218-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm23-9-2021
khoản 1 Điều 218 BLTTDS 2015.
Theo đó, sau khi thụ lý vụ án thuộc
thẩm quyền của mình, tòa đình chỉ
giải quyết vụ án nếu nguyên đơn
không nộp tạm ứng chi phí tố tụng
theo quy định của BLTTDS.
Khi có quyết định đình chỉ, đương
sự không có quyền kiện yêu cầu tòa
giải quyết lại nếu việc khởi kiện
vụ án sau không có gì khác với vụ
án trước về nguyên đơn, bị đơn và
quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ
một số trường hợp theo quy định
của pháp luật...
TAND Tối cao cần hết sức thận
trọng khi đưa ra quan điểm hướng
dẫn các tòa cấp dưới về quyền khởi
kiện nói chung cũng như quyền khởi
kiện lại vụ án dân sự nói riêng. Sự
thận trọng cần được thể hiện ở hai
mặt: Hình thức và nội dung của văn
bản hướng dẫn.
Chỉ là quan điểm cá nhân
của lãnh đạo TAND Tối cao
Trước hết, về mặt hình thức,
một vấn đề quan trọng như vậy
không thể hướng dẫn bằng hình
thức công văn do một lãnh đạo
TAND Tối cao ký ban hành, nhất
là trong trường hợp luật quy định
chưa rõ.
Công văn chỉ thể hiện quan điểm
cá nhân của lãnh đạo TAND Tối
cao, dù có thể có ý kiến tham mưu
của bộ phận giúp việc hoặc tham
khảo ý kiến của người khác. Đồng
thời, công văn cũng không phải
văn bản quy phạm pháp luật (văn
bản hướng dẫn) theo quy định.
Thứ hai, về mặt nội dung, khoản
1 Điều 218 BLTTDS 2015 quy
định chưa rõ về quyền khởi kiện
lại trong trường hợp tòa đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự vì lý do
nguyên đơn không nộp tạm ứng
chi phí định giá tài sản và chi phí
tố tụng khác (vì trong điều khoản
này có quy định các trường hợp
được quyền khởi kiện lại, trong
đó có “các trường hợp khác theo
quy định của pháp luật” ngoài
các trường hợp đã được quy định
cụ thể).
Tuy nhiên, dù quy định tại khoản
1 Điều 218 BLTTDS 2015 chưa
thực sự rõ ràng thì cũng khó có
thể cho rằng nguyên đơn không
có quyền khởi kiện lại sau khi tòa
đã đình chỉ. Bởi lẽ theo khoản 1
Điều 192 BLTTDS 2015 thì cũng
không có căn cứ để tòa trả lại
đơn kiện, vì luật không có quy
định trả lại đơn trong trường hợp
người khởi kiện không có quyền
khởi kiện lại.
Mặt khác, xét về bản chất thì
trường hợp nguyên đơn không
nộp tạm ứng chi phí tố tụng, dù
là cố ý hay do hoàn cảnh khách
quan, cũng tương tự trường hợp
nguyên đơn rút đơn kiện hoặc
được triệu tập hợp lệ lần thứ hai
mà vẫn vắng mặt (tương tự ở chỗ
vụ án vẫn chưa được giải quyết,
trong đó có thể có lỗi của nguyên
đơn làm cho vụ án bị đình chỉ).
Vậy tại sao trường hợp sau thì
BLTTDS cho phép nguyên đơn
được kiện lại, còn trường hợp thứ
nhất thì không?
Chỉ khi nào trả lời được các vấn
đề nói trên thì quan điểm cho rằng
nguyên đơn không có quyền khởi
kiện lại mới có sức thuyết phục.
Hiếm ai lạm dụng quyền
khởi kiện để tốn thời gian,
công sức
Dự thảo Án lệ số 09/2020 đề xuất
phát triển thành án lệ nội dung “sau
khi vụ án bị đình chỉ do nguyên
đơn không nộp tạm ứng chi phí
định giá tài sản thì vẫn được phép
khởi kiện lại” đã không được TAND
Tối cao chấp nhận.
Một trong những lý do khiến dự
thảo án lệ trên không được chấp
nhận là do lo ngại rằng nếu cho
nguyên đơn có quyền khởi kiện lại
thì có thể họ sẽ lạm dụng quyền
này để kiện đi kiện lại một vụ án,
gây phiền hà cho bị đơn và tốn
kém thời gian, chi phí giải quyết
vụ án của tòa án.
Tôi thấy lo như vậy là lo xa quá,
vì mỗi vụ án có thời hiệu khởi kiện
của nó, ngoại trừ một số trường
hợp luật quy định không áp dụng
thời hiệu. Đương sự không thể
lạm dụng quyền khởi kiện để kiện
đi kiện lại nhiều lần một vụ án
NGUYỄNCÔNGPHÚ,
nguyên Phó
Chánh Tòa Kinh tế TAND TP.HCM
Q
uyền khởi kiện trong các
quan hệ dân sự là một quyền
rất quan trọng, nhằm bảo
đảm các quyền dân sự khác về
nhân thân cũng như tài sản được
các cơ quan, tổ chức nào có thẩm
quyền đứng ra bảo vệ khi chúng
bị xâm phạm.
Hướngdẫn thiếu thuyếtphục
Nếu không được tòa án giải quyết
thì có khả năng các chủ thể có quyền
dân sự bị xâm phạm sẽ sử dụng các
biện pháp bất hợp pháp, kể cả biện
pháp bạo lực để tự bảo vệ quyền lợi
của mình, gây mất trật tự, an toàn
xã hội. Do đó, trong nhiệm vụ bảo
vệ công lý của tòa án thì nhiệm vụ
bảo đảm quyền khởi kiện của đương
sự là rất cần thiết.
Theo hướng dẫn tại Công văn 02
ngày 2-8-2021 của TAND Tối cao,
nếu nguyên đơn không nộp tạm ứng
chi phí định giá tài sản và các chi
phí tố tụng khác thì không có quyền
kiện lại để yêu cầu tòa giải quyết
tiếp vụ án như đối với trường hợp
rút đơn kiện.
Hướng dẫn này nhằm làm rõ quy
định tại điểm đ khoản 1 Điều 217 và
Không nên
hạn chế quyền
khởi kiện lại
của đương sự
được, vì một vòng tố tụng của tòa
án cũng tốn khá nhiều thời gian.
Mặt khác, việc kiện đi kiện lại
một vụ án cũng gây ra nhiều phiền
toái, tốn kém thời gian, chi phí cho
người đi kiện nên họ cũng không
lạm dụng việc đó làm gì, trừ khi
làm như vậy họ sẽ thu được một
lợi ích đáng kể nào đó.
Hơn nữa, nếu cho rằng nguyên
đơn có thể lạm dụng quyền khởi
kiện lại trong trường hợp vụ án
bị đình chỉ do nguyên đơn không
nộp tạm ứng chi phí tố tụng thì
cũng không thể lý giải được lý
do BLTTDS lại cho phép nguyên
đơn khởi kiện lại trong trường hợp
rút đơn kiện hoặc được triệu tập
hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng
mặt. Bởi lẽ ở các trường hợp này,
nguyên đơn vẫn có thể lạm dụng
quyền khởi kiện lại vụ án mà tòa
đã đình chỉ.
Nhiều năm làm công tác xét xử,
kể cả trước và sau khi có BLTTDS
2015, tôi chưa từng thấy trường
hợp nào kiện đi kiện lại một vụ
án. Nếu có thì thuộc trường hợp
khác, chứ không phải trường hợp
“nguyên đơn không nộp tạm ứng
chi phí tố tụng rồi bị tòa đình chỉ”.•
Để hướng dẫn vấn đề quan trọng nói trên, TAND
Tối cao cần thông qua và ban hành nghị quyết của
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao theo đúng trình
tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.
Theo đó, TAND Tối cao phải công khai lấy ý kiến của
các tầng lớp nhân dân, VKSNDTối cao, Bộ Tư pháp, Hội
Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các bộ,
ngành có liên quan. Đồng thờiTANDTối cao phải thành
lập hội đồng tư vấn, trong đó có các chuyên gia, nhà
khoa học để thẩm định dự thảo nghị quyết trước khi
thông qua Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.
Ông
NGUYỄN CÔNG PHÚ
,
nguyên Phó Chánh
Tòa Kinh tế TAND TP.HCM
TAND Tối cao cần ban hành nghị quyết hướng dẫn
“TAND Tối cao cần hết
sức thận trọng khi đưa
ra quan điểm hướng
dẫn các tòa cấp dưới
về quyền khởi kiện nói
chung cũng như quyền
khởi kiện lại vụ án dân
sự nói riêng.”
Ông
Nguyễn Công Phú
Hưhỏnghàng trămtấnhàng tại chợBìnhĐiền: Ai phải bồi thường?
Ngày 21-9, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH
một thành viên thông tin việc sáu tủ đông tại ô vựa K-35 chợ
Bình Điền mất điện là do đông dung tích 1.143 lít (trong tổng
số 10 tủ) bị rò điện làm nhảy CB tổng của ô vựa này.
Vậy trong sự việc này, ai là người có lỗi, phải bồi thường
hàng trăm tấn hàng hư hỏng của tiểu thương?
ThS - luật sư (LS) Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm
Đoàn LS TP.HCM, nhận định rằng đê xac đinh trach nhiêm
trong trương hơp nay, cân xem xet nôi dung hơp đông thuê
liên quan đên nghĩa vu cung câp điên cho ô chơ.
Theo Luât Điên lưc năm 2012 (sưa đôi, bô sung năm
2018) thi bên cung câp điên (bao gôm ca đơn vi ban lẻ điên
la công ty quan ly chơ) co trach nhiêm quan ly hê thông
điên va cac vân đê liên quan đên viêc sư dung điên khac
tư công tơ điên đươc lăp tai đia điêm sư dung điên trơ vê
trươc. Hệ thống sư dung điện tư sau công tơ điên là tài sản
của ngươi sư dung điên và thuộc trách nhiệm đầu tư, quản
lý của ngươi sử dụng điện đo.
Do đó, phai lam ro nguyên nhân dân đên viêc nguôn điên
cung câp cho cac thiêt bi bao quan hang hoa bi ngăt là do
công ty quản lý chợ (bên cho thuê) không đảm bảo nguồn
điện an toàn để cung cấp cho hệ thống tủ lạnh hay là do tiểu
thương sử dụng thiết bị điện tại ô vựa thiếu an toàn gây ra,
tư đo mơi co thê xac đinh trach nhiêm cua cac bên.
Việc TP.HCM đang thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng
có được xem là trường hợp bất khả kháng để miễn trách
nhiệm bồi thường cho bên có lỗi không?
Theo LS Bùi Quốc Tuấn, Đoàn LS TP.HCM, để được
miễn trách nhiệm bồi thường, bên có lỗi gây thiệt hại phải
chứng minh được ngh a vụ của họ không thể thực hiện
được do bất khả kháng, việc không thể thực hiện ngh a vụ
có nguyên nhân trực tiếp từ việc tuân thủ Chỉ thị 16. Cần
xem xét hợp đồng thuê ô chợ có thỏa thuận về trách nhiệm
bồi thường, mua bảo hiểm về sự kiện bất khả kháng hay
không, có quy định về miễn trừ trách nhiệm đối với sự kiện
bất khả kháng hay không…
TRÚC PHƯƠNG
Hội đồngThẩmphán TANDTối cao cần ban
hành nghị quyết về quyền khởi kiện lại sau khi
vụ án bị đình chỉ do nguyên đơn không nộp
tạmứng chi phí tố tụng.
Một phiên tòa dân sự tại TANDCấp cao tại TP.HCM. Ảnhminh họa: NGÂNNGA
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook