215-2021 - page 9

9
Tuyến BRT số 1: Đầu tư khoảng 3 triệu USD/km
Tuyến BRT số 1 đầu tiên sẽ hoạt động dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt -
Mai Chí Thọ (qua địa bàn TP Thủ Đức, các quận 1, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện
Bình Chánh) với suất đầu tư khoảng 3 triệu USD/km. Dự án được dự kiến
khởi công vào đầu tháng 9-2021. Thời gian dự kiến hoạt động thương mại
vào cuối năm 2022.
Tuyến BRT số 1 ởTP.HCMdài 26 kmvới điểmđầu tại nút giaoAn Lạc (quận
Bình Tân) kết nối vào ga Rạch Chiếc (TP Thủ Đức) của tuyến metro số 1, kết
nối đến trạm trung chuyển HàmNghi và Chợ Lớn (quận 1) để tăng tính kết
nối với hệ thống xe buýt hiện hữu. Mỗi xe buýt BRT có sức chứa 60-72 hành
khách, sàn xe cao 30 cm, tổng số lượng xe đầu tư giai đoạn đầu là 42 chiếc
và tổ chức làn đường dành riêng bằng cách bổ sung dải phân cách bê tông.
Để tăng cường khả năng tiếp cận trên tuyến, trong thành phần dự án
đầu tư 19 cầu bộ hành trong tổng số 28 trạm; bố trí tám bãi đỗ xe máy cá
nhân xung quanh khu vực trạm dừng, nhà ga.
án dự kiến hoàn thành công tác bồi
thường GPMB và khởi công trong
quý IV-2021. Tuy nhiên, đại diện Sở
GTVT TP cho biết cả hai dự án đều
không kịp khởi công trong năm nay.
Tương tự, dự án nâng cấp, mở
rộng đường Nguyễn DuyTrinh (đoạn
từ vành đai 2 đến đường vào Khu
công nghiệp Phú Hữu (TPThủ Đức)
cũng chưa thể khởi công trong năm
nay. Hiện dự án đang lập thủ tục lựa
chọn các đơn vị tư vấn thẩm tra và
tư vấn khảo sát, lập thiết kế bản vẽ
thi công - dự toán công trình. Dự
án này phải thực hiện điều chỉnh
tổng mức đầu tư do tăng chi phí bồi
thường GPMB. Hiện cơ quan chức
năng đang phối hợp với UBND TP
Thủ Đức chuẩn bị kế hoạch GPMB
làm cơ sở lập điều chỉnh tổng mức
đầu tư dự án.
Cuối cùng là dự án phát triển giao
thông xanh TP.HCM, dự án nhằm
xây dựng tuyến xe buýt nhanh số
1 (tuyến BRT số 1) trên đường Võ
Văn Kiệt. Đây là dự án BRT đầu
tiên ở TP.HCM dự kiến khởi công
trong tháng 9 nhưng đến nay vẫn
án binh bất động.
Về dự án này, hiện Bộ Tài chính
đang tham mưu cho Thủ tướng báo
cáo Chủ tịch nước chấp thuận điều
chỉnh hiệp định vay vốn và Bộ Tài
chính đã có văn bản gửi Ngân hàng
Thế giới thông báo chính thức về
điều chỉnh hiệp định vay vốn. Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình giao thông TP.HCM đang
hoàn tất hồ sơ thiết kế kỹ thuật và
tổng dự toán dự án.
Tiếp tục đẩy nhanh
giải phóng mặt bằng
“Đối với nhóm dự án (bốn dự án
trên) đã duyệt báo cáo nghiên cứu
khả thi, kiến nghị UBND các quận,
KIÊNCƯỜNG
T
rao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
đại diện Sở GTVTTP.HCM cho
biết nhiều dự án trọng điểm dự
kiến khởi công trong năm nay đều
không kịp triển khai. Theo vị này,
nguyên nhân chủ yếu là vì dịch
COVID-19 ảnh hưởng đến công
tác giải phóng mặt bằng (GPMB).
Bốn dự án không kịp
khởi công trong năm nay
Trước đó, báo cáo về tiến độ các
dự án trọng điểm, Sở GTVT TP cho
biết dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ
khởi công bốn dự án, trong đó có
hai dự án giải tỏa ùn tắc khu vực
quanh sân bay Tân Sơn Nhất (quận
Tân Bình).
Cụ thể là dự án mở rộng đường
Hoàng Hoa Thám từ cổng doanh
trại quân đội (giáp sân bay) đến
đường Cộng Hòa. Theo Sở GTVT
TP, UBND TP đã chấp thuận chủ
trương cho UBND quận Tân Bình
khẩn trương tiến hành công tác thu
hồi, bồi thường theo giá đất trước
đây đã được phê duyệt. Dự án thứ
hai là cải tạo đường Cộng Hòa từ
hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn
đến đường Thăng Long. Cả hai dự
Dự ánmở rộng đườngHoàngHoa Thámtừ cổng doanh trại quân đội (giáp sân bay) đến đường CộngHòa chưa thể triển khai
trong nămnay. Ảnh: NGUYỆTNHI
huyện chỉ đạo đơn vị trực thuộc đẩy
nhanh tiến độ, hoàn thành công tác
bồi thường, hỗ trợ tái định cư, bàn
giao mặt bằng trống cho chủ đầu
tư” - Sở GTVT TP nêu trong văn
bản báo cáo UBND TP mới đây.
Sở GTVT TP cũng cho rằng trong
thời điểm hiện nay, TP đang thực
hiện Chỉ thị 16 về các biện pháp cấp
bách phòng chống dịch COVID-19
nên việc bố trí nhân lực thi công xây
dựng các công trình cũng gặp nhiều
vướng mắc. Ngoài ra, công tác triển
khai thực hiện một số việc liên quan
đến bồi thường GPMB (tiếp xúc, đối
thoại với các hộ, cá nhân có đất bị
thu hồi trong dự án) gặp nhiều khó
khăn. Việc này đã dẫn đến chậm tiến
độ thực hiện công tác bồi thường
GPMB, chậm tiến độ thi công xây
dựng công trình.
Góp ý thêm về dự án tuyến BRT
số 1, GS-TS Bùi Xuân Phong, Chủ
tịch Hội Kinh tế và vận tải đường
sắt Việt Nam, cho rằng cần lấy kinh
nghiệm về các dự án BRT ở Hà
Nội hiện nay triển khai không đạt
hiệu quả để TP.HCM có tính toán
hợp lý hơn.
“Tôi nghĩ cần xem xét kỹ bởi sau
này khi dự án đi vào hoạt động, khai
thác không hiệu quả thì người dân
và Nhà nước đều chịu thiệt hại. Ở
Việt Nam, thói quen của người dân
vẫn là sử dụng phương tiện cá nhân
rất nhiều nên chúng ta phải tính toán
thật kỹ với BRT” - ông Phong cho
biết thêm.•
Trước đó, báo cáo về tiến
độ các dự án trọng điểm,
Sở GTVT TP cho biết dự
kiến đến cuối năm 2021
sẽ khởi công bốn dự án,
trong đó có hai dự án giải
tỏa ùn tắc khu vực sân
bay Tân Sơn Nhất (quận
Tân Bình).
Nghiên cứu phương án phù hợp đầu tư
đường vành đai 4
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa yêu cầu Bộ GTVT chủ
trì, phối hợp với các địa phương liên quan, nghiên cứu, đề
xuất phương án đầu tư dự án đường vành đai 4 TP.HCM
phù hợp, bảo đảm khả thi, đúng quy định của pháp luật.
Bộ GTVT được đề nghị căn cứ vào Nghị quyết 29/2021/
QH15 của Quốc hội và ý kiến của các bộ; chủ trì, phối hợp
với các địa phương liên quan, nghiên cứu, đề xuất phương
án đầu tư phù hợp, bảo đảm khả thi, đúng quy định.
Theo Quyết định 1698/2011 của Thủ tướng phê duyệt quy
hoạch chi tiết đường vành đai 4 TP.HCM, tuyến đường này
đi qua địa giới hành chính năm tỉnh, TP gồm: Bà Rịa-Vũng
Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An.
Tổng chiều dài tuyến đường vành đai 4 khoảng 197,6 km.
Đường vành đai 4 có quy mô là đường cao tốc với mặt cắt
ngang 6-8 làn xe cao tốc, có đường song hành hai bên và
các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ
thuật, dự trữ mở rộng. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang lớn
nhất khoảng 121,5 m.
Đường song hành quy mô có ít nhất hai làn xe, được đầu
tư phân kỳ tùy theo nhu cầu vận tải và sự phát triển các đô
thị hai bên.
PHAN CƯỜNG
Hàng không và du lịch Thừa Thiên-Huế
cùng quảng bá du lịch
Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Phú Bài và Sở Du lịch
tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác,
tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh, thúc
đẩy phát triển du lịch Thừa Thiên-Huế giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, Cảng HKQT Phú Bài và Sở Du lịch tỉnh sẽ phối
hợp xúc tiến đường bay đến tỉnh này, quảng bá điểm đến và
hình ảnh của Cảng HKQT Phú Bài, phối hợp trong công tác
phòng chống dịch.
Cụ thể, Cảng HKQT Phú Bài có trách nhiệm tham gia,
tổ chức quảng bá, giới thiệu thông tin về sân bay tại các thị
trường trọng điểm và cử cán bộ tham gia giới thiệu thông
tin, tham gia đoàn xúc tiến điểm đến và phát triển đường
bay; cung cấp các nội dung về thông tin năng lực khai thác/
phục vụ tại cảng nhằm mục đích phục vụ hoạt động xúc tiến
đường bay, phát triển du lịch...
Phía Sở Du lịch có trách nhiệm trao đổi thông tin về
cơ chế, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch với Cảng
HKQT Phú Bài; chủ động làm việc với hãng hàng không và
kết nối với Cảng HKQT Phú Bài về cơ hội mở đường bay.
Đồng thời, Sở Du lịch hỗ trợ các hoạt động truyền thông,
quảng bá cho các đường bay và hãng hàng không tại Thừa
Thiên-Huế. Bên cạnh đó, mời đại diện các hãng hàng không
tiềm năng đến Huế làm việc về việc phát triển đường bay
mới tại các thị trường trọng điểm; đề xuất bổ sung cơ chế,
chính sách với Bộ VH-TT&DL, Tổng cục Du lịch… nhằm
tạo điều kiện cho các hoạt động xúc tiến phát triển đường
bay một cách hiệu quả, hỗ trợ các hãng hàng không có
nguyện vọng giới thiệu thông tin về đường bay mới đến
Thừa Thiên-Huế...
PHONG ĐIỀN
TP.HCM:Nhiềudựántrọngđiểmphải
dời ngày khởi công vì COVID-19
Theo dự kiến, các dự án trọng điểmgồmdự án giải tỏa ùn tắc khu vực quanh sân bay Tân SơnNhất,
tuyến xe buýt nhanh số 1, nâng cấp, mở rộng đường NguyễnDuy Trinh…sẽ được khởi công vào cuối nămnay.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook