173-2021 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứHai 2-8-2021
BÁCHAN
M
ô hình tháp bốn tầng
điềutrịbệnhnhân(BN)
COVID-19 ở các địa
phương đang phát huy hiệu
quả rất tốt trong việc phân
loại BN COVID-19.
Để mô hình này phát huy
hiệu quả cao hơn, Bộ Y tế đã
ban hành quyết định phê duyệt
tiêuchí phân loại nguycơngười
nhiễm SARS-CoV-2. Theo
đó, các BN COVID-19 được
chia thành bốn nhóm: Nguy
cơ thấp (màu xanh), nguy cơ
trung bình (màu vàng), nguy
cơ cao (màu da cam), nguy
cơ rất cao (màu đỏ).
Chia hệ thống điều
trị thành ba tầng
Tiêu chí phân loại nguy cơ
người nhiễm SARS-CoV-2
nhằm đánh giá nguy cơ của
người nhiễm SARS-CoV-2
để xác định chính xác nhu
cầu điều trị, trên cơ sở đó
bố trí hợp lý người nhiễm
SARS-CoV-2 vào các cơ sở
điều trị phù hợp nhằm tối
ưu hóa nguồn lực và duy trì
hoạt động phòng chống dịch
hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Trọng
Khoa, Phó Cục trưởng Cục
Quản lý khám chữa bệnh,
Bộ Y tế, đối mặt với lượng
BN COVID-19 tăng liên tục
thời gian qua, việc phân loại
nguy cơ tốt sẽ giúp hệ thống
y tế tránh áp lực quá tải, lúng
túng trong điều trị.
BộY tế đang chia hệ thống
điều trị thành ba tầng: Tầng
1 là các cơ sở thu dung điều
trị ban đầu; tầng 2 là nơi thu
dung điều trị cho các trường
hợp BN có yếu tố nguy cơ
như mắc các bệnh lý nền,
người cao tuổi, phụ nữ mang
thai…; tầng 3 là tầng điều trị
cho các ca diễn biến nặng cần
chăm sóc, can thiệp, điều trị
chuyên sâu hơn.
Với mỗi tầng được bố trí
nguồn lực phù hợp để nâng
cao hiệu quả điều trị, như
tại tầng 1 sẽ được bố trí lực
lượng nhân viên, trang thiết
định và thành lập 12 trung tâm
hồi sức tích cực COVID-19
quốc gia quy mô 200-3.000
giường bệnh hồi sức tích
cực đặt tại các BV như sau:
BV Bạch Mai (Cơ sở 2), BV
Việt Đức (Cơ sở 2), BVBệnh
nhiệt đới trung ương, BV
Phổi trung ương, BVTrường
ĐHYHà Nội (Cơ sở 2), BV
ĐH Y Dược TP.HCM, BV
đa khoa Trung ương Huế,
BV Chợ Rẫy, Trung tâm
Hồi sức tích cực COVID-19
TP.HCM (đặt tại Cơ sở 2 BV
Ung bướu TP.HCM), BV đa
khoa Trung ương Cần Thơ,
BV Trung ương Quân đội
108, BV Quân y 103. Trung
tâm Hồi sức tích cực quốc
gia là trung tâm trực thuộc
Bộ Y tế, chịu sự quản lý và
phân công trực tiếp của lãnh
đạo Bộ Y tế và cục quản lý.
Chiều 1-8, Bộ trưởng BộY
tếNguyễnThanhLongcùngBí
thưThànhủyTP.HCMNguyễn
Văn Nên đã đi kiểm tra bốn
trung tâm hồi sức tích cực tại
TP.HCM để khẩn trương tiếp
nhận BN COVID-19.•
Phân loại bệnh nhân COVID-19
để giảm gánh nặng điều trị
Đối mặt
với lượng
bệnh nhân
COVID-19
tăng liên tục
thời gian qua,
việc phân loại
nguy cơ tốt sẽ
giúp hệ thống
y tế tránh áp
lực quá tải,
lúng túng
trong điều trị.
Số ca xuất viện ở
TP.HCM lên hơn 34.000
Sáng1-8,BVHồisứcCOVID-19
(TP.HCM) đã traogiấy xuất viện
cho 10 BN nhiễm COVID-19
nặng đã khỏi bệnh và khỏe
mạnh về nhà.
Trước đó, trong ngày 31-7
đã có 3.493 người tại các BV
COVID-19 TP.HCM xuất viện,
nâng tổngsốđiều trị khỏi từkhi
đại dịch xuất hiện lên 34.639.
Tiêu điểm
Chi viện khẩn nhân lực y tế cho
các địa phương đang có nhiều ca
lây nhiễm, bệnh nặng
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản hỏa tốc
5258/VPCP-KGVX gửi bộ trưởng Bộ Y tế và chủ tịch UBND
các tỉnh, TP trực thuộc trung ương.
Văn bản nêu rõ trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn
biến phức tạp, đòi hỏi phải tăng cường kịp thời nhân lực
chống dịch, đặc biệt là các bác sĩ, điều dưỡng viên điều trị,
hồi sức cấp cứu cho các địa phương có số ca nhiễm rất cao
nhưTP.HCMvàmột số tỉnhĐồngNai, BìnhDương, Long An,
ĐồngTháp, Tiền Giang…Thủ tướng Chính phủ PhạmMinh
Chính có ý kiến chỉ đạo:
Bộ trưởng Bộ Y tế chủ động, khẩn trương hơn nữa trong
việc chỉ đạo tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực điều trị,
hồi sức cấp cứu trên phạmvi cả nước; căn cứ yêu cầu và khả
năng đáp ứng chung trên bình diện toàn quốc, triển khai
ngay phương án điều động, chi viện kịp thời cho các địa
phương đang có nhiều ca lây nhiễm, bệnh nặng.
Chủ tịchUBND các tỉnh,TP trực thuộc trung ương chỉ đạo,
tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan y tế địa phương nâng
cao năng lực, thamgia lực lượng chi viện theo sự điều động
của bộ trưởng Bộ Y tế.
Khuđiều trị bệnhnhânnặng tại Bệnhviệnhồi sứcCOVID-19ởTPThủĐức, TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
bị phù hợp, không nhất thiết
phải có các hệ thống hỗ trợ
hô hấp chuyên sâu, hồi sức
nặng. Ngược lại, tại tầng 3 sẽ
là các trung tâm hồi sức tích
cực được trang bị đầy đủ thiết
bị hiện đại như ECMO, lọc
máu, hệ thống thở ôxy…cũng
như đội ngũ y bác sĩ chuyên
sâu, đặc biệt là trong lĩnh vực
hồi sức tích cực để đáp ứng
nhu cầu điều trị cho BN.
Phó cục trưởng Cục Quản
lý khám chữa bệnh cho hay
việc đánh giá mức độ nguy
cơ của các BN COVID-19 sẽ
được nhân viên y tế thực hiện.
Thiết lập 12 trung
tâm ICU COVID-19
quốc gia
Bên cạnh việc phân tầng,
phân loại BN, Bộ Y tế cũng
tập trung vào các BN nặng
thông qua đề án “Tăng cường
năng lực cấp cứu, hồi sức
tích cực cho các bệnh viện
(BV) điều trị người bệnh
COVID-19 nặng”. Đề án do
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn
Thanh Long ký.
Dựa trên căn cứ hiện nay
của cả nước, nhiều BV có
giường bệnh hồi sức tích cực
Trung tâmHồi sức
tích cực quốc gia
là trung tâm trực
thuộc Bộ Y tế, chịu
sự quản lý và phân
công trực tiếp của
lãnh đạo Bộ Y tế và
cục quản lý.
nhưng không có hệ thống ôxy
trung tâm, hệ thống khí nén
nên không sử dụng được máy
thở… Khoa hồi sức tích cực
của nhiều BV chưa thực hiện
được các kỹ thuật hồi sức tích
cực nâng cao như thở máy
xâm nhập, không xâm nhập,
tim phổi nhân tạo (ECMO),
lọc máu…
Trước những khó khăn,
thách thức nêu trên, việc tăng
cường năng lực cấp cứu, hồi
sức tích cực cho các BV điều
trị người bệnhCOVID-19nặng
là nhiệm vụ hết sức cần thiết
và cấp bách, đòi hỏi sự tham
gia không chỉ riêng ngành y
tế, Chính phủ, các bộ, ban,
ngành mà còn là trách nhiệm
của chính quyền địa phương
và toàn xã hội.
Đề án được xây dựng với
quan điểm chủ đạo: Phát huy
phương châm “bốn tại chỗ”
thông qua nâng cao năng lực
cấp cứu, hồi sức tích cực của
BV các tuyến, đồng thời kết
hợp phương châm “ba tập
trung” gồm tập trung nguồn
lực, tập trung chuyên gia, tập
trung người bệnh COVID-19
nặng để điều trị.
Theo đề án, Bộ Y tế chỉ
Ngày 1-8 thêm 8.620 ca COVID-19, cả nước vượt 150.000 ca
Bản tin tối 1-8 của Bộ Y tế cho biết tính từ 6 giờ đến 18
giờ 30 ngày 1-8, trên hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh
COVID-19 ghi nhận 4.246 ca mắc mới, trong đó 21 ca
nhập cảnh và 4.225 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM
(2.025), Bình Dương (764), Khánh Hòa (298), Long An
(251), Đồng Nai (163), Bà Rịa-Vũng Tàu (138), Tây Ninh
(102), Cần Thơ (100), Đồng Tháp (70), Sóc Trăng (53),
Bến Tre (50), Bình Thuận (32), Phú Yên (27), Bình Phước
(20), Bình Định (16), Đắk Lắk (15).
Thừa Thiên-Huế (14), Hà Nội (14), Quảng Nam (11),
Trà Vinh (9), Gia Lai (6), Kon Tum (6), Quảng Ngãi (5),
Hải Dương (5), Lâm Đồng (4), Hà Giang (4), Quảng Bình
(4), Hậu Giang (4), Ninh Thuận (3), Hà Tĩnh (3), Nghệ An
(3), Đắk Nông (2), Thanh Hóa (2), Thái Nguyên (1), Bạc
Liêu (1), trong đó có 1.123 ca trong cộng đồng.
Tính cả ngày 1-8 cả nước ghi nhận 8.620 ca mắc mới,
trong đó 23 ca nhập cảnh và 8.597 ca ghi nhận trong nước.
Với việc ghi nhận hơn 8.600 ca trong ngày, tổng số ca mắc
của cả nước đến nay đã vượt 154.306 ca mắc, trong đó có
2.262 ca nhập cảnh và 152.044 ca mắc trong nước.
Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể
từ ngày 27-4 đến nay là 150.474, trong đó có 40.383 BN
đã được công bố khỏi bệnh.
Có 4/62 tỉnh, TP đã qua 14 ngày không ghi nhận trường
hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn.
Có chín tỉnh, TP không có lây nhiễm thứ phát trên địa
bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La,
Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.
4.423 BN được công bố khỏi bệnh trong ngày 1-8. Tổng
số ca được điều trị khỏi: 43.157 ca. Số BN nặng đang điều
trị ICU: 432 ca. Số BN nguy kịch đang điều trị ECMO:
18 ca.
HÀ PHƯỢNG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook