171-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu30-7-2021
Tiêu điểm
Người tình nguyện đến từng nhà thu thập thi thể người chết vì COVID-19mang đến nghĩa trang,
tại Yangon (Myanmar) ngày 10-7. Ảnh: AFP
Dịch bùng phát, Myanmar
tìm trợ giúp từ ASEAN và quốc tế
Trước nguy cơ trở thành “quốc gia siêu lây nhiễm” về COVID-19, Myanmar tìm trợ giúp từ ASEAN
và quốc tế để chống dịch.
ĐĂNGKHOA
T
ình hình dịch Myanmar
ngàycàngxấu, nguyhiểm.
Làn sóng dịch bắt đầu
bùng phát mạnh ở Myanmar
từ tháng 6, từ đó đà nhiễm,
chết ngày càng tăng báo động
trong tháng 7, theo hãng tin
AFP
. Tính tới ngày 29-7,
Myanmar ghi nhận tổng cộng
gần 284.000 ca nhiễm, trong
đó hơn 8.200 người đã chết.
Đáng chú ý, trong đó hơn
120.000 ca nhiễm và hơn
4.500 người chết ghi nhận
chỉ trong tháng qua.
Y tế quá tải, chết tại
nhà nhiều
Thời điểm này một ngày
Myanmar ghi nhận trung
bình cả 5.000-6.000 ca nhiễm
(tăng 50% so với hồi tháng
5) và hàng trăm người chết.
Kỷ lục, Myanmar ghi nhận
tới hơn 6.700 ca nhiễm ngày
22-7 và gần 400 người chết
ngày 26-7. Tuy nhiên, nhiều
nhà phân tích tình hình dịch
ở Myanmar, các nhân viên y
tế và nhân viên mai táng đoán
các con số thật khả năng còn
cao hơn nhiều.
Các quy định giãn cách, ở
nhà tới lúc này vẫn chưa cho
thấy hiệu quả ngăn chặn làn
sóng dịch. Đợt lụt giữa tháng
7 càng gây khó cho tình cảnh
người dân lẫn công tác chống
dịch và cứu chữa bệnh nhân
COVID-19. Nhiều địa phương
tại loạt bang ở miền Nam bị
lụt nặng, nhà cửa ngập, một bộ
phận người dân có triệu chứng
nhiễmhoặc đã xác định nhiễm
phải di chuyển, tập trung đông
đúc trong các khu sơ tán. Nguy
cơ lây nhiễmbùng thêmổ dịch
rất nghiêm trọng.
Hệ thống bệnh viện ở
Myanmar phần nhiều yếu về
hạ tầng, giường bệnh, thiếu
thốn trang thiết bị, thiếu nhân
viên y tế, không đủ sức nhận
và chữa trị hết số bệnh nhân
TrungQuốc đưađại sứđếnWashington, chưa rõkhi nào có chiềungược lại
Myanmar có nguy
cơ “trở thành một
quốc gia siêu lây
nhiễm COVID-19”.
Dịch ở Myanmar cũng có liên quan
ổ dịch Vân Nam (Trung Quốc)
Reuters
dẫn thông tin từ nhiều nhân viên y tế Myanmar
cho rằng dịch ở nước này cũng có phần liên quan đến việc
gần đây xuất hiện hàng chục ca nhiễm mới ở tỉnh Vân Nam
(Trung Quốc) giáp Myanmar.
“Hiện tại, số ca nhiễmmới đang gia tăng tại biên giới Trung
Quốc - Myanmar”- Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar, ông Trần
Hải cho biết trên trang Facebook của đại sứ quán.
ÔngTrần cho biết phía Trung Quốc đang yêu cầu nhà chức
tráchVân Nam kiểm soát đà lây, đồng thời tin tưởng hai nước
sẽ hợp tác hiệu quả trong ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh
ở biên giới.
Đợt bùng dịch ở Vân Nam bắt đầu từ ngày 4-7, tập trung ở
hai huyệnThụy Lệ và Lũng Xuyên, giápMyanmar. Vân Nam là
tỉnh thứ hai ở Trung Quốc tái bùng dịch trong bối cảnh biến
thể Delta hoành hành, sau đợt bùng phát tỉnh Quảng Đông
hồi tháng 5 và tháng 6.
“Trướcđây, chúng tôi thường
hỏi bệnhnhânmuốnđếnbệnh
việnnào.Nhưnggiờthìđãkhác.
Khi nhận cuộc gọi, câu chúng
tôi hỏi lại là: Nghĩa trang nào?”
- anh SAN OO, một người tình
nguyện thu thập thi thể người
chết tại nhà vì COVID-19, nói
với
AFP
và cho biết một ngày
làmviệc của anh kéodài ít nhất
13 tiếng.
COVID-19. Cuộc chính biến
hôm1-2 cũng đưa tới hệ lụy rất
lớn với công tác chống dịch.
Một lượng không nhỏ nhân
viên y tế bỏ công việc thamgia
biểu tình, một số lượng bác sĩ
đã bị bắt trong số đó có nhiều
quan chức y tế hàng đầu, bao
gồm người đứng đầu chương
trình tiêmchủngcủaMyanmar.
Hàng trămnhân viên y tế khác
đang ẩn náu để tránh bị bắt,
theo
AFP
. Bên cạnh đó có
tình trạng người nhiễmkhông
muốn đến các bệnh viện do
quân đội điều hành.
Hiện có một thực tế ở
Myanmar là người nhiễm
COVID-19 chết ở nhà rất
nhiều, nhiềunhómtìnhnguyện
đi từng nhà có người chết thu
thập thi thể. Các cơ sở mai
táng thì làmviệc hết công suất.
Nói với
AFP
, chị ThanThan
Soe, một người tình nguyện,
cho biết điện thoại của chị
rung liên tục, nhóm của chị
làm việc không ngừng nghỉ
thu thập 30-40 thi thể người
nhiễmCOVID-19 chết tại nhà.
Chưa hết, theo chị, “các nhóm
khác khả năng cũng giống như
nhómtôi”.Mộttrongnhữngcâu
chuyện đau lòng mà chị Than
Than Soe kể với
AFP
: Nhóm
chị vừa đưa người mẹ đã mất
đến nghĩa trang chưa kịp bàn
giao mai táng thì nhận tiếp
cuộc gọi cũng từ gia đình đó
nhờ đến thu thập thêm thi thể
người cha vừamất theo sau đó.
Giữa tháng 7, báo cáo viên
đặc biệt củaLiênHợpQuốc về
nhân quyền ởMyanmar - ông
Tom Andrews cảnh báo rằng
Myanmar có nguy cơ “trở
thành một quốc gia siêu lây
nhiễm COVID-19”. Cũng từ
giữa tháng 7, Hội đồng quản lý
Nhà nướcMyanmar thừa nhận
đangđốimặt “nhiềukhókhăn”
nhằm kiểm soát làn sóng dịch
và kêu gọi bác sĩ, y tá thamgia
nỗ lực chống dịch.
Tìm trợ giúp từ ASEAN
và quốc tế
Mộttrongnhữngđiềucầnkíp
trong chốngdịchmàMyanmar
đangthiếulàvaccine.Hiệnnước
này chỉ mới tiêm chủng cho
1,75 triệu dân trên dân số 54
triệu, theo số liệu Hội đồng
quản lý Nhà nước Myanmar
đưa ra. Trong báo cáo đầu
tuần trước, Liên Hợp Quốc
hy vọngMyanmar có thể nhận
đủ lượng vaccine thông qua cơ
chế COVAX (Sáng kiến Tiếp
cậnVaccineToàn cầu) để tiêm
cho ít nhất 20% dân số trong
năm nay.
Về thực tế tới lúc này, ngoài
một lô 1,5 triệu liều Ấn Độ đã
chuyển sang, chínhquyềnquân
sự đã đặt tổng cộng 4 triệu liều
vaccine từ Trung Quốc, bên
cạnh đó Bắc Kinh hứa sẽ hỗ
trợ thêm2 triệu liều. Bộ trưởng
BộThốngnhấtMyanmar - ông
Thet Khaing Win cho biết số
2 triệu liều vaccine của Trung
Quốc hỗ trợ sẽ được chia thành
ba đợt. Ông Thet KhaingWin
cho biết thêmsố 4 triệu liềumà
Myanmar đặtmua sẽ đến trong
khoảng từ tháng 7 đến tháng 8.
Điểm đáng lưu ý, một phần
lớn lượng vaccine từ Trung
Quốc chuyển tới Myanmar
sẽ được ưu tiên tiêm cho bộ
phận dân sống dọc biên giới
hai nước. Lý do theo
Global
NewLight ofMyanmar
dẫn lời
Bộ trưởng Thet Khaing Win
là nhằm đảm bảo dòng chảy
thương mại các khu vực này.
AFP
thì liên kết việc này với
bối cảnh Trung Quốc đang nỗ
lực ngăn dịch từMyanmar lây
qua nước mình.
Chẳng hạn một lô vaccine
của Sinopharm (736.000 liều)
do Trung Quốc hỗ trợ đến TP
Yangon ngày 22-7 được ưu
tiên tiêm cho người sống dọc
biêngiới hai nước.TrungQuốc
cũng cung cấp hơn 10.000 liều
cho một nhóm phiến quân
Myanmar hoạt động gần biên
giới phía nam với mình.
Trước diễn biến dịch ngày
càng xấu hơn những ngày qua,
theotintừbáo
GlobalNewLight
ofMyanmar
ngày 28-7, Thống
tướng, TổngTư lệnh quân đội
Min Aung Hlaing - lãnh đạo
chính quyền quân sự đã có
một “cuộc họp phối hợp nhằm
đẩymạnh sự hợp tác với cộng
đồng quốc tế” giải quyết tình
hình dịch ở Myanmar.
Tại cuộc họp, tướng Min
Aung Hlaing đã nói rằng
Myanmar cần tìm kiếm sự trợ
giúp tài chính từ quỹ đối phó
COVID-19 doASEAN (Hiệp
hội Các quốc gia Đông Nam
Á) lập ra.
Global New Light
of Myanmar
cho biết phía
Myanmar đã xúc tiến làmviệc
vớiASEANvà “các nước bạn
bè”, tuy nhiên không thông tin
cụ thể về nỗ lực này.
Trước mắt, kênh
Channel
News Asia
dẫn thông tin từ
Bộ Ngoại giao Singapore
ngày 28-7 cho biết nước này
sẽ chuyển200máy tạoôxyđến
Myanmar hỗ trợ cứu người.
Trước đó Singapore cũng đã
hỗ trợMyanmar một số lượng
thiết bị y tế nhưmáy phản ứng
khuếch đại gen, dụng cụ xét
nghiệmchẩn đoán, khẩu trang
y tế, thuốc sát trùng tay…Nhà
chứctráchMyanmarcũngđang
tìm kiếm nguồn cung cấp ôxy
từ các nước láng giềng Thái
Lan, Trung Quốc, theo
AFP
.•
Theo thông tin từ hãng
Reuters
thì ông Tần Cương đã
đến Mỹ ngày 28-7, tiếp quản vị trí tân đại sứ (ĐS) Trung
Quốc (TQ) từ người tiền nhiệm Thôi Thiên Khải vừa kết
thúc tám năm làm ĐS TQ tại Mỹ.
Trong khi TQ nhanh chóng bổ nhiệm tân ĐS tại Mỹ thì
đến lúc này Mỹ vẫn chưa bổ nhiệm người tiếp quản vị trí
ĐS tại TQ từ khi ông Terry Branstad rời Bắc Kinh tháng
10 năm ngoái.
Đầu năm nay có thông tin rằng danh sách ứng viên tiềm
năng cho vị trí này khoanh vùng về hai nhân vật: Cựu
Thứ trưởng Ngoại giao Nicholas Burns và cựu Thị trưởng
Chicago Rahm Emanuel. Trong hai người, ông Burns -
nhà ngoại giao kỳ cựu, ngoài là cựu thứ trưởng ngoại giao
ông từng là người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, từng đảm
nhiệm các vị trí ĐS ở NATO, Hy Lạp - được đánh giá có
tiềm năng hơn. Tổng thống Joe Biden hiện vẫn chưa chính
thức thông báo đề cử, và một khi ông đề cử thì tiến trình
xem xét xác nhận khả năng phải tới vài tháng.
Nhiều nhà quan sát lo ngại việc chậm bổ nhiệm ĐS sẽ
ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại và cả gây hạn chế cho
công việc của chính ĐS ở nước sở tại, đặc biệt với một
nước nhiều vấn đề với Mỹ như TQ. Các căng thẳng hiện
tại và chuyện hạn chế đi lại trong mùa đại dịch đã giới hạn
sự trao đổi cấp cao hai bên, càng làm chuyện bổ nhiệm
ĐS thêm cần thiết, theo báo
South China Morning Post
.
Không chỉ TQ, tới thời điểm này chính phủ ông Biden
vẫn chưa có ĐS tại nhiều nước khác, như tại Hàn Quốc,
Philippines, Ấn Độ, Saudi Arabia, Ukraine… Ông Biden
cũng có phần không gặp may khi thời gian qua Thượng
viện Mỹ khá bận rộn với vụ tấn công tòa nhà Quốc hội,
vụ luận tội ông Trump lần hai, chưa kể Mỹ đang bị khủng
hoảng y tế, kinh tế vì COVID-19.
THIÊN ÂN
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook