12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 1-9-2021
HOÀNG LAN-H PHƯỢNG
T
heoước tính, đã cókhoảng
83% người từ 18 tuổi trở
lên sinh sống trên địa bàn
TP.HCM được tiêm vaccine
phòng COVID-19.
Bốn giai đoạn chặt
chẽ với hơn 8,1 triệu
liều vaccine
Ban chỉ đạo phòng chống
dịch COVID-19 TP.HCM
vừa ban hành kế hoạch tổ
chức tiêm vaccine phòng
COVID-19 và đề ra lộ trình
tiêmvaccine gồmba giai đoạn
đến cuối năm 2021.
Theo kế hoạch tổ chức tiêm
vaccine phòngCOVID-19 đến
cuối năm 2021 ở TP.HCM,
đối tượng tiêm vaccine là
toàn bộ người dân trên địa
bàn TP trong độ tuổi quy
định có chỉ định sử dụng
vaccine. Trong đó ưu tiên
tiêm vaccine cho người cao
tuổi, người có bệnh lý nền,
thai phụ từ 13 tuần trở lên
và bà mẹ đang cho con bú,
lực lượng tuyến đầu chống
dịch (những người chưa
tiêm), lực lượng tuyến đầu
về phát triển kinh tế (nhà
đầu tư, doanh nghiệp, công
nhân trong và ngoài các khu
công nghiệp, người lao động
thuộc nhóm cung cấp dịch
vụ và hàng hóa thiết yếu,
nhóm đảm bảo lưu thông).
Theo thống kê, từ ngày
8-3 đến hết 27-8, TP đã tiêm
vaccinephòngCOVID-19được
5.806.990 mũi tiêm, trong đó
có 273.767 mũi 2. Ngoài ra,
các đơn vị thuộc trung ương
đóng trên địa bàn TPđược Bộ
Y tế phân bổ khoảng 500.000
liều vaccine.
Giai đoạn 1, từ ngày 29-8
đến 15-9, TP sẽ tổ chức
tiêm 2.769.000 liều. Trong
đó, tiếp tục tiêm mũi 1 cho
khoảng 680.000 người, đạt tỉ
lệ bao phủ 90% người từ 18
tuổi trở lên được tiêm mũi 1.
như: Các xe tiêm lưu động,
các điểm tiêm riêng cho
khu chung cư hoặc khu nhà
trọ đông người, các tổ tiêm
tại nhà... Cùng với đó là kết
hợp với đội thực hiện xét
nghiệm nhanh tầm soát cộng
đồng để tiêm vaccine phòng
COVID-19 cho người dân
sau khi có kết quả âm tính.
Tổ chức tiêm vaccine mũi 2
ngay khi có nguồn vaccine
phù hợp quy định của Bộ Y
tế và nhà sản xuất.
Điều trị, cấp phát
thuốc cho hơn
85.000 F0 tại nhà
Theo số liệu do Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật TP.HCM
(HCDC) cung cấp, tính đến
sáng 30-8, số trường hợp
F0 đang cách ly, theo dõi,
điều trị tại nhà trên địa bàn
TP.HCM là 85.298 người,
trong đó 60.581 trường hợp
F0 cách ly tại nhà ngay từ
đầu và 24.717 trường hợp
F0 sau xuất viện về tiếp tục
cách ly, theo dõi.
Công tác quản lý điều trị,
nhất là phát thuốc điều trị
cho các F0 tại nhà và điều trị
tại các cơ sở y tế tuyến dưới
đang được TP tích cực triển
khai. Tuy nhiên, tại một số địa
phương, việc cung cấp thuốc
cho F0 đang thiếu.
Theo báo cáo từ quận Phú
Nhuận, đến ngày 30-8, trên
địa bàn quận có 757 F0 theo
dõi, điều trị tại nhà; 100%
F0 đã được cấp gói thuốc
điều trị theo danh mục thuốc
quy định.
Tại quận Tân Phú, đại diện
lãnh đạo quận cho biết có 11
trạm y tế lưu động luôn sẵn
sàng ứng trực cấp cứu, đáp
ứng nhu cầu chăm sóc sức
khỏe cho người dân cũng
như các trường hợp F0 theo
dõi, điều trị tại nhà. Việc cấp
thuốc cho các trường hợp F0
điều trị tại nhà trên địa bàn
quận được quản lý chặt chẽ
bởi các trạm y tế lưu động.
Hiện số thuốc cấp phát còn
ít, tồn nhiều do nhiều trường
hợp chưa đủ điều kiện để
được cấp.
Liên quan vấn đề này,
PGS-TSNguyễnTrường Sơn,
Thứ trưởng Bộ Y tế, đã chỉ
đạo các trung tâm y tế quận,
huyện khi nhận được các túi
thuốc cho F0 phân bổ xuống
thì phát ngay cho các trạm y
tế lưu động để đưa đến các
F0 nhanh nhất. Cần ưu tiên
phát túi thuốc ngay cho F0
mà không cần phải chờ tới
sau khi cập nhật ca của họ
lên phần mềm.
Bên cạnh cấp thuốc điều
trị tận nhà, TP.HCM đã xây
dựng hệ thống trạm y tế lưu
động tại các phường, xã,
quận, huyện, TP Thủ Đức.
Chỉ sau vài ngày thực hiện,
hơn 400 trạm đã được hình
thành. Trạm y tế cơ hữu và
trạm y tế lưu động có sự phối
hợp để cùng vận hành, chăm
sóc sức khỏe tốt hơn cho F0
trong cộng đồng.
•
TP.HCM lên lộ trình tiêm
vaccine đến cuối năm
Từ nay đến
cuối năm,
TP.HCMcần
tổng cộng
hơn 8,1 triệu
liều vaccine
phòng
COVID-19
để tiêmmũi 1
vàmũi 2 cho
toàn bộ người
dân trên địa
bàn TP trong
độ tuổi quy
định có chỉ
định sử dụng
vaccine.
Đề xuất tiêm vaccine
cho 642.000 học sinh
TP.HCM
Trướcdiễnbiếnphức tạpcủa
dịch, nhằm đảm bảo cho học
sinh TP được an toàn, an tâm
trong việc học, được sớmtrở lại
học tập và rèn luyện trực tiếp
tại các trường, Sở GD&ĐT đề
nghị UBNDTP.HCMcókếhoạch
tổ chức tiêm vaccine mũi 1 và
mũi 2 cho đối tượng học sinh
từ 12 đến 18 tuổi với nguồn
vaccine cho phép trong độ
tuổi này trước khi kết thúc học
kỳ 1. Điều này sẽ tạo điều kiện
để học sinh có thể đến trường
học tập trực tiếp khi bắt đầu
học kỳ 2 năm học 2021-2022.
Số lượng đề xuất tiêm vaccine
là 642.459 học sinh, học viên.
NGUYỄN QUYÊN
Tiêu điểm
Tiêmvaccine cho người vô gia cư tại TP.HCM. Ảnh: MINHTÂM
Tiêm nhắc mũi 2 cho những
người đã tiêm mũi 1 đủ thời
gian theo từng loại vaccine
với khoảng 2.089.000 người.
Giai đoạn 2, từ ngày 16 đến
30-9, bao phủ mũi 1 cho 10%
còn lại của người từ 18 tuổi trở
lên (khoảng 720.000 người).
Tiêm nhắc mũi 2 cho những
người đã tiêm mũi 1 đủ thời
gian theo từng loại vaccine
(khoảng 656.900 người).
Tổng số lượng vaccine cần
sử dụng cho giai đoạn 2 là
1.376.900 liều.
Giai đoạn 3 sẽ được thực
hiện từ ngày 1 đến 15-10, tiêm
nhắc mũi 2 cho 2.600.000
người đã tiêm mũi 1 đủ thời
gianbằngvaccineAstraZeneca
hoặc Pfizer.
Giai đoạn 4 sẽ được thực
hiện từ ngày 16-10 đến 31-12,
tiêmnhắcmũi 2 cho 1.400.000
người đã tiêm mũi 1 đủ thời
gian theo loại vaccine phù
hợp (trong giai đoạn từ ngày
29-8 đến 30-9).
Tổng cộng số lượng vaccine
cần sử dụng từ ngày 29-8 đến
UBND TP đề
nghị Ban chỉ đạo
phòng chống dịch
COVID-19 TP Thủ
Đức và các quận,
huyện duy trì, vận
hành tốt các điểm
tiêm trong và ngoài
cơ sở y tế.
31-12 là khoảng 8.145.900
liều (trong đó, sử dụng cho
mũi 1 khoảng 1.400.000 liều,
sử dụng cho mũi 2 khoảng
6.745.900 liều).
UBND TP đề nghị Ban
chỉ đạo phòng chống dịch
COVID-19 TP Thủ Đức và
các quận, huyện duy trì và
vận hành tốt các điểm tiêm
trong và ngoài cơ sở y tế. Tổ
chức các hình thức tiêm lưu
động để tăng khả năng tiếp
cận vaccine phòngCOVID-19
cho người dân nhưng phải
đảm bảo yêu cầu giãn cách
và an toàn phòng chống dịch
TP.HCM: Tìmmọi cáchgiảmtỉ lệ tửvong củabệnhnhânCOVID-19
Tại buổi họp báo chiều 31-8, ông Phạm Đức Hải, Phó
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM,
cho biết tính đên 18 giờ ngày 30-8, TP.HCM có 216.314
trường hợp nhiễm bệnh và có thêm 335 bệnh nhân (BN)
COVID-19 tử vong, nâng tổng số BN tử vong lên 9.204.
So với ngày 29-8 thì số BN COVID-19 tử vong trong
ngày đã tăng lên 90 người và gần bằng với số ca tử vong
trước khi TP.HCM bước vào giãn cách nghiêm ngặt khi
ghi nhận 340 ca tử vong vào ngày 22-8.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế
TP.HCM, cho biết nếu tính trên tổng số ca đang điều trị tại
bệnh viện là 158.265 thì tỉ lệ tử vong là 5,8%. Nhưng nếu
cộng thêm hơn 59.000 F0 đang điều trị tại nhà thì tỉ lệ này
trong khoảng 4,2%.
Theo ông Châu, trên thế giới, tùy giai đoạn, có nơi tỉ lệ
tử vong dao động trong khoảng 2,1%-4,4%. “Tỉ lệ tử vong
ở TP.HCM hiện nằm trong giới hạn cao. Đây là một điều
mà ngành y tế đang tìm mọi cách để giảm con số tử vong
này” - ông Châu nói.
Lý giải việc ngày 30-8 có 335 ca tử vong trong khi
những ngày trước đó có dấu hiệu giảm, phó giám đốc Sở
Y tế TP.HCM cho biết từ lúc có một người nhiễm bệnh
sẽ có độ trễ 5-7 ngày để virus phát triển và gây ra triệu
chứng, có thể diễn tiến nặng và nhập viện. Thông thường
80% ca nhiễm sau 5-6 ngày sẽ tự thuyên giảm và tự khỏi.
Tuy nhiên, số còn lại sau 7-10 ngày sẽ diễn tiến nặng, tổn
thương đường hô hấp và phải nhập viện.
Từ lúc nhập viện lại có thêm độ trễ khoảng 7-10 ngày
điều trị, BN có thể hồi phục hoặc phải thở máy xâm lấn.
Lúc này, có một số người hồi phục nhưng cũng có người
không qua khỏi. Như vậy, số ca tử vong cũng như nhập
viện sẽ có độ trễ so với đỉnh dịch của TP.HCM. “Sở Y
tế nhận định có thể trong vài ngày tới hoặc một tuần tới,
số ca tử vong mới có hy vọng cải thiện và giảm” - ông
Châu nói.
Cũng theo ông Châu, số ca mắc mới phát hiện nhiều
thì số ca hồi sức cũng tăng lên, ảnh hưởng đến chất lượng
điều trị của hệ thống điều trị dẫn đến khả năng tử vong sẽ
tăng. Vì vậy, ông Châu cho rằng điều quan trọng hiện nay
là phải giảm được số ca mắc mới.
Hiện TP có 312 trạm y tế phường, xã và có 411 trạm y
tế lưu động để theo dõi, điều trị F0 cách ly tại nhà. Ngoài
ra, cơ quan chức năng cũng cấp 64.000 túi thuốc chăm sóc
F0 tại nhà.
TÁ LÂM