218-2021 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm23-9-2021
ĐỨCMINH
N
gày 21-9, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội đã cho ý kiến
về đề xuất việc giao TAND
Tối cao chủ trì, phối hợp với các
bộ, ngành liên quan xây dựng và
ban hành quy chế tổ chức phiên
tòa trực tuyến.
Tại phiên họp, Chánh án TAND
Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã lý giải
một số vấn đề các đại biểu đề cập.
Quyền con người
không được sai số
Theo tờ trình của TANDTối cao,
phạm vi áp dụng phiên tòa trực
tuyến là xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
các vụ án hình sự, hành chính, dân
sự. Trước mắt là các vụ án không
phức tạp về chứng cứ và nghĩa vụ
chứng minh, có sự đồng thuận của
các chủ thể tham gia.
“Đọc thì thấy chúng ta dự kiến
phạm vi xét xử trực tuyến rất
rộng” - Chủ tịch Liên đoàn Luật
sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh nhận
xét. Theo ông Thịnh, nếu xử đúng,
“không có vấn đề gì” thì quyền con
người, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân được đảm bảo.
Nhưng nếu không may xảy ra bất
cứ chuyện gì làmmất hoặc hạn chế
các quyền của cá nhân, tổ chức sẽ
rất dễ bị đặt vấn đề xử trực tuyến
có đảm bảo không.
“Tôi nghĩ cần thận trọng. Có thể
chúng ta áp dụng xử sơ thẩm trước
và riêng án hình sự áp dụng chậm
hơn.Quyềnconngười khôngđược sai
số. Chúng ta làm thế nào để xử xong
thì bị cáo phải tâm phục, khẩu phục,
những người tham gia tố tụng được
bảo đảm tất cả mọi quyền…” - ông
Thịnh nói và dẫn ra một số khuyến
cáo của Liên đoàn Luật sưĐức xung
quanh việc xét xử trực tuyến.
“Anh Thịnh đưa ra khuyến cáo
của Liên đoàn Luật sư Đức, tôi tìm
lại khuyến cáo đó thì thấy Đức thực
hiện xét xử trực tuyến lâu rồi. Còn họ
khuyến cáo về việc bảo đảm quyền
con người, bị cáo tâm phục, khẩu
phục thì xét xử trực tuyến hay trực
tiếp đều phải bảo đảm. Trực tiếp hay
trực tuyến đều phải làmcho đúng chứ
không phải anh ngồi ở đây thì được
phép làm sai” - Chánh án TANDTối
cao Nguyễn Hòa Bình nói sau đó.
Người tham gia ở các
điểm cầu phải tự nguyện
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính -
Ngân sách Nguyễn Phú Cường lại
băn khoăn về điều kiệnmở phiên tòa
trực tuyến “phải có sự đồng thuận
của các chủ thể tham gia”.
“Nếu một bên không đồng ý thì
không thể mở được phiên tòa” - ông
Cường nói. Ông dẫn chứng về tranh
chấp dân sự giữa bên cho vay và bên
vay nợ, nếu bên giật nợ không đồng
ý sẽ không mở phiên tòa trực tuyến.
“Nếu phải có sự đồng thuận của hai
bên sẽ khómởphiên tòa trực tuyến xử
vụ án dân sự” - ông Cường kết luận.
Lý giải thêm sau đó, Chánh án
NguyễnHòa Bình cho hay trướcmắt
sẽ chỉ xử trực tuyến đối với những
vụ án không phức tạp về chứng cứ
và nghĩa vụ chứng minh. “Tức là
gần như rõ hết rồi, vụ án không
nghiêm trọng, bắt quả tang, nghĩa
vụ chứng minh rất đơn giản” - ông
Bình nhấn mạnh.
Cũng theo chánh án TAND Tối
cao, nguyên tắc đồng thuận trong
tham gia phiên tòa trực tuyến là
nguyên tắc phổ quát ở tất cả quốc
gia. Người tham gia ở các điểm cầu
Tổ chức phiên tòa trực tuyến:
Thận trọng với án hình sự
phải tự nguyện, đồng ý, nếu không
thì họ có mặt tại phòng xử.
“AnhCườngnói bênvaynợ thường
không muốn ra tòa, thế thì kể cả mời
họ ra phòng xử án họ cũng không
muốn có mặt, ra đâu cũng không
ra. Vì có nguyên tắc phải bảo đảm
quyền con người nên họ phải đồng
ý mới được” - ông Bình nói thêm.
“Tổchứcphiên tòa trực tuyến
là hoàn toàn phù hợp”
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn
Phương Thủy cho hay thường trực
ủy ban này đánh giá việc tổ chức
phiên tòa trực tuyến là hoàn toàn phù
hợp - không chỉ do diễn biến của tình
hình dịch bệnh COVID-19 mà đây
là một xu hướng thế giới đã áp dụng.
Bà Thủy cho hay tháng 6-2021,
TAND Tối cao Trung Quốc đã ban
hành quy tắc tranh tụng trực tuyến
choTAND, áp dụng trước cho ngành
tòa án. Trước đó, Trung Quốc đã áp
dụng xét xử trực tuyến nhưng chỉ
áp dụng thử nghiệm, thí điểm ở ba
tòa án nhỏ và chỉ áp dụng đối với
các vụ án liên quan đến Internet.
“Chúng tôi cũng được biết TAND
Tối cao đang xây dựng dự thảo quy
chế xét xử trực tuyến, trong đó dự
liệu rất cụ thể các trường hợp như
khi đường truyềnmất kết nối thì phải
dừng phiên tòa…” - bà Thủy nói.
“Việc xét xử liên quan đến quyền
con người, quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức…nên cần
rất thận trọng” - Phó Viện trưởng
VKSNDTối cao Nguyễn Huy Tiến
nêu quan điểm.
Ông Tiến đồng tình với nhiều ý
kiến cho rằng án dân sự, kinh doanh,
thươngmại, hànhchínhcó thểápdụng
rộng rãi. Với ánhình sựcần thận trọng
vì liên quan đến quyền con người.
“Tôi mới tham gia phiên tòa trực
tuyến với Singapore về vụ Phan
Sào Nam để quyết định số tiền 5,3
triệu USD. Nếu không có phiên tòa
trực tuyến thì vừa rồi phải sang bên
đó, chi phí rất tốn kém” - ông Tiến
cho biết.•
“Về việc bảo đảmquyền
con người, bị cáo tâm
phục, khẩu phục thì xét
xử trực tuyến hay trực tiếp
đều phải bảo đảm. Trực
tiếp hay trực tuyến đều
phải làmcho đúng chứ
không phải anh ngồi ở đây
thì được phép làmsai.”
Chánh án TAND Tối cao
Nguyễn Hòa Bình
Thế giới vẫn thực hiện
xét xử trực tuyến
Chúng tôi đã đưa quan niệmcủa
thế giới về xét xử trực tuyến vào tờ
trình. Thế giới trong khi quy định
nguyên tắc xét xử trực tiếp thì họ
vẫn thực hiện xét xử trực tuyến.
Bởi họ quan niệmphiên tòa trực
tuyến là việc tổ chức phiên tòa để
xét xử vụ án theo trình tự luật định,
có sử dụng các thiết bị điện tử, liên
kết với nhau thông quamôi trường
mạng chophépbị cáo, bị hại, người
tham gia tố tụng không nhất thiết
phải có mặt chung ở một phòng
xử án nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp
theodõi,thamgiamọidiễnbiếncủa
phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố
tụng trực diện, liên tục, công khai,
có sự chứng kiến của các chủ thể…
Chánh án TAND Tối cao
NGUYỄN
HÒA BÌNH
Ngày 22-9, một nguồn tin cho biết VKSND Tối cao mới
đây ban hành cáo trạng truy tố đối với các bị can trong vụ án
xảy ra tại Sở KH&ĐT TP Hà Nội.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch UBND TP
Hà Nội, bị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ.
Ngoài ông Chung, nhiều bị can khác bị truy tố tội vi phạm
quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, gồm ông
Nguyễn Văn Tứ, cựu chánh Văn phòng Thành ủy, giám đốc
SởKH&ĐTTPHà Nội; PhạmThị ThuHường, cựu chánhVăn
phòng Sở KH&ĐT; ông Nguyễn Tiến Học, cựu phó giám đốc
Sở KH&ĐT và bà Phạm Thị Kim Tuyến, cựu trưởng Phòng
đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT.
Hai bị can khác bị cáo buộc cùng tội danh trên gồm ông
Võ Việt Hùng, giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và phát
triển Đông Kinh và ông Lê Duy Tuấn, giám đốc kinh doanh
Công ty Đông Kinh.
Theo kết quả điều tra, năm 2016, Sở KH&ĐT TP Hà Nội
tổ chức đấu thầu gói thầu số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Ông Chung được Bùi Quang Huy (tổng giám đốc Công ty
Nhật Cường) nhờ vả nên đã chỉ đạo đình chỉ thầu không đúng
thẩm quyền, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
Ông Chung yêu cầu Sở KH&ĐT TP Hà Nội cho Công ty
Nhật Cường thực hiện thí điểm số hóa đối với gói thầu với
động cơ cá nhân là để cho Công ty Nhật Cường tham gia đấu
thầu, trúng thầu và hưởng lợi ích.
Tuy nhiên, sau khi trúng thầu, Bùi Quang Huy đã bán lại
toàn bộ hai gói thầu cho Công ty Đông Kinh để hưởng lợi 19
tỉ đồng. Hành vi sai phạm của các bị can đã làm sai lệch kết
quả chọn nhà thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Trước đó, tháng 12-2020, TAND TP Hà Nội tuyên phạt
ông Chung năm năm tù về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà
nước. Cùng tội danh, ba bị cáo gồm Phạm Quang Dũng, cựu
cán bộ Cục Cảnh sát kinh tế - C03, Bộ Công an, bị phạt bốn
năm sáu tháng tù; Nguyễn Hoàng Trung, cựu cán bộ công an
biệt phái, chuyên viên, 24 tháng tù và NguyễnAnh Ngọc, cựu
cán bộ công an biệt phái, phó trưởng Phòng Thư ký biên tập
UBND TP Hà Nội, 18 tháng tù.
Ông Chung và các đồng phạm bị cáo buộc chiếm đoạt tài
liệu mật liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường.
Hồi tháng 3-2021, C03 tiếp tục khởi tố bị can đối với ông
Chung và Nguyễn Trường Giang, giám đốc Công ty TNHH
Thương mại dịch vụ Arktic, về tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ.
Công an xác định hai bị can này đã có hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn được giao, chỉ đạo Công ty TNHHMTV
Thoát nước Hà Nội mua chế phẩm Redoxy 3C của Công ty
Watch water - CHLB Đức qua Công ty TNHH Thương mại
dịch vụ Arktic do Nguyễn Trường Giang làm giám đốc để
xử lý, duy trì chất lượng hồ trên địa bàn TP Hà Nội trái quy
định, gây thiệt hại tài sản nhà nước.
T.PHAN
CựuchủtịchHàNộiNguyễnĐứcChungbị truy tốvìưuái choNhậtCường
Chủ tịchLiênđoànLuật sưViệtNamĐỗNgọcThịnhchorằngcầnthậntrọng, có thểápdụngxửsơ thẩmtrước;
riêng án hình sự thì nên cẩn trọng, vì liên quan đến quyền con người nên không được sai số…
Chánh án TANDTối caoNguyễnHòa Bình phát biểu tiếp thu, giải trình các ý kiến tại phiên họp. Ảnh: QH
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook