223-2021 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư29-9-2021
Họ đã nói
NGUYỄNCHÂU
U
BND TP.HCM đã ban
hành kế hoạch thực
hiện Chỉ thị 19/2018
của Ban Thường vụ Thành ủy
TP.HCM về việc tiếp tục thực
hiện cuộc vận động “Người
dân TP.HCM không xả rác
ra đường và kênh rạch, vì TP
sạch, xanh và thân thiện môi
trường” năm 2021. Theo đó,
một trong những mục tiêu
TP muốn tiếp tục giữ vững
là 100% phường, xã, thị trấn
không xả rác ra đường và
kênh rạch.
Tăng cường xử phạt
hành vi xả rác
xuống kênh
Để TP trở nên xanh, sạch và
thân thiện với môi trường, thời
gian qua, nhiều địa phương
trên địa bàn TP.HCM đã triển
khai hiệu quả Chỉ thị 19/2018.
Cụ thể, các địa phương đã sử
dụng nhiều biện pháp tuyên
truyền để nâng cao ý thức của
người dân trong việc bảo vệ
môi trường, xử phạt các hành
vi gây ô nhiễm môi trường.
Theo UBND quận 1, để
hưởng ứng phong trào này,
10 phường trên địa bàn quận
đã vận động người dân tham
gia nhiều hoạt động như cung
cấp thông tin phản ánh về các
điểm tập kết rác gây ô nhiễm,
điểm xả rác tự phát, nắp cống
bị rác bịt kín không thể thoát
nước gây ngập úng, tình trạng
lún sụp hệ thống thoát nước…
thông qua số điện thoại đường
dây nóng của 10 phường.
Bên cạnh đó, quận 1 đã
phát huy vai trò của hệ thống
camera giám sát an ninh trật
Trong văn bản vừa gửi đến UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
và Đồng Nai, Bộ GTVT cho biết ngày 23-9, Thủ tướng phê
duyệt chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa -
Vũng Tàu, theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Theo Bộ GTVT, tại Thông báo 92/2021 của Văn phòng
Chính phủ, Thủ tướng kết luận: “Khuyến khích giao UBND
các tỉnh có nguồn lực về ngân sách, năng lực, kinh nghiệm
trong quản lý đầu tư để thực hiện nhiệm vụ là cơ quan
có thẩm quyền triển khai các dự án đường cao tốc đi qua
địa bàn. Mục đích nhằm chủ động huy động, sử dụng các
nguồn lực của địa phương, gắn với trách nhiệm của người
đứng đầu, phát huy tính chủ động, tạo điều kiện thuận lợi
trong công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp nguồn vật
liệu xây dựng...”.
Trên cơ sở kết luận của Thủ tướng, Bộ GTVT đề nghị
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai nghiên cứu,
thống nhất báo cáo đề xuất Thủ tướng về việc giao cho một
địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện
dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. “Bộ GTVT sẽ
phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong trường hợp
chuyển cơ quan có thẩm quyền về địa phương để tổ chức
triển khai thực hiện dự án…” - Bộ GTVT cho hay.
Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng, dự án cao tốc
Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài khoảng 53,7 km, điểm
đầu kết nối với tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua TP Biên Hòa
(Đồng Nai), điểm cuối giao với quốc lộ 56 thuộc TP Bà Rịa
(Bà Rịa-Vũng Tàu). Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án giai đoạn
1 là hơn 19.600 tỉ đồng. Trong đó, 6.720 tỉ đồng là vốn nhà
nước và 12.987 tỉ đồng vốn do nhà đầu tư chịu trách nhiệm
thu xếp. Mức thu phí dự kiến là 1.700 đồng/km/xe con.
Theo Bộ GTVT, sau khi được Thủ tướng chấp thuận chủ
trương, thời gian chuẩn bị dự án sẽ diễn ra trong giai đoạn
2021-2022. Lựa chọn nhà đầu tư trong giai đoạn 2022-
2023; giải phóng mặt bằng, tái định cư trong giai đoạn
2022-2024; thi công xây dựng công trình trong giai đoạn
2024-2026.
VIẾT LONG
Đề nghị các tỉnh thốngnhất đơnvị đầu tư cao tốcBiênHòa - VũngTàu
Địa phương từng từ chối
làm chủ đầu tư vì thiếu tiền
Dự án cao tốc BiênHòa -VũngTàu từngđược BộGTVT nghiên
cứu đầu tư, tuy nhiên sau đó giao về cho các địa phương để
triển khai.
Cuối tháng 10-2020, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có văn bản
kiến nghị Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư và giao lại
Bộ GTVT triển khai dự án này. Theo địa phương này, tuyến cao
tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đi qua địa bàn hai tỉnh với diện tích
đất thu hồi, tái định cư lớn nên việc phối hợp thực hiện gặp
nhiều khó khăn và dự báo kéo dài. Hơn nữa, việc tổ chức thực
hiện các dự án PPP, loại hợp đồng BOT đòi hỏi phải có bộ máy
quản lý kinh nghiệm và chỉ đạo thống nhất.
Bên cạnh đó, phần vốn hỗ trợ của Nhà nước tại dự án xây
dựng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu lên tới 6.670 tỉ đồng, vượt
quá khả năng cân đối ngân sách của hai tỉnh.
Các công nhân đang vớt rác trên sông VàmThuật - Bến Cát, đoạn qua quận 12 bằng việc sử dụng thiết bị
hiện đại với công nghệmới. Ảnh: NGUYỄNCHÂU
Sớm đẩy nhanh nhiều dự án cải tạo
môi trường
Mới đây, UBND TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ KH&ĐT
đề nghị bố trí vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025
để thực hiện ba dự án trọng điểmcấp bách trong lĩnh vực giao
thông và hạ tầng đô thị cần ưu tiên triển khai đầu tư.
Theo đó, hai trong số ba dự án về hạ tầng đô thị cần ưu tiên
triển khai đầu tư đó là dự án xây dựng hạ tầng rạch XuyênTâm
(quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp) và dự án cải tạo kênh Hy
Vọng (quận Tân Bình).
Theo GS-TS Lê Thanh Hải, Viện trưởng Viện Môi trường và
Tài nguyên (ĐHQuốc gia TP.HCM), những dự án trên đã có chủ
trương từ lâu nên cần sớm được phân bổ nguồn vốn để thực
hiện. Khi các dựánđi vàohoạt động sẽđảmbảoviệc thoát nước,
giảmtình trạng ô nhiễmmôi trường và giảmngập nước choTP.
Qua một thời gian triển khai,
thực hiện Chỉ thị 19/2018, đã có
rất nhiều địa phương thực hiện
rất tốt cuộc vậnđộngnày.Trước
đây, dọc theo kênh Nhiêu Lộc -
Thị Nghè luôn tồn đọng rác, tuy
nhiênsaukhi thựchiệncuộc vận
động, lượng rác giảm nhiều và
nhiều nơi không còn tình trạng
xả rác bừa bãi.
Ông
NGUYỄN THANH SƠN
,
Phó Giám đốc Công ty Môi trường
đô thị TP.HCM (CITENCO)
UBND TP yêu cầu
UBND TP Thủ
Đức và các quận,
huyện triển khai
các giải pháp ngăn
chặn nguồn xả thải
ô nhiễm xuống
kênh rạch, không
để tái lấn chiếm và
ô nhiễm hành lang
sông, kênh rạch trên
địa bàn.
TP.HCM: Nhiềubiệnpháp
chặn xả thải ônhiễm
Các địa phương trên địa bàn TP.HCMsẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạmvề bảo vệ môi trường,
đặc biệt là hành vi xả rác bừa bãi xuống kênh rạch.
tự và camera của các hộ dân
để phục vụ công tác phát hiện,
ghi hình và xử phạt những vi
phạm về vệ sinh môi trường.
Ngoài ra, quận cũng phân công
lực lượng của các tổ tự quản,
cán bộ phụ trách tổ dân phố,
ban điều hành khu phố, cán
bộ, công chức theo dõi, tiếp
nhận thông tin người dân phản
ánh qua Zalo, tin nhắn SMS.
Ngoài ra, UBNDcác phường
dọc tuyến kênhNhiêuLộc -Thị
Nghè và kênh Tàu Hũ - Bến
Nghé cũng đã phối hợp với
các đơn vị liên quan triển khai
nhiều biện pháp tuyên truyền,
xử phạt đối với người dân có
hành vi xả rác, câu cá, tắm
kênh. Tại các khu vực này,
các phường không để phát
sinh điểm phức tạp về trật tự
đô thị, vệ sinh môi trường.
Tại quận Tân Phú, UBND
quận cho biết đã tăng cường
công tác kiểm tra, đánh giá
tình hình vệ sinh môi trường
trên địa bàn quận. Bên cạnh
đó, quận cũng vận động người
dân tích cực tham gia giám sát
các hành vi xả rác không đúng
nơi quy định, kịp thời phản
ánh để cơ quan chức năng có
biện pháp xử lý.
Đồng thời, quận Tân Phú
cũng đã ứng dụng công nghệ
thông tin vào việc xây dựng
cơ sở dữ liệu, quản lý, kiểm
tra, xử lý trong lĩnh vực môi
trường. Hiện nay, quận đã tiếp
nhận và xử lý nhanh, hiệu quả
ý kiến của người dân qua tin
nhắn, điện thoại, ảnh chụp, thư
điện tử… về tình trạng xả rác
ra đường và kênh rạch.
Tiếp tục triển khai
nạo vét kênh rạch
Để phát huy những kết quả
đạt được trong thời gian qua,
UBNDTP yêu cầu UBNDTP
Thủ Đức và các quận, huyện
tiếp tục đẩy mạnh công tác
hướng dẫn, yêu cầu các hộ
dân sinh sống, kinh doanh ở
mặt tiền đường hoặc trên vỉa
hè phải có khu vực riêng. Các
hộ dân này phải tự trang bị
thiết bị lưu chứa rác thải phát
sinh, không xả rác ra đường và
trước miệng hầm ga thu nước.
Đồng thời, UBND TP yêu
cầu UBND TP Thủ Đức và
các quận, huyện triển khai các
giải pháp ngăn chặn nguồn xả
thải ô nhiễm xuống kênh rạch,
không để tái lấn chiếm và ô
nhiễm hành lang sông, kênh
rạch trên địa bàn.
Đối với năm hệ thống kênh
rạch chính có chức năng tiêu
thoát nước cho khu vực nội
thành là kênh Hy Vọng, rạch
Xuyên Tâm, rạch Nhảy - Ruột
Ngựa, rạch Bầu Trâu, rạch
Bình Thái, UBNDTP giao TP
Thủ Đức và các quận 6, 8, Gò
Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh,
Bình Tân và Tân Phú tiếp tục
tuyên truyền, vận động các hộ
gia đình, chủ nguồn thải sống,
sinh hoạt ven hoặc trên các
tuyến kênh rạch không được
xả rác xuống kênh rạch. Các
địa phương trên phải thường
xuyên kiểm tra, xử lý các hành
vi vi phạm về môi trường. Tổ
chức nạo vét, vớt lục bình, rác
thải tại các tuyến kênh rạch
theo chức năng, nhiệm vụ.
Ngoài ra,UBNDTPThủĐức
và các quận, huyện được giao
nhiệm vụ tiếp tục triển khai
xây dựng, nạo vét kênh rạch
và tổ chức thực hiện nạo vét,
duy tu, bảo dưỡng hệ thống
kênh rạch, hệ thống thoát nước
theo thẩm quyền.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook