218-2021 - page 5

5
Quận Bình Tân cần
chuẩn bị kế hoạch
cho giai đoạn bình
thường mới, đưa ra
lộ trình, nêu rõ các
điều kiện để doanh
nghiệp, người lao
động được hoạt
động trở lại.
Thời sự -
ThứNăm23-9-2021
TÁ LÂM
N
gày 22-9, Bí thư Thành
ủy TP.HCM Nguyễn
Văn Nên làm việc với
Ban chỉ đạo phòng chống
dịch COVID-19 quận Bình
Tân về sơ kết công tác phòng
chống dịch trong bảy ngày
(từ ngày 16 đến 22-9) tại địa
phương.
Bình Tân phấn đấu
đến 30-9 cơ bản
kiểm soát được dịch
Theo ông Lê Văn Thinh,
Bí thư Quận ủy Bình Tân,
trung bình quận có 1.277
F0 phát sinh và số F0 khỏi
bệnh trung bình 950 ca
mỗi ngày.
Số F0 trở nặng và số ca
tử vong giảm từ 47 ca vào
ngày 23-8 xuống còn sáu ca
vào ngày 20-9. Đến nay, tỉ
lệ tiêm vaccine mũi 1 trên
địa bàn quận đạt hơn 98%
và gần 30% mũi 2 với người
dân từ 18 tuổi trở lên.
Trong thời gian qua, quận
đã chi trả trợ cấp cho gần
180.000 người dân, hỗ trợ
hơn 225.000 túi an sinh,
cấp phát 1.680 tấn gạo cho
112.000 người dân.
Theo ông Thinh, Bình
Tân là một trong những
địa phương huy động được
nguồn lực xã hội lớn để
chăm lo cho nhân dân và
lực lượng tuyến đầu phòng
chống dịch. Từ ngày 23-8
đến nay, quận vận động
được gần 125.300 phần quà
chăm lo cho người dân; vận
động hơn 7.200 chủ nhà trọ
giảm giá phòng trọ cho gần
192.000 công nhân có hoàn
cảnh khó khăn, vận động trao
học bổng cho 35 trẻ em mồ
côi cha, mẹ vì COVID-19.
“ Qu ậ n c ố g ắ n g đ ế n
ngày 30-9 sẽ cơ bản kiểm
soát được dịch, đến ngày
15-10 sẽ kiểm soát được
và đến cuối tháng 10 là kiểm
soát tốt được dịch” - ông
Thinh nói.
Chuẩn bị tâm thế
sống trong môi
trường có COVID-19
Phát biểu tại buổi làm việc,
Bí thư Thành ủy TP.HCM
BìnhTân trong công tác phòng
chống dịch COVID-19. Đặc
biệt, quận đã giảm số ca trở
nặng và giảm mạnh trường
hợp tử vong suốt một thời
gian dài.
Do vậy, trong thời gian
tới, ông đề nghị quận Bình
Tân cố gắng giữ thành quả
và kéo giảm số ca tăng nặng,
tử vong xuống thấp nhất.
Đặc biệt phải làm tốt nhất
trụ cột thu dung, phân loại,
hướng dẫn, phát thuốc, điều
trị, chăm sóc và tư vấn cho
người nhiễm COVID-19.
Ông cũng đánh giá quận
đã làm tốt an sinh xã hội ở
địa bàn có dân số đông, mật
độ cao, điều kiện sống còn
nhiều khó khăn dù chưa thể
lo tròn trịa được.
Về chiến lược chuẩn bị cho
giai đoạn bình thường mới,
ông yêu cầu quận Bình Tân
tiếp tục cố gắng nhiều hơn,
làm tốt hơn nữa, quyết liệt hơn
nữa để kiểm soát được dịch.
Quận cần chú trọng chuẩn bị
kế hoạch cho giai đoạn bình
thường mới, đưa ra lộ trình
từng bước, nêu rõ các điều
kiện để doanh nghiệp, người
lao động được hoạt động trở
lại. Quận cũng cần tính toán,
có giải pháp phát triển nhà
ở xã hội, tạo điều kiện cho
Quận Bình Tân
cần có lộ trình để
doanh nghiệp mở cửa
Nguyễn Văn Nên cho biết
TP.HCM đã trải qua hơn ba
tháng ròng rã ứng phó với
dịch COVID-19, đã trải qua
những ngày hết sức gian khổ,
khốc liệt.
Theo ông Nên, Nghị quyết
86 của Chính phủ giao cho
TP.HCM phấn đấu kiểm soát
dịch trước ngày 15-9. Nhưng
đến thời hạn này mới chỉ có
ba địa phương gồm hai huyện
Củ Chi, Cần Giờ và quận 7
cơ bản kiểm soát được dịch,
một số địa phương khác tiệm
cận các tiêu chí của Bộ Y tế
đưa ra. Trong khi đó, quận
Bình Tân chưa kiểm soát
được dịch.
Mặc dù vậy, Bí thư Thành
ủy cũng ghi nhận và đánh giá
cao những nỗ lực, cố gắng
của toàn hệ thống chính trị và
người dân trên địa bàn quận
người dân được sinh sống
ở nơi khang trang, đảm bảo
an toàn phòng chống dịch
COVID-19.
Cùng với đó, quận Bình
Tân cần chuẩn bị tâm thế,
kỹ năng cho người dân trong
tình hình mới, sống trong
điều kiện bình thường mới,
môi trường có COVID-19.
Bởi theo ông, ít nhất ở thời
điểm này, giai đoạn này,
chưa thể nào chuyển hóa
thành một địa bàn hoàn toàn
xanh - sạch - đẹp như thông
thường.
Huy động nguồn
lực y tế, ứng dụng
mạnh công nghệ
Bí thư Thành ủy đề nghị
quận Bình Tân cần làm tốt,
duy trì trung tâm y tế lưu
động. Trong chiến lược về y
tế cho giai đoạn bình thường
mới, phải phát huy hệ thống
y tế gồm cộng đồng, y tế lưu
động, bác sĩ gia đình, y tế tư
nhân, các tiệm thuốc. Đây là
chiến lược y tế chung, kết
hợp Đông y, Tây y để chăm
sóc sức khỏe người dân trên
địa bàn.
Liên quan đến việc tiêm
vaccine phòng dịch, ông yêu
cầu quận Bình Tân cần “nói
cho dân hiểu, dân thông và
dân làm”, tiếp tục bao phủ
vaccine trên địa bàn. “Vaccine
là số một và xét nghiệm cần
đi song song với vaccine để
quản lý nguồn lây nhiễm,
chủ động kiểm soát được
F0” - ông Nên nói.
Về an sinh xã hội, ông
Nên cho rằng khi giãn cách
triệt để, nghiêm ngặt thì an
sinh xã hội trở thành bài toán
lớn. Cùng với chính quyền
thì người dân, xã hội đã đùm
bọc, gánh vác giúp nhau. Vì
thế, ông Nên yêu cầu quận
Bình Tân tiếp tục triển khai
hỗ trợ một cách đầy đủ và
công bằng, không để người
dân thiếu đói, không để ai
rơi vào cảnh quá khó khăn,
bần cùng.
Ông Nên cũng lưu ý quận
Bình Tân cần sử dụng công
nghệ thông tin trong triển khai
hỗ trợ; thống kê người tiêm
vaccine, F0 đã khỏi bệnh…
và vẽ lại bản đồ COVID-19
trên địa bàn quận.•
Quận Bình Tân đặt mục tiêu đến ngày 30-9 cơ bản kiểm soát được dịch,
đến ngày 15-10 sẽ kiểm soát được và đến cuối tháng 10 là kiểm soát tốt
được dịch.
Phụnữcó thaihơn13
tuầncó thể tiêmngừa
Chiều 22-9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19
TP.HCMhọpbáo thông tinvề tìnhhìnhdịchbệnh trênđịa bàn.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó
Giám đốc Sở Công Thương, thông tin về việc doanh
nghiệp (DN) quản lý shipper tự tổ chức xét nghiệm.
Theo ông Phương, Sở Công Thương và Sở Y tế đã có
hướng dẫn cho 34 DN giao hàng công nghệ; Sở TT&TT
cùng Công ty FPT đã hướng dẫn cho các DN cập nhật dữ
liệu lên phần mềm ứng dụng “Y tế TP.HCM”.
Sáng 23-9, sở sẽ chuyển 63.000 kit test cho DN để đến
ngày 26-9 tự tổ chức xét nghiệm. Kit test này do TP cấp
trên cơ sở số lượng đăng ký của shipper với Sở Công
Thương theo nguyên tắc mẫu gộp ba người, ba ngày/lần…
Theo ông Phương, việc để DN tự tổ chức xét nghiệm,
tự chịu trách nhiệm là xu hướng bắt buộc phải thực hiện
khi tới đây từng bước mở cửa nền kinh tế.
“Trong quá trình triển khai, nếu phát sinh khó khăn thì
các DN cần báo cáo để Sở Công Thương hỗ trợ” - ông
Phương nói.
Về kế hoạch kiểm soát người lưu thông trong thời gian
tới, đại diện Công an TP.HCM cho biết đã chỉ đạo công an
quận, huyện và TP Thủ Đức chủ động bố trí các chốt kiểm
soát tại từng địa bàn, trên cơ sở kiểm soát nhưng vẫn đảm
bảo hoạt động của các nhóm được phép ra đường và các
công tác phòng chống dịch.
Ngoài việc vận động người dân hạn chế ra đường,
chấp hành các biện pháp phòng chống dịch, công an
các địa phương tổ chức các tổ kiểm soát lưu động, xử lý
người vi phạm, ra đường không có lý do chính đáng, tập
trung đông người.
Liên quan đến việc tiêm vaccine phòng COVID-19
cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần, đại diện Sở Y tế
TP.HCM thông tin: Ngày 21-9, Bộ Y tế có văn bản mới
cho phép phụ nữ có thai trên 13 tuần có thể tiêm ngừa.
Đến nay, Sở Y tế đã phân bổ 100.000 liều vaccine cho
các bệnh viện có khoa sản trên địa bàn để tiêm cho nhóm
này…
PHƯƠNG THÙY
Bình Dương đẩy mạnh xét nghiệm để
đạt bình thường mới vào ngày 30-9
Ngày 22-9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19
tỉnh Bình Dương đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với chín
huyện thị, TP và 91 xã, phường, thị trấn.
Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn
Văn Lợi yêu cầu trong năm ngày tới (từ ngày 23 đến
27-9), các địa phương tập trung thực hiện xét nghiệm
“bắt” hết F0 ra khỏi cộng đồng.
Song song với đó, các địa phương phải phân loại tình
trạng F0 ngay từ đầu. Nếu nhẹ thì cho tự cách ly điều trị
tại nhà, nặng thì chuyển đến các khu điều trị tập trung
và lực lượng y tế cơ sở là lực lượng then chốt quản lý F0
điều trị tại nhà.
Ông Lợi yêu cầu địa phương nào chưa thành lập trạm y
tế lưu động thì phải triển khai ngay. Tùy từng địa phương
để có cách làm sáng tạo, huy động lực lượng y tế tư nhân
cùng với trạm y tế lưu động, khu cụm công nghiệp tổ chức
phòng khám ngay trong lòng khu dân cư, doanh nghiệp.
“Các địa phương phải vừa tập trung xét nghiệm vừa
giữ vững vùng xanh để đến ngày 30-9, toàn tỉnh trở
lại trạng thái bình thường mới” - Bí thư Tỉnh ủy Bình
Dương nhấn mạnh.
LÊ ÁNH
TP Thủ Đức dừng tiêm vaccine ở các
điểm cố định, tập trung xét nghiệm
Ngày 22-9, nhiều điểm tiêm vaccine cố định tại TP
Thủ Đức đã dừng hoạt động.
Theo giải thích của lãnh đạo các phường, việc dừng
tiêm vaccine tại các điểm cố định là làm theo chỉ đạo của
lãnh đạo TP Thủ Đức.
Cụ thể, theo công văn này, chủ tịch UBND TP Thủ Đức
thống nhất tạm dừng việc tiêm vaccine tại các điểm tiêm
cố định của 34 phường để tập trung nguồn nhân lực triển
khai công tác xét nghiệm tại địa bàn dân cư từ nay đến
30-9 theo chỉ đạo của UBND TP.HCM.
Lãnh đạo TP Thủ Đức cũng giao chủ tịch UBND 34
phường tiếp tục rà soát các trường hợp người dân trên
địa bàn chưa tiêm mũi 1 và những người đã đến thời hạn
tiêm mũi 2 vaccine Vero Cell để mời tiêm tại các trạm y
tế phường.
TỰ SANG
Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn VănNên phát biểu
tại buổi làmviệc. Ảnh: PHƯƠNGTHÙY
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook