223-2021 - page 3

3
Thời sự -
ThứTư29-9-2021
ĐỨCMINH
N
gày 28-9, Thủ tướng
Phạm Minh Chính chủ
trì hội nghị trực tuyến
toàn quốc với các bộ, ngành,
địa phương về công tác giải
ngân vốn đầu tư công năm
2021.
Sau khi nêu nguyên nhân
giải ngân chậm, Thủ tướng
chỉ đạo hàng loạt biện pháp
để đẩy nhanh tốc độ giải ngân
vốn đầu tư công để dẫn dắt
và kích hoạt đầu tư của mọi
thành phần kinh tế, huy động
mọi nguồn lực cho đầu tư
phát triển.
Chỉ có 490 dự án
khởi công mới
Theo báo cáo của Bộ Tài
chính, giải ngân tám tháng
đầu năm là hơn 183.000 tỉ
đồng (đạt gần 40% kế hoạch
Thủ tướng giao). Dự kiến
giải ngân đến ngày 30-9 là
gần 219.000 tỉ đồng, đạt hơn
47% kế hoạch.
Phó Thủ tướng PhạmBình
Minh, Tổ trưởng Tổ công tác
đặc biệt của Thủ tướng về rà
soát, tháo gỡ khó khăn, thúc
đẩy thực hiện dự án đầu tư,
cho biết tổng số dự án triển
khai trong năm 2021 là hơn
2.500 dự án. Trong đó có hơn
2.000 dự án chuyển tiếp từ
các năm trước, chỉ có 490 dự
án khởi công mới trong năm.
Qua trao đổi, tổ công tác
đã tiếp nhận hơn 80 vướng
mắc về quy định. Đáng chú
ý, có tới quá nửa số vướng
mắc này do cách hiểu không
đúng, hiểu khác của các địa
phương.
Một nguyên nhân khác là
tình trạng chuẩn bị dự án sơ
sài nên khi thực hiện khó
khăn; có dự án rồi, lãnh đạo
địa phương không tham gia
dẫn tới thiếu tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo và không đúng
bản chất đầu tư công là đầu
tư cho phát triển.
Cạnh đó, sự lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp để tổ chức
thực hiện có những nơi,
những lúc thiếu quyết liệt,
sâu sát, đặc biệt là khâu kiểm
tra, giám sát chưa nghiêm.
Công tác giải phóngmặt bằng
còn vướng mắc, có nơi thiếu
minh bạch, không làm tốt
công tác tuyên truyền, vận
động người dân.
“Có nơi bí thư tỉnh ủy
trực tiếp chỉ đạo thì làm rất
tốt” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng đã biểu dương
các bộ, cơ quan, địa phương
có tỉ lệ giải ngân đạt hơn
60% và phê bình nghiêm
khắc các bộ, cơ quan, địa
phương có tỉ lệ giải ngân
dưới 40%. Ông đề nghị cấp
ủy, chính quyền những cơ
quan, địa phương này kiểm
điểm nghiêm túc, chỉ ra hạn
chế, bất cập, rút kinh nghiệm
để làm tốt hơn. Cạnh đó, xem
xét các tổ chức, cá nhân còn
Về giải pháp, Thủ tướng
lưu ý cần kiểm soát tốt dịch
bệnh để sớm phục hồi và
triển khai các hoạt động đầu
tư, sản xuất, kinh doanh; cần
bình tĩnh, tự tin để thực hiện
các giải pháp thích ứng an
toàn, linh hoạt, kiểm soát có
hiệu quả dịch bệnh.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ
Y tế khẩn trương ban hành
hướng dẫn tạm thời trên tinh
thần theo địa bàn, phạm vi,
đối tượng nhỏ nhất, hẹp nhất,
nhanh nhất, linh hoạt nhất có
thể. Trên cơ sở các nguyên
tắc chung, các cơ quan, địa
phương phải linh hoạt, sáng
tạo trong tổ chức thực hiện.
Nếu thực hiện các giải pháp
khác với chỉ đạo chung thì
phải báo cáo cấp trên trực
tiếp để bảo đảm thống nhất,
hiệu quả.
Việc giao vốn phải chuẩn
bị kỹ, lựa chọn đúng các công
trình trọng tâm, trọng điểm,
đúng tinh thần kết luận của
trung ương: Đầu tư công phải
dẫn dắt và kích hoạt đầu tư
của mọi thành phần kinh tế,
huy độngmọi nguồn lực trong
xã hội cho đầu tư phát triển.
Người đứng đầu Chính phủ
cũng đề nghị bộ trưởng, chủ
tịch UBND các tỉnh, TP phát
huy vai trò người đứng đầu,
chỉ đạo tổ chức thực hiện
hiệu quả các giải pháp được
thống nhất tại hội nghị này…
Thủ tướng cũng yêu cầu
Bộ KH&ĐT rà soát, cắt giảm
tối đa các thủ tục hành chính.
Ông yêu cầu các địa phương,
bộ, ngành tăng cường trao
đổi, làm việc trực tuyến, hồ
sơ giấy tờ gửi theo đường
công văn… “Các bộ, ngành,
thành viên Chính phủ, các
địa phương quán triệt tinh
thần này, tiết kiệm cho dân,
cho nước trong lúc này là
rất cần thiết” - Thủ tướng
nhấn mạnh.•
Thủ tướng phê bình nghiêmkhắc những nơi chậmtrễ trong việc giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: VGP
Bình Dương nhanh chóng có phương án ưu tiên cho các
công ty, doanh nghiệp (DN) khôi phục sản xuất. Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại buổi làm việc với lãnh
đạo tỉnh này vào ngày 28-9.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng ghi nhận nỗ lực
phòng chống dịch của các cấp, các ngành ở Bình Dương
trong suốt thời gian qua. Theo Phó Thủ tướng, giai đoạn
đầu Bình Dương có lúng túng nhưng đã nhanh chóng
có phương án chống dịch hiệu quả. Việc triển khai hệ
thống bệnh viện phối hợp với lực lượng y bác sĩ ở các địa
phương khác, điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 theo
phác đồ đã mang lại hiệu quả.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao vai trò lãnh đạo thông
suốt của các cấp, các ngành ở Bình Dương, việc chống
dịch rất sát và đã có những sáng tạo.
Phó Thủ tướng đã yêu cầu lãnh đạo TP Thuận An đánh
giá hiệu quả của việc xét nghiệm từ thực tiễn của địa
phương, đúc kết lại kinh nghiệm ở một “điểm nóng” để
các địa phương khác học hỏi, có phương án chống dịch
hiệu quả hơn.
Về vấn đề khôi phục sản xuất, ông yêu cầu phải làm
từng bước, chắc chắn và an toàn. Muốn vậy phải nhanh
chóng có phương án khôi phục sản xuất, ưu tiên cho các
DN, công ty để nhanh chóng sản xuất trở lại, sau đó là các
dịch vụ khác.
Bình Dương cần tạo điều kiện cho các DN tự có phương
án sản xuất, từ đó các DN sẽ phối hợp với lực lượng y tế
tư nhân để đảm bảo an toàn khi vận hành.
Khi DN đi vào sản xuất, nếu có ca nhiễm thì không nhất
thiết phải dừng mà có phương án “bóc” F0 nhanh. Việc
này phải lên phương án cụ thể để không lúng túng khi
phối hợp, thực hiện.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bình Dương khi mở cửa
bình thường mới, lưu ý phương án quản lý người trong
tỉnh đi qua các địa phương khác để tránh lây lan dịch
bệnh.
Trước đó, sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng đã đến thị sát
thực tế tại các khu nhà trọ là “điểm đỏ” tại phường Bình
Hòa, TP Thuận An để đánh giá việc “bóc tách” F0 ra khỏi
cộng đồng, nhanh chóng thu nhỏ “điểm đỏ”, mở rộng
vùng xanh để nhanh chóng đưa địa phương trở lại cuộc
sống bình thường mới.
LÊ ÁNH
mà giao hết cho các ban quản
lý dự án, trong khi ban quản
lý không đủ năng lực, “gặp
vướng mắc thì cứ để đấy,
trông chờ”.
Giải ngân chậm chủ
yếu do nguyên nhân
chủ quan
Kết luận tại hội nghị, Thủ
tướng PhạmMinhChính đánh
giá việc tổ chức thực hiện
vẫn là khâu yếu, thiếu thông
suốt, đồng bộ, việc khắc phục
những hạn chế, yếu kém chưa
được kịp thời.
Thủ tướng nêu: Chỉ bốn bộ
và 11 địa phương có tỉ lệ giải
ngân đạt hơn 60%, trong khi
có tới 76/114 ban, bộ, cơ quan
trung ương, địa phương có tỉ
lệ giải ngân dưới mức trung
bình của cả nước (47%). Thậm
chí có cơ quan chưa giải ngân
được đồng nào.
“Phải thẳng thắn nhìn vào
sự thật, tập trung cao hơn,
quyết liệt hơn, giải pháp cụ
thể hơn” - Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng nhìn nhận có
nguyên nhân khách quan là
do dịch COVID-19 diễn biến
phức tạp, khó lường, ngoài dự
báo nhưng vẫn có cơ quan, địa
phương giải ngân tốt, vấn đề
vẫn là khâu tổ chức thực hiện.
Ông nhấn mạnh nguyên
nhân chủ quan vẫn là chủ yếu,
biểu hiện qua việc xây dựng
các dự án, chuẩn bị đầu tư
tính toán không kỹ, dàn trải
trì trệ, thậm chí vi phạm thì
phải xử lý nhưng cũng cần
khen thưởng kịp thời, xuất
phát từ kết quả cụ thể, nếu
không sẽ dẫn tới trì trệ.
Tăng cường trao đổi,
làm việc trực tuyến
Về nhiệm vụ trong thời
gian tới, Thủ tướng nhấn
mạnh đợt bùng phát dịch
lần thứ tư đã tác động rất
mạnh mẽ tới phát triển kinh
tế, đời sống và sinh kế nhân
dân nên càng phải tập trung
khắc phục những hạn chế
trong đầu tư công.
TheoThủ tướng, từ nay đến
cuối năm chỉ còn ba tháng
và còn hơn 50% nguồn vốn
đầu tư công phải giải ngân,
đây là thách thức rất lớn, đòi
hỏi nỗ lực, quyết tâm rất cao
mới làm được. Thủ tướng yêu
cầu phải giải ngân đạt tỉ lệ
cao nhất có thể, vừa phải kịp
tiến độ vừa phải nâng cao
chất lượng, hiệu quả của đầu
tư công; siết chặt kỷ luật, kỷ
cương, chống tiêu cực, tham
nhũng, lợi ích nhóm, lãng phí.
Có tới 76/114 ban,
bộ, cơ quan trung
ương, địa phương có
tỉ lệ giải ngân dưới
mức trung bình,
thậm chí có cơ quan
chưa giải ngân được
đồng nào.
5 nhóm giải pháp
đẩy nhanh giải ngân
vốn đầu tư công
BộKH&ĐTđềxuấtnămnhóm
giải phápnhằmđẩynhanh tiến
độ giải ngân vốn đầu tư công.
Cácbộ,cơquan,địaphương
thực hiện quyết liệt, đồng bộ
các giải pháp, tháo gỡ kịp thời
các rào cản, khó khăn, vướng
mắc để đẩy nhanh tiếnđộ thực
hiện giải ngân.
Bộ Y tế khẩn trương ban
hành hướng dẫn lộ trình trở
lại trạng thái bình thườngmới.
Xây dựng, sửa đổi các quy
địnhđangcònchồngchéo, cản
trởđếnhoạt độngđầu tư công.
Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong kiểm
soát chi.
Đẩymạnhhoạt động các tổ
côngtácđặcbiệtcủaThủtướng.
Tiêu điểm
Thủ tướng yêu cầu giải ngân
vốn đầu tư công cao nhất có thể
Thủ tướng nhận định việc giải ngân vốn đầu tư công chậm có nguyên nhân do dịch COVID-19
nhưng chủ yếu vẫn là nguyên nhân chủ quan.
Bình Dương cần có kế hoạch khôi phục sản xuất sớm
PhóThủ tướng yêu cầu cần có phương án để không đóng cửa doanh nghiệp có ca nhiễmkhi đi vào sản xuất trở lại.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook