảy, tạo điều kiện phát
triển đường thủy.
“Quan trọng hơn là dự án
sẽ tạo tiền đề phát triển kinh
tế - xã hội của vùng trung tâm
TP và lưu vực các kênh. Đặc
biệt, nếu bốn lưu vực là kênh
Tân Hóa - Lò Gốm, Nhiêu
Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ - Bến
Nghé - Đôi - Tẻ, Tham Lương
- Bến Cát giải quyết cả lượng
nước mưa và nước thải thì sẽ
giải quyết bài toán ô nhiễmcủa
vùng trung tâm TP và tạo sức
bật chung cho cả TP.HCM” -
ông Phúc kỳ vọng.•
Tây Ninh tổ chức đón người dân
về quê
Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành kế
hoạch tổ chức đón người dân về tỉnh. Người được
đón về là người dân Tây Ninh hiện công tác, học
tập, tạm trú tại TP.HCM, có nhà hoặc người thân có
hộ khẩu thường trú tại Tây Ninh.
Trước khi được đón về địa phương, 100% người
dân đăng ký phải được test nhanh COVID-19 có
kết quả âm tính. Khi trở về địa phương, người địa
phương nào thì xã, phường, thị trấn nơi đó tiếp
nhận, quản lý và thực hiện cách ly y tế 14 ngày tại
nhà theo quy định.
Căn cứ vào tình hình người dân đăng ký cụ thể
trên cổng thông tin điện tử (app đăng ký trực tuyến
của tỉnh), đơn vị sẽ tổng hợp, lập danh sách cụ thể
hằng ngày… Tỉnh cũng đề nghị ban liên lạc Hội
đồng hương Tây Ninh tại TP.HCM làm đầu mối
phối hợp với tỉnh thông tin rộng rãi kế hoạch đến
người dân biết đăng ký và hỗ trợ tổ công tác của
tỉnh thực hiện việc đón người dân về.
THÁI NGUYÊN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook