173-2021 - page 9

9
VIẾTLONG
T
rong văn bản vừa gửi đến
Thủ tướng, Ủy ban Quản
lý vốn nhà nước tại doanh
nghiệp (Ủy ban) đề nghị cơ
cấu lại các doanh nghiệp trực
thuộc Tổng công ty Đường sắt
Việt Nam (VNR). Trong đó
đề xuất giải thể và sáp nhập
một số đơn vị của ngành này.
“Sinh” ra nhiều
xí nghiệp tổ chức
cồng kềnh
TheoỦyban, giai đoạn2016-
2019, doanh thu hợp nhất của
VNR là 29.055 tỉ đồng, bình
quân 7.264 tỉ đồng/năm, lợi
nhuận sau thuế trung bình trên
114 tỉ đồng/năm, nộp ngân sách
nhà nước 3.692,11 tỉ đồng. Thu
nhập bình quân đầu người 8,2
triệu đồng/người/tháng.
Năm 2020, VNR có doanh
thu 6.281 tỉ đồng, lỗ 1.300 tỉ
đồng, số lỗnàymột phầndo ảnh
hưởng của đại dịchCOVID-19,
lượng khách đi tàu năm 2020
chỉ bằng 47,5% cùng kỳ năm
2019. Số lỗ còn lại chủ yếu
phải trích lập dự phòng hơn
1.099 tỉ đồng từ các khoản
thua lỗ, chậm nộp thuế tồn tại
từ trước khi VNR chuyển giao
về Ủy ban.
Trong khi đó, Ủy ban cho
rằng bộ máy VNR còn bất cập
cần phải điều chỉnh. Chẳng hạn
hiệnnayvẫn cònnămchi nhánh
xí nghiệp đầu máy gồm: Chi
nhánh xí nghiệp đầu máyYên
Viên, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng,
Sài Gòn được bố trí dọc từ Bắc
vào Nam. Các xí nghiệp này
tổ chức cồng kềnh, nhỏ lẻ, số
lượng đầumáy phân tán, nhiều
chi nhánh dẫn đến tăng chi phí
quản lý, chi phí cố định, không
CầnThơ côngbố các điểmtậpkết, trung chuyểnhànghóa từngày 2-8
Sở GTVT TP Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch triển khai
các điểm tập kết, trung chuyển và giao nhận hàng hóa trên
địa bàn TP.
Cụ thể, tại cửa ngõ nút giao IC3, điểm tập kết, trung
chuyển và giao nhận hàng hóa tại Bến xe khách trung tâm
TP, sử dụng cho các phương tiện lưu thông từ TP.HCM và
các tỉnh Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh theo
hướng quốc lộ 1 và các hướng khác vào TP.
Tại cửa ngõ nút giao IC4 có hai điểm. Điểm thứ nhất bố
trí tại bãi xe Út Dương, sử dụng cho các phương tiện từ các
tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau theo hướng
quốc lộ 1, quốc lộ 61C và quốc lộ Nam sông Hậu vào TP.
Điểm thứ hai bố trí tại bãi xe cạnh đường dẫn cầu Ba Láng,
sử dụng cho các phương tiện từ các tỉnh Hậu Giang, Kiên
Giang theo hướng quốc lộ 61C vào TP.
Tại cửa ngõ quốc lộ Nam Sông Hậu, điểm tập kết được
bố trí trên phần đất trống (tại khoảng giữa hai nhánh đường
Võ Nguyên Giáp và quốc lộ Nam sông Hậu, cạnh điểm
kiểm soát quốc lộ Nam sông Hậu), sử dụng cho các phương
tiện từ các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu
theo hướng quốc lộ Nam sông Hậu vào TP.
Tại cửa ngõ ngã ba Lộ Tẻ - Thốt Nốt, điểm tập kết, trung
chuyển và giao nhận hàng hóa bố trí tại bãi xe buýt kết hợp
cây xăng PETEC Cần Thơ, sử dụng cho các phương tiện
từ các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp theo hướng
quốc lộ 91, quốc lộ 80, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi vào TP.
Tại cửa ngõ nút giao Lộ Tẻ - Rạch Sỏi với đường tỉnh
919 (Bốn Tổng - Một Ngàn, thuộc huyện Vĩnh Thạnh, Cờ
Đỏ), cửa ngõ quốc lộ 80 giáp ranh Kiên Giang, cầu số 1
thuộc huyện Vĩnh Thạnh, cửa ngõ đường tỉnh 919 giáp ranh
Hậu Giang (thuộc huyện Thới Lai), cửa ngõ đường tỉnh 926
giáp ranh Hậu Giang (thuộc huyện Phong Điền), bố trí điểm
tập kết, trung chuyển và giao nhận hàng hóa tại khu vực gần
các điểm kiểm soát thuộc địa bàn các huyện Vĩnh Thạnh,
Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền.
Thời gian triển khai thực hiện bắt đầu từ 0 giờ ngày 2-8
cho đến khi có chỉ đạo thay thế theo tình hình thực tế.
Trong thời gian này, lực lượng phối hợp sẽ kiểm tra tại
các điểm. Nội dung kiểm tra gồm giấy chứng nhận kết quả
xét nghiệm với virus SARS-CoV-2 âm tính còn thời hạn
trong vòng ba ngày, QR Code, quét mã QR kết quả khai báo
y tế hoặc bản giấy. Đồng thời, ghi lại đầy đủ thông tin về
lịch sử di chuyển của người điều khiển phương tiện và nhân
viên đi cùng. Cạnh đó, kiểm tra các văn bản, giấy tờ, thông
tin chứng minh có giao nhận hàng hóa như hợp đồng, hóa
đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, chủng loại hàng hóa,
giấy xác nhận hoặc bản cam kết của đơn vị vận tải...
CHÂU ANH
Tới đây, ngành đường sắt sẽ tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn. Ảnh: Đ.T.MỸ
Kiến nghị giao Hội đồng thành viên
VNR sắp xếp, cơ cấu lại
Năm2009, VNR được chuyển đổi từ nhà nước thành công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở
hữu. Với vốn điều lệ ban đầu là 3.250 tỉ đồng. VNR có 18 đơn
vị phụ thuộc, năm đơn vị sự nghiệp, 25 công ty con, 15 công
ty liên kết, hai công ty góp vốn khác.
Theo Ủy ban, việc sắp xếp lại các đơn vị trên sẽ ảnh hưởng
đến người lao động. Vì vậy cơ quan này kiến nghị Chính phủ
giao Hội đồng thành viên VNR tổ chức triển khai thực hiện
phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức sau khi được cấp có
thẩm quyền phê duyệt đảm bảo khả thi; thực hiện trình tự,
thủ tục sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức các đơn vị theo đúng quy
định của pháp luật, không để phát sinh khiếu nại, khiếu kiện.
“Trong quá trình thực hiện, Hội đồng thành viên VNR chủ
động quyết định điều chỉnh tiến độ cho phù hợp với tình hình
thực tế nhưng phải đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch thực
hiện…” - Ủy ban báo cáo.
Ngày 29-7, lãnh đạo Cục Đường sắt cũng cho biết đã kiến
nghị cấp có thẩmquyền phê duyệt đề án cơ cấu lại VNR và phê
duyệt phươngán thoái vốn của các đơnvị thànhviên trực thuộc
để đơn vị này có cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
Năm 2020, VNR
có doanh thu 6.281
tỉ đồng, lỗ 1.300
tỉ đồng, số lỗ này
một phần do ảnh
hưởng của đại dịch
COVID-19, lượng
khách đi tàu năm
2020 chỉ bằng 47,5%
cùng kỳ năm 2019.
Đề xuất giải thể, sápnhậpmột số
đơn vị ngànhđường sắt
Ủy banQuản lý vốn nhà nước đề xuất hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải Hà Nội và Sài Gòn;
giải thể hai chi nhánh xí nghiệp đầumáy, hai ban quản lý dự án đường sắt.
khai thác tối đa các đầu máy
có hiệu quả.
Cạnh đó, phương thức tổ
chức kéo đoàn tàu chạy suốt từ
Hà Nội vàoTP.HCMvà ngược
lại do được đầu tư gần 100 đầu
máymới với công suất lớn nên
không cần thiết bố trí nhiều xí
nghiệp. Do vậy, chỉ cần giữ lại
3/5 xí nghiệp để đảm bảo cấp
nhiên liệu, sửa chữa nhỏ các
đầu máy trong quá trình vận
hành là đủ.
Vì vậy, Ủy ban đề nghị Thủ
tướng chấp thuận đề xuất của
VNR về việc giữ nguyên mô
hình quản lý tập trung sức kéo
tại VNR như hiện nay nhưng
thực hiện thu gọn đầu mối các
xí nghiệp đầu máy từ năm chi
nhánh thành ba chi nhánh.
“Việc này sẽ giảm được 12
phòng, 107 người lao động, dự
kiến giảm chi phí khoảng 63
tỉ đồng…” - Ủy ban cho hay.
Không cần đến ba
ban quản lý dự án
đường sắt
Cũng theoỦyban,VNRhiện
có ba ban quản lý dự án đường
sắt (QLDA). Đây là các đơn vị
sự nghiệp của VNR, hạch toán
độc lập, hoạt động theo cơ chế
tự chủ hoàn toàn về nhân sự và
tài chính.
Nhiệmvụ của các banQLDA
này trước đây chủ yếu triển
khai dự án được Chính phủ,
Bộ GTVT ủy quyền giao cho
VNR thực hiện. Nhưng từ năm
2018, VNR chuyển về Ủy ban,
tất cả dự án này do ban QLDA
của Bộ GTVT thực hiện. Vì
vậy, các ban QLDA đường
sắt chỉ thực hiện số ít dự án do
VNR làm chủ đầu tư, dẫn đến
không bố trí đủ công ăn việc
làm cho các cán bộ, người lao
động, trong khi vẫn phải duy
trì trả lương, chi phí liên quan
đến hoạt động chung.
Vì vậy, Ủy ban kiến nghị
Thủ tướng chuyển nguyên
trạng toàn bộ hoạt động, tài
sản, con người đang có tại Ban
QLDA đường sắt khu vực 1,
2, 3 về một ban QLDA có các
điều kiện tốt nhất về quy mô,
kinh nghiệm... Chấm dứt hoạt
động của hai banQLDAđường
sắt còn lại.
“Quyết định trêndựkiếngiảm
được tám phòng, 23 lao động
gián tiếp, chi phí hoạt động tiết
giảm được 5,6 tỉ đồng…” - Ủy
ban cho hay.
Sáp nhập hai công ty
cổ phần vận tải
đường sắt
Đối với hai Công ty cổ phần
Vận tải đường sắt Hà Nội và
Sài Gòn, ủy ban này cho rằng
hiện các công ty đều thiết lập
mạng lưới riêng về nhân sự,
trụ sở làm việc, kho bãi… làm
phát sinh lao động, tiêu tốn cơ
sở vật chất, tăng chi phí... giảm
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bên cạnhđó, việc cóhai công
ty cổ phần vận tải đường sắt dẫn
tới chia nhỏ nguồn lực về toa
xe, kho bãi, phương tiện xếp
dỡ, vốn đầu tư... Vì vậy, công
tác điều hành, vận dụng quay
vòng toa xe năng suất thấp;
công tác sửa chữa toa xe dàn
trải không đảmbảo chất lượng.
Muốn đủ toa xe, phương tiện
xếp dỡ từng công ty phải tự đầu
tư, vay vốn... mà không thể sử
dụng chung các nguồn lực hiện
có, càng làmgiảm sút hiệu quả
trong sản xuất, kinh doanh…
Theo Ủy ban, dù là hai công
ty riêng biệt nhưng vẫn phải có
các quy trình, tác nghiệp phối
hợp hoặc làmhộ, phát sinh khối
lượngthốngkê,kiểmđếm,thanh
toán... giữa các công ty vận tải
tăng thêm, gây nhiều khó khăn,
tốnthêmchiphí,nhâncông,luôn
xảy ra các tranh chấp, làm ảnh
hưởng đến chất lượng vận tải.
“Các vấn đề nêu trên đang
triệt tiêu sức mạnh, suy giảm
nguồn lực của cả hai công ty
và của chính VNR. Nên việc
hợp nhất hai công ty vận tải
đường sắt là hết sức cấp bách,
cần thiết để mang lại hiệu quả
cho VNR trong sản xuất, kinh
doanh…” - Ủy ban nhận định
Vì vậy, Ủy ban này kiến
nghị Thủ tướng chấp thuận
sáp nhập hai Công ty cổ phần
Vận tải đường sắt Hà Nội,
Sài Gòn thành một Công ty
cổ phần Vận tải đường sắt.
“Đồng thời, giao Ủy ban chỉ
đạo VNR triển khai phương
án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức
củaVNR theo phương án được
Thủ tướng chấp thuận và đảm
bảo đúng quy định của pháp
luật…” - Ủy ban cho hay.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook