215-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai20-9-2021
dao của Thái. Thái tiếp tục lấy cây
đánh vào đầu bảo vệ dân phố gây
thương tích nhẹ.
Ngay sau đó lực lượng công an
đã khống chế, bắt giữ Thái. Hiện
Thái đang bị Công an quận Ninh
Kiều tạm giữ hình sự để điều tra về
tội chống người thi hành công vụ.
Trước đó, tối 17-9, ông Nguyễn
Văn Trường, công an viên xã An
Đức, huyện Ba Tri, Bến Tre, biết
tin Nguyễn Văn Đông (37 tuổi, ngụ
xãAn Đức) đang cầm theo dao đến
nhà dân để gây chuyện. Do vụ việc
xảy ra gần nhà nên ông Trường lập
tức đến hiện trường, đồng thời gọi
điện thoại báo cáo, xin ý kiến trưởng
công an xã.
Trưởng công an xã đã phân công
ông Trường đến nhà dân nắm tình
hình ban đầu, đồng thời huy động
lực lượng hỗ trợ. Tuy nhiên, khi
lực lượng công an xã đến thì ông
Trường đã bị Đông chémgây thương
tích nặng ở chân trái. Sau đó, ông
Trường chết tại bệnh viện ngày 18-9.
Hiện Cơ quan CSĐTCông an tỉnh
Bến Tre đang củng cố hồ sơ để khởi
tố bị can đối với Đông.
Cố ý gây thương tích
Nhận định về những hành vi tấn
công lực lượng đang làm nhiệm vụ
nêu trên, luật sưNguyễnHoài Nghĩa
và luật sư Nguyễn Văn Nhàn, cùng
Đoàn Luật sư TP.HCM, phân tích:
Hai chiến sĩ công an đều đang thực
hiện nhiệm vụ của mình là giữ gìn
an ninh, trật tự tại địa phương, tức
đang thi hành công vụ.
Hành vi của Đông, Thái là dùng
vũ lực tấn công những người đang
thi hành công vụ để cản trở họ thực
hiện công vụ củamình. Hành vi dùng
vũ lực này xâm phạm đến sức khỏe,
tính mạng của người thi hành công
vụ, gây thương tích cho họ, thậm
chí chết người như vụ công an viên
bị tấn công ở Bến Tre.
Theo Điều 330 BLHS năm 2015
(được sửa đổi, bổ sung năm 2017)
về tội chống người thi hành công
vụ, người nào dùng vũ lực, đe dọa
hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở
người thi hành công vụ thực hiện
công vụ của họ... thì bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội danh
này. Tức hành vi dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực chỉ nhằm cản trở
người thi hành công vụ thực hiện
nhiệm vụ của họ chứ không vì mục
đích xâm phạm sức khỏe, tính mạng
của người thi hành công vụ.
Do vậy, hành vi của Thái với mục
đích xâm phạm sức khỏe của người
đang thi hành công vụ có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo
điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) hoặc về tội cố ý gây thương
tích với tình tiết định tội “đối với
người thi hành công vụ” nếu thương
tích của cảnh sát khu vực dưới 11%.
Tùy theo kết quả giám định về tỉ lệ
tổn thương cơ thể của nạn nhân mà
người phạm tội phải chịu mức hình
phạt tương ứng.
Có thể xemxét tội giết người
Riêng về hành vi Nguyễn Văn
Đông cầm dao chém vào chân công
an viên khiến ông này tử vong sau
đó tại bệnh viện, luật sư Bùi Viết
Nông, Đoàn Luật sư TP.HCM, chia
thành hai trường hợp.
Trường hợp 1: Hành vi của Đông
có dấu hiệu tội giết người nếu kết
quả điều tra và kết luận giám định
xác định được Đông thực hiện hành
vi nhằm mục đích tước đoạt tính
mạng của công an viên với mức độ
tấn công nhanh và liên tục, cường
độ tấn công mạnh có thể gây chết
người, vị trí tác động trên cơ thể
là vị trí trọng yếu như vùng đầu,
ngực, bụng…
Về yếu tố lỗi, hành vi của Đông
có dấu hiệu của tội giết người nếu
Đông nhận thức rõ mức độ nguy
CÙHIỀN
M
ới đây, một cảnh sát khu
vực ở TP Cần Thơ và một
công an viên ở tỉnh Bến Tre
đã bị tấn công bằng dao khi đang
thi hành công vụ. Hậu quả là công
an viên bị thương nặng, sau đó tử
vong; còn cảnh sát khu vực thì bị
thương tích vùng cổ.
Các luật sư cho rằng cần nghiêm trị
hành vi này để bảo vệ sự tôn nghiêm
của pháp luật, bảo vệ hoạt động
đúng đắn của người thực thi công
vụ và cao hơn là bảo vệ hoạt động
của Nhà nước về quản lý xã hội...
Gặp nạn khi đang làm
nhiệm vụ
Ngày 18-9, Đại úy Nguyễn Công
Tín, cảnh sát khu vực 5, quận Ninh
Kiều, TP Cần Thơ, trong lúc thuyết
phục Quách Thái (42 tuổi, ngụ
phường Tân An) khi Thái say rượu
và gây rối trật tự đã bị Thái tấn công
vào vùng cổ.
Lúc này, bảo vệ dân phố đi cùng
đã dùng gậy cao su đánh rớt con
Nguyễn VănĐông tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an tỉnh Bến Tre
hiểmcủa hành vi, thấy trước hậu quả
chết người và mong muốn hậu quả
chết người xảy ra hoặc tuy không
mong muốn nhưng vẫn có ý thức để
mặc cho hậu quả chết người xảy ra.
Trường hợp 2: Hành vi của Đông
có dấu hiệu tội cố ý gây thương tích
(với hậuquả làmchết người theođiểm
a khoản 4 Điều 134 BLHS) nếu kết
quả điều tra và kết luận giám định
xác định được Đông thực hiện hành
vi nhằm mục đích gây tổn hại đến
thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân
chết nằm ngoài ý thức chủ quan
của Đông. Đông tấn công nạn nhân
không dồn dập, cường độ tấn công
nhẹ.Vị trí tác động trên cơ thể thường
là những vị trí không gây nguy hiểm
chết người như vùng vai, tay, chân...
Đông có lỗi vô ý đối với hậu quả
chết người, nghĩa là Đông thấy trước
hành vi của mình có thể gây chết
người nhưng cho rằng hậu quả đó
sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa
được hoặc Đông không thấy trước
hành vi của mình có thể gây chết
người, mặc dù phải thấy trước và
có thể thấy trước hậu quả đó. Việc
công an viên chết phải có nguyên
nhân từ những thương tích do hành
vi của Đông gây ra.•
Nếu kết quả giám định
cho thấy thương tích của
cảnh sát khu vực dưới
11% thì có thể xử lý Thái
về tội cố ý gây thương
tích với tình tiết phạm tội
đối với người đang thi
hành công vụ.
Tài xế xe tải tông chết người rồi nhờ anh rể nhận tội thay
VKSND Cấp cao tại Hà Nội vừa ra thông báo rút kinh
nghiệm cách giải quyết một vụ án vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ.
Theo hồ sơ, sáng 2-3-2020, Phùng Trung Hào chạy xe
tải ben của mình chở gạch giao cho khách. Trưa cùng
ngày, xe của Hào đến quốc lộ 3 thuộc huyện Quảng Hòa,
Cao Bằng thì va chạm với xe khách chạy hướng ngược
lại và một mô tô dựng ở rìa đường.
Hậu quả làm sáu người trên xe khách bị thương, còn
tài xế xe khách tử vong. Trừ hai bị hại từ chối giám định,
bốn bị hại còn lại có tổng tỉ lệ tổn hại sức khỏe là 69%.
Xe khách và mô tô đều bị hư hỏng sau va chạm.
Sau tai nạn, Hào gọi anh rể là Hoàng Văn Tấn đến
giúp đỡ. Do Hào không có giấy phép lái xe nên đã thống
nhất để anh Tấn nhận tội thay.
Quá trình điều tra, anh Tấn thay đổi toàn bộ lời khai,
thừa nhận việc nhận tội thay.
Ngày 10-12-2020, TAND tỉnh Cao Bằng xử sơ thẩm,
phạt Hào ba năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Bản án
không bị kháng cáo, kháng nghị, đã có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, sau đó viện trưởng VKSND Cấp cao tại Hà
Nội kháng nghị giám đốc thẩm. Ngày 23-6-2021, Ủy ban
Thẩm phán TAND Cấp cao tại Hà Nội hủy án sơ thẩm
để xét xử lại theo hướng không cho Hào được hưởng án
treo.
Theo thông báo rút kinh nghiệm của VKSND Cấp cao
tại Hà Nội, hành vi phạm tội của Hào là nghiêm trọng.
Bị cáo không có giấy phép lái xe nhưng thường xuyên
điều khiển xe tải ben là nguồn nguy hiểm cao độ gây tai
nạn làm một người chết, sáu người bị thương, thiệt hại
tài sản là hơn 135 triệu đồng. Đặc biệt, sau tai nạn, Hào
nhờ nhận tội thay nhằm trốn trách nhiệm, gây khó khăn
cho việc giải quyết án.
Tòa sơ thẩm phạt Hào ba năm tù, mức khởi điểm
của khung hình phạt là đã khoan hồng. Tòa lại còn cho
hưởng án treo là chưa nghiêm, chưa đánh giá đúng tính
chất nguy hiểm của hành vi, hậu quả mà bị cáo gây ra
cũng như ý thức chấp hành pháp luật của bị cáo.
HM
Phải nghiêm
trị hành vi tấn
công người thi
hành công vụ
Làm rõmục đích, cường độ vàmức độ
tấn công, vị trí tác động trên cơ thể nạn nhân
và yếu tố lỗi của người phạm tội mới có thể
xác định chính xác tội danh.
Cả hành vi chống người thi hành công vụ và hành
vi cố ý gây thương tích đối với người đang thi hành
công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân đều
xâm phạm đến người thi hành công vụ và thực hiện
với lỗi cố ý.
Tuy nhiên, nếu chống người thi hành công vụ mà
chưa gây ra thương tích cho nạn nhân thì người phạm
tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người
thi hành công vụ.
Nếu kết quả giámđịnh cho thấy thương tích của cảnh
sát khu vực dưới 11% thì theo điểmk khoản 1 Điều 134
BLHS, có thể xử lý Thái về tội cố ý gây thương tích với
tình tiết phạm tội đối với người đang thi hành công vụ,
chứ không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống
người thi hành công vụ.
Tuy nhiên, trường hợp này có thể dẫn đến việc bị hại
rút đơn yêu cầu khởi tố và vụ án phải được đình chỉ.
Lúc này hoạt động đúng đắn của người thi hành công
vụ và cao hơn là hoạt động của Nhà nước về quản lý xã
hội không được bảo vệ. Do đó, theo tôi, cần có sự thay
đổi quy định theo hướng: Xử lý người cố ý gây thương
tích (dưới 11%) cho người đang thi hành công vụ theo
khoản 2 Điều 134 BLHS.
Luật sư
BÙI VIẾT NÔNG
, Đoàn Luật sư TP.HCM
Cần bảo vệ hoạt động đúng đắn của người thi hành công vụ
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook