217-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứTư22-9-2021
ĐĂNGKHOA
S
ingapore từ tháng 6 đã
thông báo sẽ tiến tới thực
hiện chiến lược “sống
chung với COVID-19”, bắt
đầu nới lỏng giãn cách và có
kế hoạch tiến đến xem đại
dịch COVID-19 là một bệnh
đặc hữu. Tuy nhiên, kế hoạch
này gặp thách thức vài tuần
sau đó khi số ca nhiễm bắt
đầu tăng lại. Kế hoạch mở
cửa bị hoãn và một số biện
pháp phòng dịch lại được
khôi phục.
Trong nhiều tháng sau đó,
Singapore giữ được số ca
nhiễmmới hằng ngày ở mức
tương đối thấp. Tuy nhiên, từ
cuối tuần rồi nước này ghi
nhận số ca nhiễm mới mỗi
ngày ở mức trên dưới 1.000
ca, chủ yếu nhiễm trong cộng
đồng, mức cao nhất kể từ đợt
dịch tháng 3-2020, theo kênh
Channel News Asia
.
Sự bình tĩnh của
nhà chức trách
Diễn biến này gây chú ý vì
dịch bùng lại trong bối cảnh
Singapore đã phủ sóng tiêm
chủng cho 82% dân số. Tuy
nhiên, chính phủ Singapore
gọi sự gia tăng số ca nhiễm
này là một “nghi thức” khi
thích nghi và điều chỉnh mô
hình “sống cùng hy vọng”,
trái ngược với mục tiêu diệt
cho hết virus và các biến thể
của nó.
“Chúng ta đang trên đường
chuyển tiếp đếnmột hình thức
bình thường mới, sống chung
với COVID-19. Đó là một
hành trình nhiều chuyển biến
và đầy những khúc quanh”
- Bộ trưởng Y tế Singapore
Ong Ye Kung nói hôm 17-9.
Trướcdiễnbiếntáibùngdịch,
Jeannette Ickovics tại Trường
Yale-NUS (Singapore) nói với
đài
Al Jazeera
rằng Singapore
đã làm tương đối tốt ở từng
hoạt động xét nghiệm, truy
vết, tiêm vaccine trên diện
rộng và nhờ cả sự tuân thủ
rộng rãi các chính sách của
chính phủ.
Cùng quan điểm, PGS luật
Eugene Tan tại ĐH Quản lý
Singapore nhận định bên cạnh
khả năng lãnh đạo quyết đoán
của chính quyền thì còn có
sự hỗ trợ của người dân khi
sẵn sàng tuân theo các chỉ
dẫn phòng chống dịch. Theo
PGS Tan, “kinh nghiệm của
Singapore cho thấy cần thiết
không chỉ chính phủ mà cả xã
hội phải sát cánh cùng nhau
đối phó đại dịch”.
Chủ trương hành động
cụ thể của nhà chức trách
Singapore trong đợt tái bùng
dịch lần này cũng nhận được
sự đồng thuận từ xã hội, đặc
biệt từ ngành y tế. Theo TS
Ong Eu Jin Roy, một bác sĩ
gia đình ở Singapore, đây là
điều tốt với nhân viên y tế ở
đảo quốc này vốn đã gần như
kiệt sức, vì “phải có điểm
cuối để chúng tôi có thể nhìn
thấy mục tiêu… vì thực sự
chúng tôi đang tới cuối giới
hạn của mình”.
TS Steven Tucker, một bác
sĩ ung thư người Mỹ sống
và hành nghề ở Singapore
từ năm 2006, nói ông đánh
giá cao việc Singapore mở
rộng các dịch vụ y tế để giúp
người dân được chữa trị các
vấn đề về sức khỏe tâm thần
và các căng thẳng do dịch
COVID-19 mang lại.
Trong cộng đồng doanh
nghiệp dù thỉnh thoảng có lời
phàn nàn rằng cần nới lỏng đi
lại hơn để họ làm ăn nhưng
nhìn chung, nhiều người
đồng ý rằng cách Singapore
đối phó với đại dịch đã giúp
đảo quốc này bảo vệ vị thế là
một trung tâm chính cho hoạt
động kinh doanh toàn cầu.
Chuyên gia Steven Okun
thuộc Công ty tư vấnMcLarty
Associates (Mỹ) đánh giá rằng
Singapore thậm chí còn trở
nên hấp dẫn hơn với tư cách
là một trung tâm kinh doanh
toàn cầu và khu vực trong
hai năm qua. Theo ông, “do
căng thẳng thương mại Mỹ
- Trung và nhu cầu về chuỗi
cung ứng linh hoạt hơn trong
bối cảnh đại dịch, các doanh
nghiệp từ cả Trung Quốc và
Mỹ đều coi Đông Nam Á là
một thị trường quan trọng”.•
nhà chức trách Singapore đã
có phản ứng bình tĩnh. Trước
hết, các ổ lây nhiễm được xác
địnhvà giámsát, toànbộngười
ở các ổ lây nhiễm này được
xét nghiệm. Thứ hai, nhờ phủ
sóng tiêm chủng rộng nên dù
ca nhiễm nhiều nhưng đa số
người nhiễmđều ởmức không
triệu chứng hoặc triệu chứng
nhẹ, số này chiếm tới 98,1%
trong cả tháng qua. Trên
Facebook, Bộ trưởng Ong
nhận định về tình huống hiện
tại rằng: “Không nghi ngờ gì
nếu người dân không đi tiêm
vaccine đông như vậy thì hệ
thống y tế của chúng ta giờ
này đã quá tải rồi”.
Tuy nhiên, có một số lượng
người nhiễmdù không bị nặng
nhưng vẫn tìm đến bệnh viện
để an tâm. Từ thực tế này,
ngày 19-9, Bộ trưởng Ong
kêu gọi những người nhiễm
không triệu chứng hoặc triệu
chứng nhẹ, đặc biệt những
người trẻ và đã được tiêm
hai mũi vaccine nên tự theo
dõi, điều trị tại nhà. Theo ông,
mọi người cần bình tĩnh hợp
tác để bảo đảm hệ thống y
tế không bị quá tải, sẵn sàng
giường bệnh cho các ca nhiễm
trở nặng và cả người mắc các
bệnh khác cũng như bị chấn
thương, tai nạn… Bên cạnh
đó, Singapore cũng sẽ khẩn
trương lập thêm nhiều cơ
sở chăm sóc y tế cộng đồng
nữa trong tuần này, theo Bộ
trưởng Ong.
Đây làchủ trương thốngnhất
trong lực lượng đặc nhiệm đa
bộ, ngành cùng chống dịch ở
Singapore. Cùng ngày 19-9,
Bộ trưởngTài chínhSingapore
Lawrence Wong khẳng định
chính quyền quyết tâm rằng:
“Không thể để các bệnh viện
và nhân viên y tế lâm vào tình
trạng quá tải” và “thời điểm
này, đây là thách thức lớn
nhất của Bộ Y tế và chúng
tôi đang nỗ lực hết sức để xử
lý điều này”.
Xã hội đồng thuận,
hợp tác
Nhận xét về chiến lược
chống dịch của chính phủ,
GS y tế công cộng và tâm lý
Người dân Singapore đeo khẩu trang và thực hiện khai báo y tế tại điểmđến.
Ảnh: ROSLANRAHMAN/AFP
Căng thẳng xuyên Đại Tây Dương thêm nóng khi ngày
20-9 các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ thái độ
tức giận của Pháp, liên quan việc Úc hủy thỏa thuận mua
tàu ngầm của Pháp để mua tàu ngầm hạt nhân từ Mỹ trong
khuôn khổ thỏa thuận quốc phòng ba bên AUKUS (Mỹ -
Anh - Úc), theo hãng tin
AFP
.
Căng thẳng giữa Mỹ với Pháp và EU phủ sóng kỳ họp
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) sẽ diễn ra ở New York
ngày 22-9 (giờ địa phương). Theo Cao ủy EU về chính
sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell, gặp nhau tại New
York, các ngoại trưởng EU đã thể hiện sự thống nhất cao
với Pháp trong vụ này. Ông Borrell cho rằng “thông báo
này (lập AUKUS và Úc hủy thỏa thuận mua tàu ngầm của
Pháp) đi ngược lại với lời kêu gọi hợp tác nhiều hơn nữa
với EU ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cáo buộc Mỹ
“phản bội” và Úc thì đâm sau lưng. Ông Le Drian nói
ông không có lịch gặp riêng với Ngoại trưởng Mỹ Antony
Blinken và kêu gọi châu Âu “nghĩ kỹ” về liên minh với Mỹ.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết EU
sẽ đòi cho ra câu trả lời từ phía Mỹ, vì “chúng tôi đang
chứng kiến một sự thiếu minh bạch và thiếu trung thành rõ
ràng”, trong khi các đồng minh cần đảm bảo có sự “minh
bạch và tin tưởng”. Theo ông, ít nhất thời ông Trump mọi
cái rất rõ - từ giọng điệu, thực chất - rằng EU không phải
là lựa chọn của ông Trump như một đối tác, một đồng
minh hữu dụng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hy vọng sẽ nhân kỳ họp Đại
hội đồng LHQ tập hợp sự ủng hộ của các đồng minh sau
nhiệm kỳ tổng thống tranh cãi của người tiền nhiệm Trump,
đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc. Và có vẻ phía
Mỹ đang tích cực xoa dịu các đồng minh vì mục tiêu này.
Bản thân ông Biden đã đề xuất được điện đàm với Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron - vốn quyết định sẽ không
đến Mỹ dự kỳ họp Đại hội đồng LHQ vì dịch COVID-19.
AFP
dẫn thông tin từ nhiều quan chức Mỹ cho biết ông
Blinken, vốn lớn lên ở Paris và nói tiếng Pháp rất sõi,
những ngày qua đã cố gắng giảm thiểu căng thẳng. Ngày
17-9, ông Blinken đã vội nói chuyện với đại sứ Pháp tại
Washington trước khi vị đại sứ nhận lệnh triệu hồi về nước.
Ông Blinken cũng đề cập đến sự bất mãn của Pháp và các
đồng minh khác quanh việc Mỹ vẫn giữ lệnh cấm du khách
châu Âu nhập cảnh vốn ban hành từ đầu đại dịch.
Và ngày 20-9, chính phủ ông Biden đã thông báo từ
tháng 11 sẽ bỏ lệnh cấm này với những du khách châu
Âu đã tiêm vaccine. Đây là điều EU mong muốn lâu nay.
Nhiều nước châu Âu, trong đó có Đức, đã hoan nghênh
quyết định này của Mỹ.
THIÊN ÂN
Rủi ro trở nặng tùy thuộc rất nhiều
vào độ tuổi và tình trạng tiêm vaccine
Theo số liệu tổng hợp tại Singapore từ ngày 1-5 đến 16-9,
không ai đã tiêm vaccine đầy đủ và dưới 70 tuổi khi nhiễm
phải vào phòng chăm sóc tích cực hay phải chết. Người ở
độ tuổi 70 đã được tiêm vaccine đầy đủ nếu bị nhiễm thì
nguy cơ trở nặng thậm chí ít hơn so với người ở độ tuổi 30
mà không tiêm chủng.
Người ở độ tuổi 80 nếu đã được tiêm vaccine đầy đủ thì
mức độ bảo vệ tương đương người ở độ tuổi 40-50 chưa
tiêm chủng. Đặc biệt, người từ 80 tuổi trở lên nếu không
tiêm vaccine một khi bị nhiễm thì nguy cơ bệnh nguy kịch
rất cao, đến 15%.
0,09%
là tỉ lệ tửvonghaynặng tớimức
phải nhậpphòngchămsócđặc
biệt với những người đã tiêm
đủhai liềuvaccineởSingapore,
tỉ lệ này ởnhữngngười đã tiêm
một liều là 0,76% và ở những
người chưa tiêm liều vaccine
nào là 1,7%, theo nguồn tin
Bộ Y tế Singapore thống kê từ
ngày 1-5 đến 16-9 và công bố
ngày 17-9.
Tiêu điểm
“Kinh nghiệm của
Singapore cho thấy
cần thiết không chỉ
chính phủmà cả xã
hội phải cùng nhau
đối phó với đại dịch.”
Dịch tái bùng mạnh và chiến lược
đối phó bình tĩnh của Singapore
Dịch tái bùngmạnh khi Singapore đã phủ sóng tiêm chủng cho 82%dân số và
đảo quốc này đã có chiến lược đối phó bình tĩnh.
Vụ AUKUS: EU giận chung với Pháp và bước xoa dịu của ông Biden
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook