215-2021 - page 3

3
Tiêu điểm
Ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp
Thời sự -
ThứHai 20-9-2021
địa lý (GIS). Có thể
hình dung đây là bản đồ
chống dịch cho cả vùng
TP.HCM chứ không phải
riêng một tỉnh, thành nào.
Bản đồ vùng nguy cơ
được xây dựng nhờ vào
đặc thù về mức độ tiếp
xúc và di chuyển của
người dân cả vùng TP.HCM. Các khu chợ,
khu thương mại, chung cư, khu nhà trọ tự
phát, khu dân cư có mật độ dân số cao, khu
công nghiệp - chế xuất, trường học… là các
đối tượng nguy cơ. Khi chúng ta có vị trí, sự
phân bố, mật độ của các đối tượng này thì có
thể định hình các vùng nguy cơ khác nhau.
Điều đó giúp các tỉnh, thành thống nhất các
chính sách ứng phó đối với từng khu vực cụ
thể. Vùng xanh thì áp dụng chính sách khác,
còn vùng đỏ chính sách khác. Quan trọng là
cả vùng TP.HCM có cùng cách đánh giá,
cách hiểu và ứng xử.
CM, Đồng Nai,
Từng bước mở cửa
kinh tế là yêu cầu
cấp thiết
Phát biểu kết luận tại hội
nghị lần thứ 8 Ban chấp hành
Đảng bộTP.HCM khóa XI, hôm
14-9, Bí thư Thành ủy TP.HCM
Nguyễn Văn Nên cho biết khi
dịch đã cơ bản được kiểmsoát,
nguycơđãgiảmdần thìTP thực
hiện kế hoạch, chiến lược phục
hồi kinh tế.Trong đó, việc từng
bướcmở cửa nền kinh tế là yêu
cầucấp thiết. Ôngcho rằngđây
không chỉ là trách nhiệm của
TP đối với khu vực, đối với cả
nước, mà còn là trách nhiệm
trong quá trình đóng góp vào
chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bí thư Thành ủy yêu cầu
phương châmcủaTP là không
quá chậm so với yêu cầu của
thực tiễn đặt ra. Khi có cơ hội
thì mở cửa nhưng không được
chủ quan, nôn nóng, thực hiện
từng bước thận trọng, chắc
chắn và nếu chưa an toàn thì
không mở cửa.
TÁ LÂM
nghĩ cần có luồng xanh chữa
trị y tế. Trong bất kỳ kịch bản
nào về dịch bệnh, TPvới kinh
nghiệm tổ chức chăm sóc F0
cộng đồng, chữa trị F0 trở
nặng… tới đây có thể hỗ trợ
các tỉnh xung quanh. Thậm
chí, khi mở cửa trở lại và phục
hồi, TP hoàn toàn có thể giúp
đỡ các tỉnh xung quanh khi họ
chưa phủ đầy đủ vaccine, có
nhiều bệnh nhân cần điều trị
ở tầng trên. Cần nhớ rằng nếu
tỉnh nào bùng dịch, quá tải thì
chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến
các địa phương xung quanh.
Vì vậy, tôi nhấn mạnh “phải
cùng nhau chống dịch”.
Luồng xanh
đảm bảo kinh tế,
an sinh xã hội
. Còn đối với nhómmục tiêu
về phục hồi và tái mở cửa nền
kinh tế thì TP và các tỉnh lân
cận cần được tiếp cận như thế
nào cho hiệu quả, thưa ông?
+ Nhìn vào các chỉ tiêu
định lượng, thế giới quan tâm
nhiều nhất đến số ngày siết
chặt giãn cách xã hội - chỉ
tiêu rõ nhất cho thiệt hại về
kinh tế. Nhóm tiếp theo là khả
năng dịch chuyển của cộng
đồng, năng lực logistics (ví
dụ vận chuyển hàng không)
và luồng xanh cho người đã
tiêm vaccine. Như vậy, trong
mọi kịch bản về tình hình dịch
bệnh, TP và các tỉnh lân cận
phải (a) hạn chế tối đa việc
siết giãn cách; (b) đảm bảo
sự lưu thông của lương thực,
thực phẩm, hàng hóa thiết
yếu, vận chuyển nguyên vật
liệu trong chuỗi cung ứng
liên tỉnh.
Tôi xin lấy ví dụ dễ hiểu
là bài toán kinh doanh của bà
bán bún bò. Nếu bà bán bún
bò không kết nối được với bà
bán rau, bán thịt, bán gia vị,
rồi kết nối các bà này tới chợ
đầu mối, rồi từ chợ đầu mối
tới nông trại bằng hệ thống
shipper hoặc DN vận tải… thì
không cách nào bà bán bún
bò có thể kinh doanh được.
DN cũng vậy, họ cần kết
nối với khách hàng, đơn vị
vận tải, thị trường, đồng thời
cũng cần kết nối với nguồn
hàng, nhà cung cấp, người lao
động vận hành nhà máy. Theo
toán học đơn giản, muốn nối
một nút xanh này với một nút
xanh khác thì phải tạo luồng
xanh. Vì vậy, TP.HCMvà các
tỉnh xung quanh cần có cơ chế
đảm bảo các luồng xanh đối
với các lĩnh vực kinh doanh,
sản xuất, dịch vụ quan trọng
phải luôn được duy trì thì mới
mong đảmbảo được mục tiêu
không gây hại quá mức đối
với nền kinh tế khi giãn cách
xã hội để phòng chống dịch.
. Điều mà người dân cũng
rất quan tâm đó chính là an
sinh xã hội trong điều kiện tồn
tại virus SARS-CoV-2. Liệu
TP và các tỉnh xung quanh
cần có giải pháp nào?
+ Các chỉ tiêu trong bộ tiêu
chí phát triển con người cũng
rất rõ. Tuy nhiên, khi quyết
định sống chung với virus
thì chính quyền phải tính đến
việc hỗ trợ người dân khi siết
giãn cách. Theo tôi, những
vấn đề quan trọng chính là
hỗ trợ được người dân và
người lao động trong vùng
phong tỏa; hỗ trợ được bệnh
nhân và người nhà trong điều
trị bệnh; hỗ trợ được người
trong vùng xanh được tái sản
xuất và làm việc. Khi tiếp
cận ở phạm vi liên tỉnh thì
cần đặc biệt chú ý đến việc
tạo điều kiện cho người lao
động sống ở tỉnh này mà làm
việc ở tỉnh kia; DN ở tỉnh này
nhưng bán cho tỉnh lân cận…
Các tổ chức xã hội có nhu cầu
làm thiện nguyện liên tỉnh để
giúp đỡ người yếu thế cũng
cần được xem xét để hoạt
động hiệu quả.
. Việc ứng dụng công nghệ
trong bài toán kết nối dữ liệu
liên vùng và toàn quốc gia
nên được tính toán thế nào?
+Về nguyên tắc, dữ liệu thì
đa chiều nhưng định danh thì
chỉ cómột, ví dụmột người sẽ
chỉ có một số CMND/CCCD
duy nhất, các dữ liệu khác sẽ
là phái sinh, ví dụ như mã số
BHXH, mã số thuế…Khi thu
thập thông tin bằng bất kỳ hình
thức nào cũng phải có trường
định danh này hoặc phải xử
lý tham chiếu thì mới đồng
nhất được dữ liệu. Thứ hai,
dữ liệu chỉ phát sinh tại các
điểm đầu, cuối và phải được
cập nhật theo thời gian thực
hoặc định kỳ nhất định, ví
dụ cuối ngày, khi đó dữ liệu
mới có giá trị cho phân tích
và quản trị. Ngoài yêu cầu về
công nghệ và kỹ thuật, yêu
cầu cập nhật và đồng nhất dữ
liệu vào cơ sở dữ liệu chính
(master data) là rất quan trọng
để đảm bảo tính chính xác,
cập nhật và hiệu quả cho các
quyết định quan trọng.
. Xin cám ơn ông.•
Ông
PHẠM ĐỨC BÌNH
,
Tổng giám đốc Công ty cổ phần
Thanh Bình (Đồng Nai)
:
Phải có sự phối hợp
để mở cửa được
thông suốt, đồng bộ
Nếu TP.HCM
mở cửa trở lại,
nới lỏng giãn
cách thì chắc
chắn các tỉnh,
thành phía Nam
sẽ làm theo
nhưng cần có sự
phối hợp, liên
thông giữa các
chính quyền, địa
phương để việc mở cửa trở lại nền
kinh tế thông suốt, đồng bộ.
Đối với các chợ đầu mối, nhà máy
giết mổ, chợ truyền thống tại TP.HCM
cần sớm mở cửa lại thì nguồn cung các
sản phẩm chăn nuôi, nông sản khác ở
các tỉnh, thành mới có đầu ra tiêu thụ
cho nông dân. Để đảm bảo an toàn
phòng chống dịch bệnh, các chợ, nhà
máy phải tự quản lý về xét nghiệm, tiêm
vaccine thì mới có thể làm việc. Ví dụ,
tiểu thương ở chợ phải tiêm ít nhất một
mũi, xét nghiệm COVID-19 âm tính mới
được buôn bán. Hàng bán sẽ đóng gói
thành dạng combo, niêm yết giá luôn.
Như combo ghi rõ các loại rau quả, trái
cây, giá tiền, người mua chỉ việc trả tiền,
lấy hàng, hạn chế tiếp xúc, trả giá, chọn
lựa…
Đối với nhà máy giết mổ gia súc,
gia cầm cũng vậy, nhân viên phải xét
nghiệm, tiêm vaccine mới cho vào làm
việc, ai nhiễm thì đưa đi cách ly,
chữa trị.
Đối với hoạt động của doanh nghiệp
(DN), theo tôi nên giao quyền cho DN
tự quyết định hoạt động của mình.
Đơn cử như DN chúng tôi đang thực
hiện “ba tại chỗ”, công nhân muốn
về nhà nếu địa phương nới lỏng giãn
cách, bỏ “ba tại chỗ” thì DN sẽ giải
quyết cho các công nhân về nhà hai
tuần nghỉ ngơi. Sau hai tuần, công
nhân xét nghiệm PCR âm tính thì mới
vào làm việc, tiếp tục thực hiện “ba
tại chỗ”, khi tình hình dịch bệnh tạm
ổn sẽ tính phương án cho công nhân
đi về nhà như bình thường.
Trong thời gian còn giãn cách, công
nhân mới quay lại làm việc thì có xét
nghiệm âm tính mới cho vào làm việc
nhưng sẽ bố trí một khu vực làm việc
riêng, quy định không tiếp xúc với
các công nhân khác.
Trường hợp công nhân nhiễm
COVID-19 thì công ty bố trí khu vực
cách ly, chăm sóc, điều trị theo hướng
dẫn của cơ quan y tế, trường hợp diễn
tiến nặng thì chuyển đến bệnh viện.
Công nhân F0 khỏi bệnh, tiếp tục
quay lại làm việc.
Ông
PHẠM XUÂN HỒNG
,
Chủ tịch
HĐQT Công ty cổ phần May Sài Gòn
3, kiêm Chủ tịch Hội Dệt may Thêu
đan TP.HCM
:
Giao cho doanh nghiệp
sự chủ động trong
xét nghiệm, xử lý
Nếu tiếp tục giãn cách như hiện nay
thì DN rất khó phục hồi sản xuất, nhất
là ngành dệt may. Vì các đơn hàng
nguyên phụ liệu nhập về, nằm ở kho
lâu quá thì không thể lấy sản xuất.
DN đàm phán với khách hàng giao
hàng chậm cũng chỉ một thời gian chứ
không thể kéo dài.
TP.HCM mở cửa dần cho sản xuất,
kinh doanh thực sự rất tốt nhưng đi
kèm theo đó là các điều kiện an toàn
dịch bệnh. Quan trọng là các địa
phương cũng mở cửa theo thì DN mới
có thể trở lại sản xuất hoàn toàn được.
Bởi như lao động của công ty dệt
may ở TP.HCM có người ở Đồng Nai,
Bình Dương; nguồn cung nguyên
phụ liệu như chỉ, vải… cũng ở các
địa phương khác. Chưa kể, trụ sở các
công ty dệt may ở TP.HCM nhưng các
chi nhánh sản xuất lại ở Bình Dương,
Long An…
Các địa
phương khác
cũng phải vào
cuộc, phối hợp
giữa các chính
quyền để đảm
bảo không đứt
gãy chuỗi cung
ứng. Làm sao
để công nhân
đang ở các địa
phương được tiêm hai mũi vaccine có
thể quay trở lại công ty làm việc. Bỏ
“ba tại chỗ” thì giao trách nhiệm cho
từng công ty quản lý phòng chống
dịch, công nhân về nhà thì giao cho
công ty tự cấp giấy đi đường, tự xét
nghiệm. Nếu công nhân đang ở vùng
phong tỏa thì để công ty tự tìm thuê
khu nhà trọ nằm ở vùng xanh cho
công nhân ở.
Ông
NGUYỄN ĐỨC THANH
,
Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH
Chế biến nông sản thực phẩm
xuất khẩu Tân An (Long An)
:
Ưu tiên cấp thẻ xanh
COVID cho công nhân
Các ngành
hàng xuất
khẩu đều có
chuỗi cung ứng
liên quan đến
TP.HCM vì
cảng biển, sân
bay, dịch vụ
logistics, bao
bì, kỹ thuật…
Mỗi TP.HCM
nới lỏng giãn
cách, vật tư, hàng hóa hạn chế lưu
thông thì các DN ở các tỉnh cũng gặp
khó.
Vì vậy, sắp tới các tỉnh, thành lân
cận TP.HCM, các tỉnh ĐBSCL đều có
kế hoạch mở cửa, nới lỏng giãn cách.
Theo tôi, các địa phương nên thống
nhất chung về quy định phòng chống
dịch, chứ không mỗi nơi mỗi quy
định riêng dẫn đến tình trạng “ngăn
sông cấm chợ”.
Công nhân lao động các ngành
nghề sản xuất hàng hóa thiết yếu, chế
biến xuất khẩu cần được ưu tiên tiêm
vaccine đủ hai mũi, các địa phương
cấp thẻ xanh COVID cho họ đi làm,
đi lại bình thường.
DN tự xét nghiệm, có người nhiễm
COVID-19 thì có phòng cách ly, điều
trị cho người bệnh. F0 ở công đoạn
nào thì cách ly công đoạn đó.
QUANG HUY
ghi
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook