13
PHẠMANH-NGUYỄNQUYÊN
T
rong tình hình dịch
bệnh diễn biến phức tạp,
phương án dạy học trực
tuyến được nhiều địa phương
áp dụng. Tại TP.HCM, hôm
nay (1-9), học sinh (HS) bậc
THCS - THPT bắt đầu làm
quen lớp. Ngày 6-9, HS sẽ
bắt đầu năm học mới trên
môi trường Internet.
Nhiều người đánh giá việc
học trực tuyến khó có thể đạt
hiệu quả, đặc biệt đối với
HS lớp 1.
Việc học nên chậm
lại, đặc biệt lớp 1, 2
“Nghĩ đến việc học trực
tuyến sắp tới của con mà tôi
thấy đau đầu” - chị Nguyễn
Minh Tú (quận 12) rầu rĩ nói.
Con chị năm nay vào lớp 1.
Khi còn học lớp lá, bé phải
nghỉ sớm vì dịch bệnh nên
đến nay chưa có chút kỹ năng
gì để chuẩn bị cho việc vào
lớp 1. Vợ chồng chị là công
nhân, không thể mua máy vi
tínhmà chỉ có thể cho con học
qua điện thoại của cha mẹ,
như thế rất hại mắt của bé.
“Tôi mong ngành giáo dục
nên có giải pháp phù hợp hơn
cho lớp 1. Con tôi giờ vào lớp
1 học trực tiếp còn khó, huống
gì học qua điện thoại. Tại sao
không lùi thêm 1-2 tháng nữa
cho các bé tiểu học, nhất là lớp
1 và kết thúc năm học muộn
hơn. Các bé chưa từng biết
nề nếp, chưa biết ngồi trong
lớp học như thế nào thì làm
sao để bé học qua máy vi tính
được” - chị Tú lo lắng.
Để chuẩn bị việc học trực
tuyến cho hai con, lớp 2 và
lớp 9, chị Phan Thị Hòa (TP
Thủ Đức) cố gắng mua thêm
một điện thoại và một máy
vi tính.
Thừa nhận việc học trực
tuyến sẽ gặp nhiều khó khăn
nhưng theo chị Hòa, TPkhông
nên lùi thời gian bắt đầu năm
học vì HS đã nghỉ quá nhiều.
Việc học trực tuyến sẽ không
hiệu quả như trực tiếp nên cần
sự đồng hành của phụ huynh
với thầy cô.
“Con tôi học, tôi phải giám
sát chặt chẽ nếu không bé sẽ
chơi game. Học trực tuyến
rất khó nên cần xem lại việc
bố trí lịch học cũng như thời
lượng. Đối với tiểu học nên
rút gọn cácmôn, chỉ chú trọng
vào môn chính. Còn lớp 1, tốt
nhất nên lùi thời gian nhập
học, khi nào cuộc sống tạm
trở lại bình thường hãy cho
các con đến trường vì đây là
lứa tuổi rất quan trọng, đòi
hỏi phải rèn nề nếp, cầm tay
chỉ việc” - chị Hòa nói thêm.
Mọi người cần
thời gian chuẩn bị
“Phụ huynh, giáo viên, HS
cần thêm thời gian chuẩn bị để
bắt đầu năm học mới. Vì thế,
tôi nghĩ nên lùi thời điểm bắt
đầu năm học thêmmột tháng
nữa” - thầy B, giáo viên một
trường THCS trên địa bàn
quận 1, bày tỏ.
Thờiđiểmnày,TP.HCMđang
thực hiện giãn cách nghiêm
ngặt, việc di chuyển rất khó
khăn. Phụ huynh muốn mua
sắm sách giáo khoa, trang
thiết bị để phục vụ việc học
cho con cũng không được.
Mọi thứ để bắt đầu năm học
mới đều rất ngổn ngang và
bất cập.
ThầyBchobiết thêm, không
chỉ phụ huynh, HS, giáo viên
cũng cần có thời gian để sẵn
sàng cho năm học mới. Trong
thời điểm này nếu máy vi tính
bị hư thì giáo viên làm sao có
thể xử lý để dạy trực tuyến
cho HS được. Bên cạnh đó,
nhiều thầy cô chưa rành về
công nghệ, họ cần có thêm
thời gian để tập huấn.
“Bản thân tôi cũng là một
F0 vừa mới bình phục. Nghĩ
đến khoảng thời gian qua, tôi
thấy thật khủng khiếp nhưng
may mắn tôi chỉ bị nhẹ. Mẹ
tôi cũng là F0 và giờ đang
dần bình phục nên tôi mới
có tâm trí lo cho công việc.
Nếu mẹ tôi có chuyện gì chắc
tôi cũng không có tinh thần
Học sinh tiểu học học online trong thời gian nghỉ học do dịch COVID-19, nămhọc 2020-2021.
Ảnh: NQ
Địa phương có thể lùi thời điểm bắt
đầu năm học nếu dịch bệnh phức tạp
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tiếp tục có công điện gửi chủ tịch
UBND tỉnh, TP về việc tổ chức khai giảng và chuẩn bị năm
học mới trong tình hình dịch bệnh phức tạp.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị chủ tịch UBND tỉnh khẩn
trươngchỉđạoSởGD&ĐTsẵnsàngcácphươngántổchứcdạy
học, tăng cường các biệnpháp chốngdịch trong trườnghọc.
Tổ chức khai giảng năm học mới linh hoạt tùy tình hình
dịch bệnh tại địa phương, bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết
thực. Làm sao để HS ở khu vực đang giãn cách được hòa
chung vào không khí khai giảng của địa phương và cả nước.
Đối với địa phương có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp,
chủ tịch UBND tỉnh quyết định lùi thời điểm bắt đầu năm
học mới cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát;
dành thời gian trước mắt để tập trung chống dịch, động
viên giáo viên vừa tham gia chống dịch theo sự phân công
vừa chuẩn bị thật tốt để triển khai năm học mới khi điều
kiện cho phép.
Sổ tay
Hàng ngàn giáo viên, học sinh (HS) đang là F0, F1
phải điều trị, cách ly. Hàng ngàn gia đình đang thiếu ăn,
phải chạy lo từng bữa hay chờ từng gói hỗ trợ của địa
phương hay mạnh thường quân.
Làm sao các em có thể học online? Làm sao các gia
đình hay giáo viên có tâm trí để hỗ trợ hay lo cho con em
họ học online?
Chưa kể trong điều kiện hiện nay nhiều gia đình có hai,
ba đứa con, thêm cha mẹ, nếu còn được làm việc, cũng
phải theo chế độ làm việc tại nhà, máy móc, thiết bị đâu
ra để trang bị cho con học tập?
Kết quả khảo sát tại một trường tiểu học ở TP Thủ Đức,
trong 1.888 HS, trường có 140 HS không thể tham gia học
trực tuyến. Sẽ còn nhiều trường ở TP này với nhiều HS rơi
vào tình cảnh như vậy. Dù một số trường có lên kế hoạch,
khi HS trở lại trường, các em sẽ được dạy phụ đạo, củng
cố kiến thức nhưng đều trong lo âu, nhất là với các HS
tiểu học, đặc biệt là lớp 1, lớp 2.
Hôm qua (31-8), Bộ GD&ĐT cũng đã có công điện gửi
các tỉnh về việc tổ chức khai giảng và chuẩn bị năm học
mới trong tình hình dịch bệnh phức tạp. Công điện nêu
rõ: Đối với địa phương có dịch COVID-19 diễn biến phức
tạp, chủ tịch UBND tỉnh quyết định lùi thời điểm bắt đầu
năm học mới cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm
soát; dành thời gian trước mắt để tập trung chống dịch,
động viên giáo viên vừa tham gia chống dịch theo sự phân
công vừa chuẩn bị thật tốt để triển khai năm học mới khi
điều kiện cho phép.
Vậy thì lứa HS cuối cấp là lớp 9, lớp 12 rất cần theo
tiến độ để kịp các kỳ thi quan trọng nên các em có thể
nhập học đúng kế hoạch.
Lứa HS THCS cũng đã tiếp cận với cách học trực tuyến
trong hai năm qua nên có thể cho nhập học theo kế hoạch.
Còn với HS tiểu học, nhất là lớp 1, lớp 2, hãy lùi thời
gian nhập học cho đến khi các em có thể đến trường.
TP.HCM đã phủ vaccine mũi 1 cho hơn 80% dân số
trong độ tuổi được tiêm vaccine, trong thời gian tới sẽ tiếp
tục được tiêm mũi 2. TP cũng đã có kế hoạch tiêm vaccine
cho toàn bộ HS trong độ tuổi 12-17.
Vậy nên điều quan trọng hiện nay là sức khỏe.
Học chậm một chút cũng không sao, nhà trường sẽ có biện
pháp để củng cố kiến thức cho các em.
THANH TRANG
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 1-9-2021
Lùi thời gian bắt đầu nămhọc mới,
được không?
Việc bắt đầu nămhọc mới khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, trang thiết bị học tập còn thiếu thốn,
liệu có quá cập rập? Nên chăng cần lùi lại một thời gian nữa?
để chuẩn bị giảng dạy. Trong
tình hình dịch bệnh hiện nay,
đâu phải ai cũng ổn như tôi
lúc này” - thầy B nói thêm.
“Tôi gọi điện thoại cho một
phụ huynh hỏi về việc học trực
tuyến cho con, đầu dây bên
kia là tiếng khóc nức nở, chị
nói: “Mẹ vừa mất nên chưa
làm được”. Có HS cả cha mẹ
phải đi cách ly, một mình em
tự lo mọi việc và chăm sóc
mình. Có em thì cha mẹ là
cán bộ phường nên suốt ngày
lo chống dịch. Những hoàn
cảnh như vậy sao các em có
thể tự tin tiếp thu bài vở, sao
phụ huynh có thể để ý đến
việc học của con. Vì thế, lùi
việc học là cần thiết để tất cả
mọi người có sự chuẩn bị, có
tâm thế để bắt đầu năm học
mới” - thầy B bày tỏ.
Đồng quan điểm, hiệu
trưởng một trường tiểu học
tại huyện Củ Chi cũng cho
biết đây là câu hỏi chị nhận
được rất nhiều từ phụ huynh
trong những ngày qua. Họ
gọi điện thoại thắc mắc sao
sở không lùi thời gian năm
học vì trong tình hình hiện
nay ít gia đình nào có thể lo
việc học cho con một cách
chu toàn.
Vị này chia sẻ phụ huynh
của trường đa phần là người
lao động nghèo, họ chủ yếu
sống trong các khu trọ. Dịch
bệnh không có việc làm, họ
chủ yếu chờ địa phương, mạnh
thường quân hỗ trợ thực phẩm
để sống qua ngày thì lấy đâu
tâm trí lo việc học cho con.
Chưa kể học trên môi trường
Internet cần phải có thiết bị,
cómạng. Nhưng với tình hình
hiện nay, phụ huynh làm gì
có tiền để mua những thứ đó.
“Theo tôi, nên lùi thời
điểm bắt đầu năm học đến
đầu tháng 10 hoặc hơn nữa.
Khi dịch được kiểm soát hơn,
phụ huynh sẽ có tinh thần để
hỗ trợ nhà trường trong vấn
đề học trực tuyến. Dạy trực
tuyếnmuốn có hiệu quả chính
là nhờ sự đồng hành của phụ
huynh trong việc đốc thúc
con học” - vị này nói thêm.•
Học chậmmột chút vẫnkhông sao
Nên lùi thời điểm
bắt đầu năm học
đến đầu tháng 10
hoặc hơn nữa. Khi
dịch được kiểm soát
hơn, phụ huynh sẽ
có tinh thần để hỗ
trợ trường trong vấn
đề học trực tuyến.