192-2021 - page 3

3
Thời sự -
ThứBa24-8-2021
THANHTUYỀN-PHANNHUNG
T
ừ 0 giờ hôm qua (23-8),
TP.HCM bước vào thời
gian hai tuần cao điểm
siết mạnh giãn cách xã hội,
nâng cao các biện pháp phòng
chống dịch với phương châm
“xây dựng mỗi phường/xã,
thị trấn; mỗi cơ quan, nhà
máy, xí nghiệp là một pháo
đài chống dịch”. Theo đó, đa
số người dân TP đều đồng
tình với quyết định trên của
chính quyền và cho biết họ
đã sẵn sàng cùng TP sớm
đẩy lùi dịch bệnh.
Mong tình hình dịch
bệnh sớm chấm dứt
Ông Trần Việt Trung (ngụ
phường An Khánh, TP Thủ
Đức) cho biết ông
ủng hộ
việc siết chặt giãn cách theo
chủ trương của TP. Theo
ông, nếu việc giãn cách triệt
để được thực hiện đúng như
chủ trương mà TP đưa ra thì
sẽ hạn chế được lây nhiễm.
Bởi lâu nay chúng ta vẫn làm
nhưng người dân vẫn còn ra
đường khá đông; nhiều nhà,
khu phố, con hẻm vẫn giao
tiếp với nhau như bình thường.
Cùng với đó, ôngTrung còn
cần thiết” - ông Tùng nói và
hy vọng đợt siết giãn cách
này lãnh đạo TP sẽ có chỉ
đạo thật sát sao, dứt khoát,
quyết liệt hơn để đạt được
hiệu quả cao nhất.
Theo ông Tùng, lãnh đạo
TP cần có cách làm sâu sát
hơn trong việc hỗ trợ các
đối tượng gặp khó khăn, lao
động tự do. Bởi hiện nay dù
TP liên tục chi các gói hỗ trợ
cho người dân nhưng đâu đó
nhiên, người dân chúng tôi rất
ủng hộ việc thực hiện nghiêm
các biện pháp chống dịch của
TP. Có như vậy thì dịch bệnh
mới nhanh chóng được khống
chế” - bà Hiệp nói.
Bà Hiệp còn cho biết thời
gian qua bà và những người
thuê được chủ nhà giảm
300.000 đồng tiền trọ mỗi
tháng, được một số tổ chức
thiện nguyện trong TP và các
chương trình hỗ trợ thực phẩm
của phường, khu phố hỗ trợ
đồ ăn, rau củ, gạo...
Còn tạimột khu dân cưkhác
ở phường 1, quận Tân Bình,
ông Lê Văn Sang (76 tuổi)
cho biết đang sống cùng vợ
chồng con trai trong căn nhà
nhỏ cuối hẻm. “Gia đình tôi
có bốn người. Con trai và con
dâu đều là lao động tự do nên
gần ba tháng nay phải nghỉ,
không còn thu nhập, gia đình
hết sức khó khăn. Tuy nhiên,
tôi cho rằng dù có khó khăn
nhưng mọi người cùng đồng
lòng thì TP sẽ nhanh chóng
vượt qua giai đoạnnày, bởi tính
mạng con người vẫn là quan
trọng nhất” - ông Sang nói.
Trong khi đó, anh Lê Đăng
Khoa (cư dân phường Tân
Quy, quận 7, giáo viên dạy
lái xe tại Trường dạy lái xe
Cửu Long) bày tỏ sự đồng
tình trước việc TP thực hiện
“ai ở đâu ở yên đó”.
“Tôi thấy biện pháp này của
TP là rất tốt và rất tán thành,
vì chỉ có như thế mới có khả
năng dập dịch được” - anh
Khoa nói và chia sẻ thêm bản
thân anh từng là F0 vì chủ
quan khi đi ra ngoài và tiếp
xúc nơi công cộng. Do đó, anh
mong mọi người cần ý thức
được sự nguy hiểm của dịch
bệnh, trước là để giữ an toàn
cho bản thân và gia đình, sau
là an toàn cho xã hội.
“Tôi hy vọng người dân sẽ
cùng TP chiến đấu với dịch
bệnh, chống chọi qua những
ngày khó khăn nhất” - anh
Khoa nói.•
Người dân TP.HCM đồng lòng
“ai ở đâu ở yên đó”
cho rằng TP cần có phương
án thống nhất, cụ thể, rõ ràng
trong chăm lo cung cấp thực
phẩmcho người dân, để người
dân an tâm ở nhà. Rõ ràng,
thời gian qua chính quyền
TP đã làm nhưng vẫn còn rất
nhiều người khó khăn, nghèo
khổ đang rất cần sự hỗ trợ.
Người dân ai cũng hy vọng
đợt siết mạnh giãn cách này
cùng với sự vào cuộc của lực
lượng quân đội, công an sẽ
giải quyết triệt để tình hình
lây lan dịch bệnh tại TP.HCM.
“Người dân chúng tôi rất
mong dịch bệnh sớm chấm
dứt vì mọi thứ đã đình trệ
quá lâu. Điều này phụ thuộc
rất nhiều vào sự quyết liệt,
chỉ đạo nhất quán của lãnh
đạo TP cũng như sự tự giác
một cách triệt để của chính
mỗi người dân” - ông Trung
chia sẻ.
Còn ông Lê Thanh Tùng
(ngụ phường Trường Thạnh,
TPThủĐức) cho rằng việcTP
siết chặt giãn cách là điều rất
đáng làm. “Tôi mong muốn
TP sẽ làm mạnh tay hơn nữa
bởi thời gian qua đường sá
vẫn đông người đi lại, nhiều
người còn lợi dụng giấy đi
đường để ra đường khi không
vẫn còn những người chưa thể
nhận được, hoặc họ thật sự
khó nhưng không nằm trong
diện được hỗ trợ. Do đó, sự hỗ
trợ từ chính quyền trong thời
điểm này sẽ tạo sự an tâm để
người dân tin tưởng vào các
phương án chống dịch củaTP.
“Tôi mong lãnh đạo TP sẽ
có những cách làm thật sự
phù hợp với tình hình thực tế,
làm triệt để, quyết liệt một lần
để đẩy lùi dịch bệnh” - ông
Tùng chia sẻ.
Luôn đồng hành cùng
TP vượt qua khó khăn
Bà Trần Thị Hiệp (58 tuổi,
ngụ quận Tân Bình, bán hàng
rong) cho biết bà đã nghỉ bán
hơnhai thángnay. “Khunhà trọ
nơi tôi sống chủ yếu là người
dân nghèo. Khi thực hiện giãn
cách đã có nhiều người lâm
vào hoàn cảnh khó khăn. Tuy
Truy vết triệt để các nguồn
lây lan dịch bệnh
Ông Phạm Văn Bòn, tổ trưởng tổ dân
phố 84, phường 12, quận Gò Vấp, bày tỏ
sự đồng tình, ủng hộ việc TP thực hiện
nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đó”.
“Khu tôi ở có hơn 40 hộ dân và đang
là vùng xanh an toàn. Chúng tôi quyết
tâm giữ vững vùng xanh này bằng việc
cử người canh gác hằng ngày” - ông Bòn
nói và cho biết tổ thực hiện giãn cách gần
ba tháng nên người dân trong khu vực
đã dần quen với việc không ra khỏi nhà.
Tổ trưởng tổ dân phố 84 cũng mong
muốn TP sẽ thực hiện biện pháp một
cách triệt để và kiên quyết. Qua đó mới
có thể truy vết các nguồn tiếp xúc, lây
lan dịch bệnh và số ca nhiễm mới trong
cộng đồng.
Đi tiêm vaccine trong hai tuần
siết giãn cách ra sao?
Trả lời câu hỏi về việc người dân đi tiêm vaccine như thế
nào trong hai tuần tăng cường giãn cách, Thượng tá Lê
Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM,
cho biết người dân chỉ cần đảm bảo một trong hai điều
kiện: Có phiếu tiêm ngừa vaccine hoặc có tin nhắn thông
báo của cơ quan chức năng mời đi tiêm vaccine.
Riêngnhững trườnghợpngười laođộngngoại tỉnhnhưng
làm việc tại doanh nghiệp trong TP.HCM, TP chỉ cho phép
vàoTP tiêm vaccine nếu doanh nghiệp tổ chức xe đưa, đón
tập trung ra, vào TP. “Các trường hợp tự di chuyển bằng
phương tiện cá nhân sẽ phải quay đầu”- ông Hà nói và cho
rằng nếu người ngoại tỉnh đi vào TP.HCM rồi lại đi ra thì sẽ
làm lây lan dịch bệnh cho các địa phương khác.
“Dù có khó khăn
nhưng chúng tôi
rất ủng hộ việc thực
hiện nghiêm các
biện pháp chống
dịch của TP. Có như
vậy dịch bệnh mới
nhanh chóng được
khống chế.”
Trần Thị Hiệp
(58 tuổi,
ngụ quận Tân Bình)
Người dân TP.HCMmongmuốn chính quyền có những chỉ đạo sát sao, dứt khoát và quyết liệt để đạt được
hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch.
TP.HCM:Ngàyđầusiết giãn cách, sốphương tiệnrađườnggiảm85%
Chiều 23-8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19
TP.HCM đã tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch
bệnh trên địa bàn.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải, Phó
Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19
TP.HCM, cho biết theo số liệu của Công an TP, tính từ 0
giờ ngày 23-8 đến trưa cùng ngày, lượng phương tiện giao
thông ra đường giảm 85% so với ngày 22-8. “Đây là tín
hiệu vui cho công tác phòng chống dịch COVID-19” - ông
Hải nói.
Người phát ngôn của Ban chỉ đạo phòng chống dịch
COVID-19 TP.HCM cho biết trong đợt tăng cường giãn
cách này, sau khi có Công điện 1099 của Thủ tướng,
TP.HCM sẽ xét nghiệm toàn bộ các vùng đỏ, vùng
cam, vùng vàng và vùng xanh - tức là xét nghiệm toàn
TP.HCM.
“Trong thời gian tới, khi TP triển khai xét nghiệm
COVID-19 diện rộng, dự kiến số lượng F0 sẽ tăng. Lúc
đó, người dân phải bình tĩnh và liên hệ với trạm y tế lưu
động, các cơ quan như tổ phản ứng nhanh để được tư vấn”
- ông Hải nói và cho biết ai có điều kiện sẽ điều trị tại nhà.
Những trường hợp có triệu chứng nặng, có bệnh lý nền
như béo phì, tiểu đường… thì sẽ được đưa vào cơ sở cách
ly tập trung của TP.
Trả lời về việc trong thời gian tăng cường giãn cách xã
hội từ nay đến ngày 6-9, người dân có được đến nhà thuốc
để mua thuốc hay không, ông Phạm Đức Hải cho biết hiện
nay dù các nhà thuốc vẫn mở cửa nhưng người dân không
được tự đi mua. “Tổ công tác đặc biệt tại mỗi phường/xã,
thị trấn sẽ giúp người dân đi mua thuốc” - ông Hải nói.
Về câu hỏi trường hợp người bị bệnh bình thường tại
nhà mà không phải mắc COVID-19 thì xử lý thế nào, ông
Phạm Đức Hải cho biết đối với các bệnh thông thường,
người dân đến bệnh viện bằng taxi. Theo đó, người dân có
thể gọi cho hai hãng xe là Vinasun và Mai Linh. Hiện nay,
TP có khoảng 500 taxi của hai hãng này để phục vụ hoạt
động này.
Đối với bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng thì liên hệ tổ
phản ứng nhanh, trạm y tế lưu động và tổng đài 115. Hiện
tại, TP đang khẩn trương lập 400 trạm y tế lưu động để hỗ
trợ người dân. Ngoài ra, TP cũng phân bổ khoảng 260 xe
Phương Trang về 22 quận, huyện và TP Thủ Đức để đưa
bệnh nhân F0 chuyển nặng đến bệnh viện.
TÁ LÂM
Bộ đội được tăng cường hỗ trợ kiểmsoát người dân ra đường tại chốt trên đườngĐinh Bộ Lĩnh,
quận Bình Thạnh, TP.HCMvào sáng 23-8. Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook