192-2021 - page 10

10
Bất động sản -
ThứBa24-8-2021
Dịch bệnh kéo dài, anhViệt
cho biết NH chỉ thông báo
giảm lãi vay từ 12,1% xuống
còn 11,9%, không đáng kể.
“Tiền nợ gốc hằng tháng chỉ
khoảng 4 triệu đồng nhưng lãi
vay hơn 8 triệu đồng. Trong
khi nhiều NH hiện nay đã
giảm lãi suất vay mua nhà
xuốngchỉ còn6%-8,5%nhưng
các khoản vay trước dịch thì
được giảm rất ít. 0,2% không
giải quyết được vấn đề gì cho
người mua nhà trả góp” - anh
Việt nói.
Với thu nhập hiện tại
chỉ được gần 20 triệu đồng
/tháng, anh Việt gặp áp lực
lớn nên phải chạy vạy vay
mượn nhiều nơi để không
bị rơi vào nợ xấu. Anh đề
xuất được NH hỗ trợ giãn
nợ vay, giảm lãi suất cho
người mua nhà trong thời
gian dịch bệnh, đặc biệt là
của thị trường bất động sản,
khiến cho hầu hết DN, nhà
đầu tư, khách hàng đều gặp
khó khăn ở nhiều mức độ
khác nhau.
Để tăng sức chống chịu và
vượt quagiai đoạnnày,HoREA
đề nghị NH Nhà nước và các
NH thương mại xem xét hỗ
trợ DN, trong đó có DN bất
động sản, nhà đầu tư, khách
hàng vay mua nhà.
Cụ thể, hiệp hội đề nghị
các NH thương mại xem xét
giảm lãi suất cho vay khoảng
2%/năm đối với các khoản
vay của DN bất động sản,
nhà đầu tư, khách hàng vay
mua nhà. Thứ hai, hiệp hội đề
nghị các NH thương mại xem
xét không chuyển nhóm nợ
(xấu hơn) đối với các khoản
vay đến hạn.
“Ngoài ra, HoREA đề
nghị các NH thương mại xem
xét cho nhà đầu tư, khách hàng
mua nhà, mua sản phẩm bất
động sản được tiếp tục vay
theo hợp đồng vay tín dụng
đã ký. Đặc biệt, đề nghị các
NH thương mại quan tâm
hỗ trợ cho vay tín dụng đối
với khách hàng mua nhà
ở thương mại có giá trung
bình, giá thấp hoặc nhà ở
xã hội” - ông Châu góp ý.
Theo TS Đinh Thế Hiển,
chuyên gia kinh tế, khách
hàng cá nhân vay mua nhà
phân tán, nhỏ lẻ nên không
thể tập hợp để có tiếng nói
chung. Dịch bệnh khiến thu
nhập cá nhân sụt giảm rất
nhiều mà chi tiêu lại tăng
vì nhiều nguyên nhân. Do
đó, NH cũng cần quan tâm
chăm sóc đối tượng khách
hàng cá nhân, có chính sách
hỗ trợ tùy theo đối tượng
khách hàng trong mùa dịch
như giãn nợ, chậm thu vài
tháng.
“Một khoản vay mua nhà
của cá nhân sẽ có thời hạn
từ 10 đến 20 năm. Vì vậy,
việc hỗ trợ người vay trong
vài tháng không đáng kể
so với nguồn thu mà khách
hàng sẽ trả cho phía NH,
đây là hoạt động cần thiết và
các NH nên xem xét” - ông
Hiển góp ý.•
Khách hàngmua nhà thường sử dụng vốn vay ngân hàng nên rất cần hỗ trợ lãi suất trong giai đoạn
khó khăn. Ảnhminh họa: HUYỀNPHẠM
với các tỉnh, thành đang áp
dụng Chỉ thị 16.
Cùng cảnh ngộ, chị Thuận
Yến(quậnTânBình,TP.HCM)
cũng mua trả góp một căn
hộ trị giá 2 tỉ đồng. Chị Yến
vay NH 1 tỉ đồng, lãi vay
12%/năm, mỗi tháng phải
trả góp hơn 14 triệu đồng.
Khi nêu kiến nghị về vấn đề
giảm lãi suất, chị Yến được
nhân viên NH cho biết đơn
vị đã giảm 0,03% hỗ trợ
người mua nhà trong mùa
dịch. Tuy nhiên, việc giảm
lãi chỉ áp dụng cho khách
vay mới.
“Người mua nhà vay NH
đều là người có thu nhập thấp
hoặc trung bình chứ không
phải nhóm khá giả. Nhiều
ngành, lĩnh vực đã có chính
sách hỗ trợ người dân như
Việc hỗ trợ người
vay trong vài tháng
không đáng kể so
với nguồn thu mà
khách hàng sẽ trả
cho phía NH.
giảm giá điện, hỗ trợ người
lao động thất nghiệp. Chủ đầu
tư cũng hỗ trợ giảm phí quản
lý cho cư dân. Phía NH đã
có chính sách hỗ trợ giãn nợ
vay, giảm lãi vay cho doanh
nghiệp (DN) thì cũng cần áp
dụng cho các cá nhân, nhất là
người vaymua nhà để ở” - chị
Yến chia sẻ.
Người vaymua nhà cho biết
nếu không được giảm lãi vay,
nhiều khả năng họ sẽ phải bán
nhà để trả nợ chứ không thể
kéo dài thêm.
Đề nghị giảm lãi
2%/năm
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ
tịch Hiệp hội Bất động sản
TP.HCM (HoREA), cho biết
dịch bệnh COVID-19 đã làm
trầm trọng thêm các khó khăn
QUANGHUY
N
hiều người vay ngân
hàng (NH) mua nhà
mong muốn được giảm
lãi hoặc khoanh nợ để có thể
duy trì khả năng trả tiền trong
bối cảnh dịch bệnh phức tạp,
thu nhập sụt giảm.
Kiệt sức vì trả nợ, lãi
vay giảm như không
Anh Việt (TP Thủ Đức,
TP.HCM) đang nhức đầu để
xoay tiền trả nợ vay NH mua
căn hộ hằng tháng. Dịch bệnh,
thu nhập của anh giảm sút,
vợ anh phải nghỉ việc nhiều
tháng nay nên khó khăn chồng
chất. Anh có khoản vay hơn
800 triệu đồng, lãi suất đến
12,1%/năm, thời hạn 20 năm.
Tính ra mỗi tháng anh phải
trả nợ gốc và tiền lãi khoảng
13 triệu đồng.
Nhiều người mua nhà đang rơi
vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn
vì áp lực trả lãi vaymua nhà
hằng tháng.
Ngân hàng xem xét từng trường hợp
cụ thể
Trao đổi về vấn đề này, đại diện một NH thương mại cho
biết các NH đều có chính sách giảm lãi, giãn nợ để hỗ trợ
người vay xét trên từng trường hợp cụ thể. Người vay mua
nhà cần liên hệ với NH kiến nghị về việc có nhu cầu được
hỗ trợ giảm lãi, giãn nợ vay vì nguồn thu nhập bị sụt giảm.
Người vay mua nhà đưa ra các chi tiết cụ thể về trường hợp
của mình để NH có cơ sở thẩm định, xét duyệt.
“Không phải trường hợp nào NH cũng hỗ trợ mà sẽ xem
xét cụ thể những khó khăn thực tế có giấy tờ chứng minh
thì mới giảm lãi, cơ cấu lại nợ vay cho khách hàng” - vị đại
diện NH này thông tin.
Đề xuất ngân hàng
giảm lãi vay mua nhà
Nhằm đảm bảo hoạt động xây dựng trong điều kiện
TP.HCM tăng cường giãn cách xã hội từ ngày 23-8, Bộ
Xây dựng có đề xuất bảy giải pháp để triển khai một số
nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.
Cụ thể, theo cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng, cuối
tuần trước, các thành viên Tổ công tác đặc biệt phòng
chống dịch COVID-19 của Bộ Xây dựng đã họp trực tuyến
với Cục Công tác phía Nam để triển khai một số nhiệm vụ
trọng tâm, cấp bách liên quan đến phòng chống dịch.
Theo đó, hiện nay, tại 19 tỉnh, TP phía Nam, tổng số
bệnh viện (BV) dã chiến là 184 (131.774 giường) và
1.425 khu cách ly (163.077 giường). Trong tuần qua, tổng
số BV dã chiến tăng 16 (8.847 giường) và 21 khu cách ly
(5.654 giường).
TP.HCM đã đưa vào sử dụng 14 BV dã chiến, đang xây
dựng ba BV dã chiến - đáp ứng khoảng 70.000 giường.
Sau khi nghe các thành viên tổ công tác báo cáo, Thứ
trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng chỉ đạo các thành
viên thực hiện bảy nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất, Bộ Xây dựng có văn bản gửi ngay TP.HCM
và các tỉnh phía Nam cân nhắc, xem xét các giải pháp để
đảm bảo duy trì các dịch vụ sửa chữa đối với các hư hỏng
hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc, kỹ thuật trong và
ngoài nhà phục vụ người dân từ 0 giờ ngày 23-8.
Thứ hai, cần hoàn thiện gấp văn bản bổ sung hướng dẫn
xây dựng BV dã chiến và khu cách ly tập trung theo mô
hình mới trong điều trị bệnh nhân COVID-19 theo tháp
ba tầng điều trị hoặc tháp năm tầng điều trị gửi các địa
phương để kịp thời triển khai.
Thứ ba, chuẩn bị nội dung báo cáo Tổ công tác đặc biệt
phòng chống dịch của Thủ tướng về tình hình đáp ứng
dịch vụ hỏa táng tại các địa phương.
Thứ tư, đề xuất với Chính phủ ban hành giải pháp tháo
gỡ vướng mắc về pháp luật đầu tư
xây dựng BV dã chiến và khu cách
ly tập trung phòng chống dịch bệnh
truyền nhiễm gây dịch theo lệnh
xây dựng công trình khẩn cấp.
Thứ năm, khẩn trương ban hành
hướng dẫn đảm bảo phòng chống
dịch trên công trường xây dựng gửi
các địa phương căn cứ vào điều
kiện thực tế để quyết định việc cho phép các công trình cụ
thể được tổ chức thi công xây dựng.
Thứ sáu, nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các giải
pháp tháo gỡ khó khăn đối với các hợp đồng xây dựng,
xem xét điều kiện bất khả kháng của hợp đồng tại các địa
phương bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.
Thứ bảy, Bộ Xây dựng có văn bản gửi các địa phương
đồng ý ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về xây dựng
tại địa phương đánh giá sự tuân thủ theo quy định của
pháp luật về xây dựng và đảm bảo điều kiện vận hành
an toàn phục vụ phòng chống dịch bệnh. Tạm thời chấp
thuận để chủ đầu tư bàn giao công trình cho Ban chỉ đạo
phòng chống dịch COVID-19 tại địa
phương để khẩn trương đưa công
trình vào sử dụng phục vụ phòng
chống dịch bệnh.
PHAN CƯỜNG
7giải phápvề xâydựngởTP.HCMtrongđiềukiện tăng cườnggiãn cách
TP.HCMcần khẩn trương ban hành
hướng dẫn đảmbảo phòng chống dịch
trên công trường xây dựng.
Ảnhminh họa: QUANGHUY
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook