215-2021 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 20-9-2021
Tìm cách đưa người lao động
trở lại TP.HCM làm việc
Các tỉnh, thành cần phối hợp với TP.HCMđể đưa người lao động trở lại nhàmáy làmviệc một cách an toàn.
PHONGĐIỀN
B
ằng nhiều cách, các nhà
sản xuất, kinh doanh đang
cố gắng giữ chân người lao
động (NLĐ), đối tác, chờ cơ hội
phục hồi sản xuất. Phía NLĐ cũng
mong sớm được trở lại nhà máy
làm việc để có thu nhập, ổn định
cuộc sống.
Đơn hàng nhiều,
lo thiếu lao động
Nhiều công ty nêu thực tế hiện
nay họ không có đủ lực lượng công
nhân để sản xuất. Bà Nguyễn Cẩm
Vân, Tổng giám đốc Công ty Hữu
hạn Cơ khí Động lực Toàn cầu,
cho hay công ty đối mặt với nhiều
khó khăn, như thiếu hụt lao động
gay gắt. Trong khi đó lại không
thể bổ sung lao động để thay thế
lực lượng “ba tại chỗ” và cũng
không thể tuyển thêm để phục vụ
mở rộng sản xuất hậu COVID-19
vì nhiều lý do.
Thứ nhất, do một bộ phận lao
động đã di chuyển về quê. Thứ hai,
do yêu cầu phòng chống dịch nên
NLĐ muốn di chuyển từ các địa
phương khác đến làmviệc phải tiêm
vaccine phòng COVID-19 nhưng
độ phủ chưa rộng khắp cả nước nên
không thể một sớm một chiều có
đủ nguồn nhân lực để nhanh chóng
phục hồi sản xuất.
“Hiện chúng tôi đang duy trì
phương châm “ba tại chỗ” với
khoảng 65% lực lượng lao động
so với lúc bình thường. Vì vậy, dù
đơn hàng xuất khẩu rất lớn nhưng
chúng tôi không thể đáp ứng do lực
lượng lao động không đầy đủ trong
khi chi phí đội lên rất cao. Trong
bối cảnh trên, để giữ chân NLĐ,
công ty có chính sách hỗ trợ sinh
hoạt chi phí cho bộ phận lao động
không đi làm. Cùng với đó, công ty
có kế hoạch tuyển mới lao động để
mở rộng sản xuất nhưng chưa biết
tìmkiếmnguồn từ đâu nên thời gian
tới sẽ khá chật vật để triển khai các
dự án mới. Tuy vậy, khảo sát nhu
cầu đi làm trở lại từ đội ngũ công
nhân công ty cho thấy hầu hết đều
mong muốn quay lại công ty làm
việc” - bà Vân cho hay.
Là công ty nằm trong vùng xanh
thuộc huyện Củ Chi (TP.HCM),
Công ty cổ phần Mekong Herbals,
sản xuất và chế biến các sản phẩm
nông nghiệp, cũng đang thiếu lao
động gay gắt do không thể bổ sung
lực lượng lao động “ba tại chỗ”.
Công ty lên kế hoạch phục hồi hậu
COVID-19 nhưng khá chật vật kết
nối nguồn lao động để tham gia vào
chuỗi sản xuất.
ÔngTrầnVănAn, GiámđốcCông
ty cổ phần Mekong Herbals, nhận
định phải sang năm 2022 mới có
thể phục hồi được nguồn lao động
và trở lại trạng thái hoạt động bình
thường như năm 2019. Còn trong
bối cảnh hiện nay, công ty cố gắng
duy trì một bộ phận lao động ít ỏi
hoạt động theo mô hình “ba tại
chỗ” để duy trì đơn hàng, tránh
mất thêm khách hàng. Tuy nhiên,
do lực lượng lao động quá mỏng
nên năng suất không cao và hoạt
động chắp vá, không vận hành đầy
đủ các chuyền sản xuất.
Về kế hoạch bổ sung nguồn lao
động, lãnh đạo Công ty Mekong
Herbals cho hay rất nóng lòng để
tuyển thêm lao động chuẩn bị phục
hồi sản xuất nhưng không thể một
sớmmột chiều để có đủ nguồn công
nhân như định liệu. Bởi lao động về
quê thời gian qua khá lớn, còn lao
động tại chỗ hiện không có. Như
vậy, để thu hút lao động bài bản
trở lại phải qua năm sau. 
Nhiều công ty khác cũng cho hay
nhiều NLĐ có ý định lập nghiệp
ngay tại quê hương nên các khu công
nghiệp tại Bình Dương, Đồng Nai
và TP.HCM vốn thiếu hụt lao động
nay lại càng thiếu trầm trọng hơn.
Tăng cường tự động hóa
Các chuyên gia về lao động nhận
định quá trình phục hồi sản xuất của
doanh nghiệp (DN) sẽ không thể
diễn ra nhanh chóng do thiếu hụt
nguồn lao động và tài chính bị cạn
kiệt. TS Lê Thị Thúy Loan, chuyên
gia lĩnh vực tài chính và lao động,
cho rằng khó đưa ra giải pháp toàn
diện để hài hòa lợi ích của DN và
NLĐ để nhanh chóng nắm bắt cơ
hội phục hồi sản xuất trong bối
cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến
phức tạp. Do vậy, về phía DN, nên
xem xét có đủ năng lực tài chính
để tiếp tục giữ công nhân và đối
tác hay ngưng hoạt động để cắt lỗ.
“Nguồn lực tài chính cũng như
mạch máu để duy trì cơ thể, nếu cạn
kiệt nguồn lực tài chính thì cơ hội
phục hồi của DN sẽ rất thấp. Hơn
nữa, trong giai đoạn này, các chi phí
sản xuất, giao hàng, logistics đều
tăng nhưng giá sản phẩm không thể
tăng theo nên lỗ là điều không thể
tránh khỏi” - TS Loan phân tích.
Không mở ồ ạt nhưng cũng không để lỡ nhịp
Ngày 17-9, làmviệc với lãnh đạo tỉnhTiềnGiang, PhóThủ tướngVũĐức
Đam cho rằng hiện tỉnh có nhiều công nhân trở về từ TP.HCM để tránh
dịch kể từ khi đợt dịch thứ tư xảy ra. Vì vậy, ông đề nghị Tiền Giang mở
kênh phối hợp với TP.HCM để đưa NLĐ của tỉnh trở lại TP làm việc một
cách an toàn khi TP mở lại sản xuất, kinh doanh.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng dứt khoát không được chủ quan, nóng
vội, mở ra ồ ạt mà để tái lây nhiễm rồi lan ra diện rộng trong cộng đồng.
Tuy nhiên, nếu đã an toàn rồi mà cứ do dự không mở dần ra, khiến đời
sống của nhân dân, sản xuất bị lỡ nhịp thì đó là lãng phí nguồn lực, công
sức chống dịch của Nhà nước và nhân dân.
TP.HCM đã cho phép từ ngày 8-9 loại hình kinh doanh
dịch vụ ăn uống được phép hoạt động theo hình thức bán
hàng mang đi. Tuy nhiên, đến nay một số thương hiệu lớn
mới bắt đầu mở cửa trở lại.
Cụ thể, hôm 18-9, nhiều cửa hàng trà sữa Gong Cha
mở bán cho người dân qua ứng dụng GrabFood và
ShopeeFood. Cùng ngày, có 14 cửa hàng The Coffee
House tại TP.HCM mở cửa phục vụ bán mang đi. Trước
đó, từ ngày 16-9 đã có 5/33 chuỗi cửa hàng cơm tấm Phúc
Lộc Thọ tại các quận 7, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh
và TP Thủ Đức mở cửa theo hình thức bán mang đi.
Ông Nguyễn Hoài Phương, Tổng giám đốc Công ty
TNHH Golden Trust, đơn vị nhượng quyền độc quyền
đang khai thác và vận hành thương hiệu Gong Cha tại
Việt Nam, cho biết: Theo quy định, để mở cửa hoạt động,
hộ kinh doanh phải đáp ứng rất nhiều điều kiện. Vì vậy,
mong dịch sớm qua hoặc đạt tới yêu cầu cho một cuộc
sống bình thường mới. Lúc đó mới hội tụ đủ điều kiện để
dịch vụ ăn uống có thể hoạt động trở lại bình thường.
TÚ UYÊN
Từ đó, TS Loan cho rằng Nhà
nước cần có chính sách đồng
hành cùng DN và NLĐ để họ
yên tâm quay lại làm việc và bổ
sung nguồn lao động mới. Chẳng
hạn, Nhà nước có chính sách cho
những công nhân trở lại các tỉnh,
thành như TP.HCM, Đồng Nai và
Bình Dương sẽ được ưu tiên tiêm
vaccine phòng COVID-19. Trong
thời gian sau tiêm vaccine, họ sẽ
được bố trí chỗ ở miễn phí 14 ngày,
sau đó xét nghiệm an toàn mới vào
công ty làm việc.
Còn phíaDN, cách thu hút tốt nhất
là đãi ngộ bằng lương và phụ cấp,
trong đó cần nói rõ khoản nào là
phụ cấp, khoản nào là lương. Cùng
với đó, cần nói từ đầu các ưu đãi
trong giai đoạn dịch COVID-19,
hậu đại dịch có giảm hay không
thì mới tạo được niềm tin để NLĐ
trở lại làm việc.
Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch
HĐQT Công ty U&I Group, cũng
nhìn nhận rằng sau dịch, các nhà
máy tuyển dụng được lao động
cực kỳ khó. Điều này sẽ dẫn đến
việc nếu các nhà máy vẫn vận hành
theo cách làm cũ và không thay đổi
nhiều về công nghệ thì chắc chắn
sẽ thiếu lao động. Nói cách khác,
họ phải đẩy chi phí lao động lên
cao mới có đủ người để làm như
trước đây. Đây là yếu tố ảnh hưởng
đến sự phục hồi của DN.
“Thời gian tới DN sẽ thiếu lao
động, như vậy những công đoạn nào
có thể thay thế cần phải được thay
bằng robot. Đây là lúc DN đầu tư
ngay cho tự động hóa dây chuyền
sản xuất nếu muốn giữ được nhịp
sản xuất như trước đây” - ông Tín
nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tín, nền kinh tế
cần được mở cửa trở lại một cách
thận trọng, bài bản theo lộ trình.
Bởi tại nhiều thị trường quốc tế,
các hoạt động kinh tế có xu hướng
phục hồi mạnh mẽ ngay thời điểm
kinh tế mở cửa và kỳ vọng điều
tương tự cũng diễn ra ở Việt Nam.•
Nhiều
doanh
nghiệp
lo lắng
khó tuyển
công nhân
để phục
hồi sản
xuất. Ảnh:
PHONG
ĐIỀN
Nền kinh tế Việt Nam
cần được mở cửa trở lại
một cách thận trọng,
bài bản theo lộ trình.
Nhân
viên
Gong
Cha pha
chế trà
sữa.
Ảnh: NA
Cơm tấm, cà phê thương hiệu lớn… mở bán trở lại
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook