192-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa24-8-2021
tình nên đã gài ma túy vào xe máy
của chồng.
Cụ thể, ngày 15-8, T tìm mua ba
gói ma túy đá với giá 7 triệu đồng
(hiện chưa rõ nhân thân, lai lịch
người bán). Sau đó, T lấy một phần
hòa với nước chanh cho chồng uống.
Số ma túy còn lại T dùng khẩu trang
y tế cuộn lại, nhét vào đuôi xe máy
của chồng.
Tiếp nữa, T gọi điện thoại báo
công an để tố giác hành vi tàng trữ
trái phép chất ma túy của chồng.
Khi cơ quan chức năng vào cuộc
xác minh, T nhận thấy sự việc đã
bị bại lộ nên chủ động khai nhận
toàn bộ hành vi phạm tội.
Được biết, vợ chồng T ly hôn từ
năm 2016 nhưng đến nay vẫn sống
chung tại thị trấn Buôn Trấp. Năm
2021, hai người có con chung thứ tư,
hiện mới hai tháng tuổi. Quá trình
mang thai và sinh con, nghi chồng
ngoại tình nên mới không quan tâm
đến mình, T đã ra tay hành động...
Có thể bị xử lý về hai tội
Theo TS Phan Anh Tuấn, Trưởng
bộ môn Luật hình sự, Trường ĐH
Luật TP.HCM, hành vi của người vợ
có dấu hiệu của tội tàng trữ trái phép
chấtma túy theoĐiều249BLHSnăm
2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Hình phạt cụ thể đối với hành vi này
sẽ phụ thuộc vào khối lượng của ba
gói ma túy đá trị giá 7 triệu đồng mà
cô đã mua để gài bẫy chồng.
“Cần chờ kết quả giám định chính
xác về loại và khối lượng của số ma
túy trên để có thể kết luận hành vi
phạm tội của người vợ rơi vào khoản
nào của Điều 249 BLHS. Mức phạt
của tội tàng trữ trái phép chất ma
túy theo khoản 1 Điều 249 BLHS
là 1-5 năm tù; theo khoản 4 thì mức
phạt cao nhất là tù chung thân” - TS
Phan Anh Tuấn nói.
Ngoài dấu hiệu phạm tội tàng
trữ trái phép chất ma túy như nêu
trên thì T còn có dấu hiệu phạm
thêm tội nữa.
TS Phan Anh Tuấn phân tích:
Hành vi gài bẫy chồng bằng ma
túy như đã mô tả của người vợ còn
có dấu hiệu của tội vu khống theo
điểm b khoản 1 Điều 156 BLHS.
Cụ thể, người vợ đã có hành vi bịa
MINHCHUNG
N
gày23-8,mộtlãnhđạoVKSND
huyện KrôngAna (Đắk Lắk)
xác nhận đang kiểm sát việc
giải quyết tin báo về tội phạm liên
quan đến vụ việc vợ gài ma túy
vào xe của chồng rồi báo công an.
Nghi chồng ngoại tình,
vợ gài bẫy ma túy
Bước đầu, cơ quan chức năng
xác định TTT (sinh năm 1984,
ngụ thị trấn Buôn Trấp, huyện
Krông Ana) do nghi chồng ngoại
Sốma túy đá Tmua để gài bẫy chồngmình. Ảnh: BMC/VKSNDhuyện Krông Ana cung cấp
Gài bẫy chồng
bằng ma túy:
Có dấu hiệu
phạm 2 tội
Hành vi gài ma túy vào xe của chồng rồi báo
công an có thể khiến người vợ bị xử lý về hai tội:
Tàng trữ trái phép chất ma túy và vu khống.
đặt người khác phạm tội và tố cáo
họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Mức phạt theo khoản 1 Điều 156
BLHS là phạt tiền 10-50 triệu đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến
một năm; mức phạt cao nhất theo
khoản 3 điều này lên đến bảy năm tù.
“Trong vụ này, người vợ có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho
cả hai tội tàng trữ trái phép chất ma
túy và tội vu khống. Tuy nhiên, việc
chủ động khai báo toàn bộ hành vi
phạm tội được xem là tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự cho người
vợ, theo khoản 1 Điều 51 BLHS” -
TS PhanAnh Tuấn nêu quan điểm.•
Ngày 6-7-2020, TANDTP Hà Nội xử phúc thẩm, tuyên
y án bảy năm tù đối với bị cáo Nguyễn Thị Vững (sinh
năm 1978, cựu nữ thượng úy công tác tại Bộ Công an)
và Nguyễn Thị Vân (sinh năm 1982) sáu năm sáu tháng
tù về hai tội tàng trữ trái phép chất ma túy và vu khống.
Theohồ sơ,Vâncóquanhệ tìnhcảmvới ôngT. Domâu
thuẫn, Vân nảy sinh ý định đưama túy vào ô tô của bạn
trai để ông này bị bắt. Thực hiện âmmưu, Vân đưa cho
Vững một phong bì ghi số nhà, biển số ô tô của ông T.
Ngày 28-10-2016, khi ôngT vàVân cùng đi gặp khách
hàng thì Vân gọi điện thoại báo choVững biết lịch trình
di chuyển. Nhận được thông tin, Vững gọi điện thoại
báo cho lực lượng chức năng khám xe ông T. Kiểm tra
xe, cảnh sát cơ động phát hiệnmột gói giấymàu trắng,
bên trong có nhiều gói nhỏ chứa ma túy.
Sau ít ngày bị tạm giữ, ông T được thả vì không đủ
căn cứ xử lý hình sự.Tiếp đó, ông này tự thu thập chứng
cứ và tố giác hành vi gài bẫy của Vân và Vững.
Cựu nữ thượng úy Bộ Công an lãnh bảy năm tù do gài bẫy ma túy
Việc chủ động khai báo
toàn bộ hành vi phạm
tội được xem là tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự cho người vợ
theo khoản 1 Điều 51
BLHS.
Bị tòađình chỉ vì khôngnộp tiềnđịnhgiá, khởi kiện lại được không?
Nếu tòa đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do “nguyên đơn không nộp tạmứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác”
thì nguyên đơn không có quyền khởi kiện lại vụ án đó.
TAND Tối cao vừa ban hành Công văn 02/TANDTC-
PC ngày 2-8, giải đáp một số vướng mắc khi xét xử
trong các vụ án dân sự.
Một vấn đề nhiều tòa nêu thắc mắc là nếu nguyên đơn
không nộp chi phí định giá thì tòa đình chỉ giải quyết vụ
án. Vậy trường hợp này nguyên đơn có quyền khởi kiện
lại vụ án như trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi
kiện hay không?
TAND Tối cao giải đáp: Theo điểm đ khoản 1 Điều
217 BLTTDS thì:
Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, tòa
án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các
trường hợp… “Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi
phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định
của bộ luật này”…
Theo khoản 1 Điều 218 BLTTDS, khi có quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án, đương sự không có quyền khởi
kiện lại nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác
với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp
luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 bộ luật này và các
trường hợp khác theo quy định của pháp luật...
Như vậy, nếu tòa đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do
“nguyên đơn không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản
và chi phí tố tụng khác” thì nguyên đơn không có quyền
khởi kiện lại để yêu cầu tòa giải quyết tiếp vụ án như đối
với trường hợp rút đơn khởi kiện.
• Một vấn đề còn vướng mắc khác được các tòa nêu ra
là trường hợp hợp đồng vô hiệu, đương sự có phải nộp
án phí cho số tiền phải hoàn trả cho bên kia không.
Ví dụ: Ông A chuyển nhượng đất cho ông B với giá 2
tỉ đồng, ông B đã trả 500 triệu đồng nhưng sau đó xảy ra
tranh chấp. Ông B yêu cầu tuyên bố hợp đồng giữa hai
bên vô hiệu.
Tòa tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông
A và ông B vô hiệu và các bên trả lại cho nhau những gì
đã nhận. Vậy ông A có phải chịu án phí của số tiền 500
triệu đồng phải trả lại cho ông B không?
Về vấn đề này, TAND Tối cao giải đáp: Theo khoản
3 Điều 27 Nghị quyết 326/2016 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và
sử dụng án phí và lệ phí tòa án, đối với tranh chấp về
hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng đất vô hiệu
thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định
như sau:
a) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng
mua bán tài sản, chuyển nhượng đất và một bên yêu cầu
tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng đất
vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác; nếu tòa tuyên
hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng
phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự
không có giá ngạch; nếu tòa tuyên công nhận hợp đồng
thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chịu án
phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá
ngạch.
b) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng
mua bán tài sản, chuyển nhượng đất và một bên yêu cầu
tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng đất
vô hiệu và có yêu cầu tòa giải quyết hậu quả của hợp
đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá
ngạch được quy định tại điểm a khoản 3 điều này, người
phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt
hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá
ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.
Do đó, trường hợp ông B yêu cầu tuyên bố hợp đồng
chuyển nhượng đất vô hiệu, ông A và ông B không có
yêu cầu gì khác; nếu tòa tuyên hợp đồng vô hiệu thì ông
A phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án không
có giá ngạch.
Trường hợp ông B yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển
nhượng đất vô hiệu và có yêu cầu tòa giải quyết hậu quả
của hợp đồng vô hiệu thì ông A phải chịu án phí không
có giá ngạch và án phí theo giá ngạch của số tiền 500
triệu đồng phải trả cho ông B.
NGÂN NGA
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook