199-2021 - page 4

4
Thời sự -
ThứTư1-9-2021
NGUYỄNTÂN
T
ổ cấp cứu cộng đồng
thuộc quản lý của UBND
phường 7, quận Gò Vấp
(TP.HCM), được thành lập với
20 thành viên. Tất cả họ đều
là những tình nguyện viên trẻ
tuổi, hoạt động trên tinh thần
tự nguyện để hỗ trợ người dân
24/24 giờ, góp phần giảm bớt
gánh nặng cho chính quyền
trong công tác phòng chống
dịch COVID-19.
Nhiệmvụcủa tổ làchởngười
đi cấp cứu, hỗ trợ phát quà,
lương thực, thực phẩm cũng
như đi mua thuốc giúp người
dân hoặc các F0 khi có yêu
cầu qua đường dây nóng…
Tổ thiện nguyện
giúp dân
8 giờ sáng 30-8, đường dây
nóng ở Trạm y tế lưu động
phường 7, quận Gò Vấp reo
vang. Lúc này, Thiếu tá - BS
TạVănMạnh, Học việnQuân
y, nhấc máy; ở đầu dây bên
kia, người nhà anh LVT (31
tuổi) thôngbáo anhTđaubụng
trở nặng. Đây là ca bệnh mà
BS Mạnh theo dõi từ 22 giờ
hôm trước.
Cùng lúc, đường dây nóng
của tổ cấp cứu cộng đồng túc
trực ở Trường THCS Gò Vấp
trên đường Nguyễn Du cũng
nhận tin.Anh Hoàng Phương
Sinh, thành viên tổ, được huy
động chạy xe máy chở bác sĩ
đến thăm khám cho anh T.
Chưa đầy 5 phút, BSMạnh
cómặt tại nhà của anhT trong
con hẻm trên đường Nguyễn
Thái Sơn. “Tôi nghi ngờ bệnh
nhân khả năng bị viêm ruột
thừa nên cần chuyển lên tuyến
lập tức” - BS Mạnh tiếp lời.
Cũng trong sáng 30-8, khi
vừa chở một ca cấp cứu về thì
tổ nhận được tin từ bà Phạm
Thị Bích Loan (phó ban điều
hành khu phố 4, phường 7)
đang cần một ô tô để chở nhu
yếu phẩm sau khi đi chợ giúp
người dân.
“Sáng tôi được mấy anh bộ
đội giúp đi chợ cho bà con. Khi
mua được hàng thì tôi gọi điện
thoại cho tổđể tôimượnxe vận
chuyển. Các anh trong tổ còn
hỏi xe lớn hay xe nhỏ, chỉ một
lát là mấy anh đến, như vậy
rất thuận tiện” - bà Loan nói
và cho hay hàng hóa sau đó
được vận chuyển đến tận nơi
để phân phát cho người dân.
Túc trực 24/24 giờ,
không về nhà
Theo ông Trần Hữu Cảnh,
Phó Chủ tịch UBND phường
7, tổ cấp cứu cộng đồng được
hình thành từ tổ xung kích
lượng quân y vào hỗ trợ điều
trị F0 tại nhà thì tổ cấp cứu
cộng đồng kiêm thêm nhiệm
vụ đưa các bác sĩ đi cấp cứu
các F0 trở nặng cũng như
cấp phát thuốc cho các F0
có yêu cầu.
Tổ có 20 thành viên được
chia làm hai tổ nhỏ. Tổ cấp
cứu cộng đồng gồmsáu người,
số còn lại thuộc tổ xung kích
phòng chống dịch COVID
và đều hoạt động dưới sự
quản lý, chỉ đạo của UBND
phường 7. Các thành viên
của hai tổ thay phiên nhau
túc trực 24/24 giờ và không
về nhà đã nhiều ngày nay.
Các thành viên trong tổ đều
sử dụng xe máy làm phương
tiện lưu thông. Ngoài ra, để
hỗ trợ tốt cho hoạt động cấp
cứu, các thành viên trong tổ
tình nguyện dùng ba chiếc ô
tô riêng của gia đình, túc trực
thườngxuyêntạiTrườngTHCS
Gò Vấp để giúp người dân.
Cũng theo ông Cảnh, hằng
ngày cả hai tổ hỗ trợ được
hàng chục trường hợp trên
địa bàn. Các thành viên đều
được trang bị các kiến thức
chống dịch để đảm bảo an
toàn. Bên cạnh đó, mỗi thành
viên đều được test nhanh hai
lần/tuần để đảm bảo an toàn.
“Tổ hoạt động hoàn toàn
miễn phí trên tinh thần tự
nguyện, trước mắt là phục
vụ người dân trên địa bàn của
phường. Trường hợp người
dân địa bàn khác ở quận Gò
Vấp liên hệ qua đường dây
nóng của chúng tôi thì vẫn
được hỗ trợ” - ông Cảnh nói
và cho biết mọi hoạt động
của tổ đều miễn phí. Trường
hợp người dân nào có tấm
lòng hảo tâm muốn hỗ trợ,
giúp đỡ thì liên hệ với UBND
phường để thông qua các đầu
mối tiếp nhận.•
AnhHoàng Phương Sinh
(giữa),
thành viên tổ cấp cứu cộng đồng, hỗ trợ Thiếu tá - BS Tạ VănMạnh
đến thămkhámcho người dân. Ảnh: NGUYỄNTÂN
trên xử lý. Có lực lượng tổ cấp
cứucộngđồngcủaphườngdẫn
đi thì chúng tôi sẽ rất thuận
tiện trong việc tìm địa chỉ nhà
bệnh nhân” - BS Mạnh nói.
Ngay sau khi nhận chỉ lệnh
của BSMạnh, anh Sinh ngay
lập tức lái ô tô chở anh T đến
BVNhân dânGiaĐịnh để cấp
cứu. “Có ngày chúng tôi đi
hỗ trợ hàng chục ca bệnh, từ
việc chở bác sĩ đi thăm khám,
cấp phát thuốc. Phương tiện
chủ yếu đi xe máy vì hẻm
sâu, nhỏ, xe hơi không vô
được” - anh Sinh cho biết.
Thời gian công tác tại
phường 7, BS Mạnh cũng
như hai bác sĩ quân y khác
đi thăm khám cho người dân
bất kể ngày đêm. Những lần
như vậy đều được tổ cấp cứu
cộng đồng chở đi. “Các tình
nguyện viên hỗ trợ chúng tôi
bất kể ngày đêm. Trường hợp
có ca cấp cứu bệnh khác thì
tổ cũng hỗ trợ bằng ô tô ngay
phòng chống dịch COVID -
thường làm các nhiệmvụ như
trực chốt phong tỏa, hỗ trợ
chính quyền địa phương…
“Xe cấp cứu được ưu tiên
chở các F0 trở nặng nên tổ
được huy động hỗ trợ chở
các ca không bị nhiễm, đặc
biệt là các trường hợp người
già, phụ nữ mang thai, trẻ
em… cần thăm khám, nhất
là vào ban đêm” - ông Cảnh
thông tin.
Ông Cảnh cho biết khi lực
Mong TP sớm bình an trở lại
Anh Hoàng Phương Sinh, thành viên tổ cấp cứu cộng
đồng, cho biết gia đình anh vào TP.HCM sinh sống đã gần
30 năm. “Chúng tôi xác định giúp được ai thì giúp nhưng
thực tế cũng không thể giúp hết. Do đó, chúng tôi chỉ tâm
niệm là cố gắng làm sao để TP được bình an trở lại. Mọi
người cùng giúp đỡ, chia sẻ cho nhau trong lúc khó khăn
này” - anh Sinh tâm sự và cho hay sau mỗi chuyến xe chở
đi cấp cứu, anh đều xin số điện thoại của người nhà để đón
về khi lành bệnh.
Còn anh Nguyễn Văn Khánh, học viên năm thứ sáu của
Học viện Quân y vừa được tăng cường thêm cho Trạm y tế
lưu động phường 7, cho biết bệnh nhân hôm nay của anh
là một người đàn ông trung niên có biểu hiện ho nhiều, sốt
nhưng đã kiểm soát được triệu chứng sốt, chỉ còn ho. Phía
gia đình không thể đi mua thuốc ho được nên trạm y tế lưu
động đã cấp thuốc ho và kết hợp với tổ cấp cứu cộng đồng
của phường nhanh chóng giao thuốc tận nơi cho người dân.
“Bởi mấy anh trong tổ này nắm rõ địa hình nên sẽ nhanh
chóng giao tận nơi cho người dân bất kể ngày nắng hay
đêm mưa” - anh Khánh chia sẻ.
“Các thành viên tổ
cấp cứu cộng đồng
hỗ trợ chúng tôi bất
kể ngày đêm. Trường
hợp có ca cấp cứu
bệnh khác thì tổ cũng
hỗ trợ bằng ô tô ngay
lập tức.”
Thiếu tá - BS
TạVănMạnh
,
Học viện Quân y
Chính phủ cùng lãnh đạo TP.HCM gần đây đã chỉ
đạo chúng ta phải chống dịch với phương châm lấy xã,
phường, thị trấn, xí nghiệp làm “pháo đài”.
Chủ trương này hoàn toàn chính xác. Muốn thích ứng
với SARS-CoV-2, mỗi đơn vị phường, xã, thị trấn đóng
vai trò rất quan trọng đặc biệt trong thực thi chính sách.
Trước hết, họ là người tiếp xúc trực tiếp để tuyên
truyền, thông tin cụ thể, chính xác về chủ trương và chính
sách phòng chống dịch của Nhà nước. Bên cạnh đó, họ
cũng chính là đầu mối tổ chức trực tiếp các hoạt động
giám sát, kiểm soát hoạt động đi lại của người dân; hỗ
trợ, cứu trợ các túi an sinh, túi y tế, thậm chí là đi chợ
hộ; chăm sóc và cấp cứu F0 trong cộng đồng; tổ chức xét
nghiệm, tiêm vaccine; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn
trong những ngày xã hội giãn cách; kêu gọi và kết nối các
lực lượng tình nguyện viên, các tổ chức đoàn thể xã hội,
tôn giáo - tín ngưỡng cùng tham gia công tác chống dịch.
Tất cả chính sách, triển khai thành mô hình chống
dịch của TP, từ y tế đến sinh kế, đều dẫn đến vai trò của
cán bộ phường, xã, thị trấn. TP sẽ cần phải có nhiều
biện pháp để gia cố các “pháo đài” trở nên vững chắc
hơn hiện nay.
Trước hết, khi các “hạt nhân” chống dịch là cấp cơ sở
phường, xã thì cán bộ, nhân viên chống dịch những nơi
đó phải được tập huấn và phân bổ công việc một cách
“đúng người, đúng việc” ở mức cao nhất có thể. Như
đã nêu, có hàng chục đầu việc, nên nếu phân bổ không
hợp lý sẽ dẫn đến sự lúng túng, chồng chéo trong thực
thi; gây hao tổn nguồn lực, thậm chí ảnh hưởng đến sức
khỏe, sức chiến đấu của đội ngũ tuyến đầu.
Ngoài ra, cần có giải pháp đảm bảo quyền lợi của cán
bộ cấp phường, xã, thị trấn. Ngoài việc tiêm vaccine,
công tác tăng cường bảo hộ chống lây nhiễm; trợ cấp
tài chính cho người tham gia cũng cần được xem xét
kỹ lưỡng. Người nhà của lực lượng tuyến đầu cũng cần
được quan tâm đến sức khỏe và tinh thần, để người “ra
pháo đài” an tâm chống dịch.
Làm cán bộ phường cũng như “làm dâu trăm họ”. Họ
vừa trực tiếp phục vụ dân, lại phải chuyển mong mỏi
của người dân lên tuyến trên để có chính sách phù hợp.
Khi trăm việc dồn dập giữa những ngày dịch bùng phát
mạnh mẽ, sự lúng túng là không thể tránh khỏi. Mặt
khác, đâu đó xuất hiện một vài trường hợp cá biệt còn
cứng nhắc trong xử lý công việc, thiếu khéo léo khi giao
tiếp với người dân. Tuy nhiên, điều đó không phải mẫu
chung của hàng chục ngàn cán bộ phường, xã, thị trấn
trên toàn địa bàn TP. Sự cảm thông, chia sẻ của người
dân với khó khăn này của TP nói chung và của các cán
bộ phường nói riêng là “liều thuốc tinh thần” hữu hiệu
để họ tự tin dấn thân phục vụ nhân dân
.
ĐẠI THẮNG
Tổ cấp cứu cộng đồng ở Gò Vấp
hỗ trợ dân bất kể ngày đêm
Tổ cấp cứu cộng đồng hoạt động hoàn toànmiễn phí, các thành viên của tổ thay phiên nhau
túc trực thường xuyên 24/24 giờ để hỗ trợ người dân.
Góc nhìn
Cần tiếp thêmsứcmạnh cho cánbộphường
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook