12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư29-9-2021
H.PHƯỢNG-A.HIỀN-V.LONG
T
ại cuộc họp với Thủ tướng
mới đây, ông Đặng Hồng
Anh, Phó Chủ tịch Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt
Nam, Chủ tịch Hội Doanh
nhân trẻViệt Nam, cho biết giá
bộ test nhanh kháng nguyên
(test nhanh) COVID-19 nhập
khẩu nếu mua số lượng lớn
khoảng 35.000 đồng/test, khi
về đến Việt Nam (cộng chi
phí khác), giá khoảng 60.000
đồng/test. Tuy nhiên, thực tế
hiện nay các bệnh viện đều
đang thu phí test dao động
150.000-230.000 đồng/test,
mức chênh lệch khá cao.
Doanh nghiệp:
Chênh giá mỗi khâu
15%-20%
Qua tìm hiểu và theo danh
sách các đơn vị cung cấp
sản phẩm test nhanh và test
Realtime RT-PCR (test PCR)
do Bộ Y tế công bố (đã đăng
ký và được cấp phép), tính
đến tháng 8-2021, Việt Nam
có hơn 20 đơn vị sản xuất và
nhập khẩu thiết bị test nhanh,
hơn30nhà sảnxuất, nhậpkhẩu
cung cấp thiết bị test PCR.
Đa số thiết bị test này được
nhậpkhẩu từHànQuốc,Trung
Quốc, Mỹ. Trong đó, sản
phẩm test nhanh nhập khẩu,
chưa bao gồm thuế giá trị
gia tăng có đơn giá dao động
79.000-200.000 đồng/test, sản
phẩm sản xuất trong nước có
giá khoảng 100.000 đồng/
test. Còn các sản phẩm test
PCR có giá bán trong khoảng
300.000-600.000 đồng/test.
Ngày 28-9,
Pháp Luật
TP.HCM
đã liên hệ một số
DN theo danh sách của Bộ
Y tế để tìm hiểu đơn giá của
bộ test nhanh.
Đại diệnmột công ty chuyên
nhập khẩu test nhanh với năng
lực hàng chục triệu test/tháng
cho biết khi nhập khẩu về,
ngoài giá sản phẩm, doanh
nghiệp (DN) này còn phải
mất thêm rất nhiều chi phí:
Chi phí vận chuyển (10%),
chi phí hoạt động của công
ty, chi phí phân phối. Mỗi
kênh như vậy chiếm thêm
15%-20% chi phí giá thành.
“Hầu hết các nhà nhập khẩu
khôngbán thẳngđếnngười tiêu
dùng mà phải thông qua các
công ty thương mại có kênh
phân phối. Vì mỗi công ty có
một thếmạnhkhácnhau.Trong
khi đó, các đơn vị phân phối
cũng có mạng lưới hệ thống
khác nhau. Qua mỗi tầng nấc,
giá bán sản phẩm đã phải đội
lên khá nhiều khi đến người
nhanh công khai giá các trang
thiết bị y tế lên cổng công
khai y tế. Việc này giúp các
đơn vị mua sắm chọn được
đúng chủng loại, đúng giá
trị, tránh hiện tượng thổi giá,
đội giá. Khi mua sắm, các địa
phương có thể tham khảo giá
trúng thầu được công khai
trên cổng.
Giá dịch vụ xét nghiệm
hiện Bộ Y tế có quy định rõ
về giá, còn giá xét nghiệm
do DN tự công bố và tự chịu
trách nhiệm.
Trong khi đó, ông Lê Văn
Phúc, Trưởng Ban thực hiện
chính sách bảo hiểm y tế,
BHXH Việt Nam, cho biết
theo quy định hiện hành,
Bộ Y tế là đơn vị thực hiện
việc ban hành và hướng
dẫn thanh toán giá dịch vụ
khám chữa bệnh. Trong đó
có chi phí xét nghiệm PCR,
bộ test nhanh...
BHXH Việt Nam chỉ thực
hiện thanh toán theo hướng
dẫn của Bộ Y tế. Chẳng
hạn trường hợp nào được
thanh toán và giá bao nhiêu.
“Chúng tôi không tiếp cận
được giá nhập bộ test nhanh
COVID-19, cũng như các
vật tư y tế khác. Chỉ biết Bộ
Y tế quy định trước đây một
bộ test nhanh là hơn 200.000
đồng, sau giảm xuống còn
hơn 100.000 đồng, chi phí
xét nghiệm PCR thì khoảng
700.000 đồng, mẫu gộp thì
chia ra…” - ông Phúc cho hay.
Tuy nhiên, trước thông tin
phản ánh từDN, ông Phúc cho
biết BHXH sẽ tiếp nhận các
thông tin này và có kiến nghị
BộY tế công khai, minh bạch
giá bộ test nhanh COVID-19.
“Trong trường hợp phát hiện
việc xây dựng giá không đúng
thì Bộ Y tế phải có một phần
trách nhiệm trong việc này”
- ông Phúc nói.•
Các bên nói gì về giá kit
xét nghiệm COVID-19?
Bộ Y tế khẳng
định không
đàmphán
cũng như
không quản
lý giá các loại
test nhanh
COVID-19,
giá bán được
điều tiết bởi
cơ chế thị
trường.
Bộ Y tế yêu cầu các
đơn vị ngăn chặn trục
lợi mua sắm thiết bị
Ngày28-9, BộY tếđã cócông
vănyêucầucácsởYtế,cácđơnvị
trựcthuộckhẩntrương,nghiêm
túctriểnkhaithựchiệnhiệuquả
các nhiệmvụ, giải phápphòng
chống dịch COVID-19. Theo
đó, các đơn vị cần có kế hoạch
triển khai mua sắm thuốc, hóa
chất, sinhphẩm, kit xét nghiệm
COVID-19 đảm bảo khoa học,
đúng mục đích, an toàn, hiệu
quả, tiết kiệm, tránh lãng phí,
thất thoát.
BộYtếđềnghịcácđịaphương,
đơn vị ngăn chặn, phát hiện,
chấn chỉnh, xử lý nghiêm các
hành vi tham nhũng, tiêu cực,
lợi ích nhóm trong mua sắm
trang thiết bị, thuốc, hóa chất,
sinh phẩm.
Tiêu điểm
TP.HCM mua sắm kit test hoàn toàn
theo quy định của Bộ Y tế
Chiều 28-9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19
TP.HCM tổ chức họp báo về tình hình phòng chống dịch
trên địa bàn TP.
Trả lời câu hỏi liên quan đến giá bộ test nhanhmàTP.HCM
đã sử dụng thời gian qua, ôngNguyễnHồngTâm, PhóGiám
đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cho
biết trong đợt xét nghiệm diện rộng vừa qua, TP nhận
được nhiều nguồn tài trợ. “TP.HCM là địa phương khá may
mắn khi đến nay đã được tài trợ khoảng 11,5 triệu bộ test
nhanh, sắp tới TP.HCM sẽ nhận thêm 2 triệu bộ test nhanh
nữa” - ông Tâm nói.
Theo ông Tâm, ngoài nguồn tài trợ, TP.HCM cũng chủ
động mua để kịp thời thực hiện trong trường hợp nguồn
tài trợ chưa kịp về. Giá kit test theo danh mục công bố của
Bộ Y tế, tức là loại được Bộ Y tế cấp phép, cho phép nhập
khẩu và côngnhận, cụ thể là theoCông văn 6929 (danh sách
cập nhật lần thứ bảy). “TP mua sắm kit test hoàn toàn theo
quy định của Bộ Y tế. Có nhiều loại kit test, tùy tình hình
thực tế, khả năng cung ứng, TP sẽ mua kit test khác nhau.
Nhiều loại kit test được sử dụng trong đợt xét nghiệm vừa
qua đều nằm trong danh mục này” - ông Tâm nói.
TÁ LÂM
Lấymẫu test nhanh COVID-19 cho người dân quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
tiêu dùng” - vị này cho biết.
Theo đại diện DN này,
ngoài những chi phí trên,
còn có một chi phí nữa là dự
phòng rủi ro, chi phí cơ hội.
Bởi với sản phẩm test nhanh,
vừa qua nhiều nước sử dụng
rất nhiều nhưng chỉ trong thời
gian ngắn. Sau đó, nhiều nước
không cho dùng test nhanh
nên với lượng hàng đã nhập
về rồi không bán được nữa.
Như vậy chi phí đó DN cũng
phải gánh chịu.
Đặc biệt, các DN phản ánh
việc đấu thầu kit test nhanh
vào các bệnh viện gặp vướng
mắc về hạn sử dụng. Thông
thường test nhanh có hạn sử
dụng 12-24 tháng, bệnh viện
chỉ chấp nhận mua hàng còn
thời hạn ít nhất 6-12 tháng
so với hạn sử dụng công bố.
“Hằng năm, chúng tôi
phải hủy một lượng lớn sản
phẩm do hạn sử dụng không
đủ như bệnh viện yêu cầu.
Với những sản phẩm nhập
về có hạn sử dụng 24 tháng
có mức giá khác, khi hạn sử
dụng còn 14 tháng thì giá lại
khác, hoặc hạn còn 12 tháng,
công ty phải bán bằng với giá
nhập, chưa tính đến chi phí
phân phối” - vị này chia sẻ.
Theo các DN, đó là một rủi
ro về kinh doanh. Ông Đào
Đình Khôi, Giám đốc Công
ty TNHH Medicon, đơn vị
sản xuất sản phẩm test nhanh
SARS-CoV-2 tại Việt Nam,
cho biết kinh doanh lĩnh vực
xét nghiệm y tế là hoạt động
kinh doanh có điều kiện, DN
cần có chi phí dự phòng rủi
ro sản phẩm. Chưa kể, các
chi phí về nhân sự, đào tạo
hệ thống phân phối đều tính
vào chi phí giá thành sản xuất.
Sau kiến nghị của
ông Đặng Hồng
Anh, PV gọi điện
thoại với mục đích
tìm hiểu rõ chủng
loại, tiêu chuẩn và
xuất xứ của loại
test nhanh với giá
đó, ông Hồng Anh
cho biết đã nêu rõ
trong kiến nghị và
hy vọng các cơ quan
chức năng sẽ xem xét
trong thời gian tới.
Theo ông Khôi, giá nhập
test nhanh về tùy vào từng sản
phẩmvà chất lượng hàng hóa.
Có những loại hàng chỉ 1,5-2
USD/test nhưng có sản phẩm
giá cao hơn. Để đánh giá sản
phẩm cao hay thấp cần dựa
vào yếu tố chất lượng.
Chia sẻ với
Pháp Luật
TP.HCM
, nhiều DN cũng có
biết giá được DN công bố
theo danh sách của Bộ Y tế
là mức giá trần.
Phần lớn các công ty nhập
hàng từHànQuốc đều côngbố
giá 170.000-180.000 đồng/test
nhưng thực chất bán với giá
135.000 đồng/test, thậm chí
giá trúng thầu ở các cơ sở y
tế chỉ hơn 100.000 đồng/test.
Bộ Y tế: Thị trường
điều tiết, Bộ không
can thiệp
Trả lời PV, lãnh đạo Vụ
Trang thiết bị và Công trình
y tế (BộY tế) cho biết hiện có
hơn 90 loại test nhanh kháng
nguyên trong nước và nhập
khẩu. Mỗi loại có một giá
khác nhau, có loại thấp tầm
120.000 đồng/test nhưng cũng
có loại bán với giá 500.000
đồng/test. Giá bán do công
ty sản xuất quy định và chịu
trách nhiệm về giá.
Từ trước đến nay, Bộ Y tế
khôngđàmpháncũngnhưkiểm
soát giá thiết bị y tế này, do
chưa có quy định. Test nhanh
COVID-19 không thuộc danh
mục hàng hóa do Nhà nước
định giá mà giá thông qua
đấu thầu mua sắm tại cơ sở
y tế. Giá bán trang thiết bị y
tế được quyết định, điều tiết
bởi cơ chế thị trường.
Từ năm 2020, Bộ Y tế đã
yêu cầu các DN sản xuất test