227-2021 - page 13

13
TRẦNNGỌC
“T
ôi có hai con nhỏ,
10 tuổi và 12 tuổi.
Trước tình hình dịch
bệnh COVID-19 chưa thể
kiểm soát sát sao như hiện
nay, tôi cứ lo canh cánh hai
con sẽ bị nhiễm” - bà TTH
(38 tuổi, ở quận Bình Thạnh,
TP.HCM) chia sẻ.
Bất an khi con chưa
được tiêm vaccine
ngừa COVID-19
“Nói nào xa, cạnh nhà tôi
có cháu 14 tuổi vừa mắc
COVID-19 phải vào bệnh
viện (BV) điều trị, nhìn mà
đau lòng. Tôi cũng không
khỏi xót xa khi xem truyền
hình thấy nhiều cháu nhỏmặc
quần áo bảo hộ thùng thình
được đưa vô khu vực cách ly
tập trung domắc COVID-19”
- bà H nói.
Do công ăn việc làm, bà H
thường phải tiếp xúc người
này người nọ. Cho dù luôn
mang khẩu trang, thường khử
khuẩn bàn tay, nói chuyện
cách người đối diện 2 m…
nhưng bà H chẳng đảm bảo
con virus corona không “để
mắt” tới.
“Do hai con chưa được tiêm
vaccine ngừa COVID-19 nên
tôi rất sợ một khi tôi mang
bệnh sẽ dễ lây lan cho con.
Vì vậy, tôi rất mong Chính
phủ và Bộ Y tế mau xem xét
cho trẻ 18 tuổi trở xuống sớm
được tiêm vaccine để cha mẹ
yên tâm” - bà H tỏ lòng.
Tươngtự,ôngTHM(46tuổi,
ở quận 11, TP.HCM) cũng có
con trai 12 tuổi và con gái 16
tuổi nên cứ lo ngay ngáy con
bị nhiễm COVID-19.
“Từ trước tới giờ, tôi để
hai con ở suốt trong nhà,
không dám cho ra ngoài vì sợ
nhiễm bệnh. Tuy nhiên, đôi
khi có những việc cần thiết
nên trước sau hai con cũng
phải ra đường. Do không
đứa nào được tiêm vaccine
ngừa COVID-19 nên nguy
cơ nhiễm bệnh rất dễ xảy ra.
Do vậy, tôi từng ngày mong
ngóng cho hai con và các cháu
18 tuổi trở xuống được phép
tiêm vaccine để tăng hệ miễn
dịch” - ông M nói.
Tiêm vaccine ngừa
COVID-19 cho trẻ là
chuyện nên làm
Mới đây, BV Nhi đồng
TP.HCM tiếp nhận cháu LTQ
(nam, hơn 15 tuổi, ởTP.HCM)
trong tình trạng thở mệt, thở
phì phò, co kéo cơ liên sườn,
tím môi, nhịp tim nhanh.
Chẩn đoán cháu Q mắc
COVID-19, các bác sĩ (BS)
nhanh chóng truyền thuốc
kháng sinh, kháng viêm và
kháng đông. Do tình trạng
hô hấp cháu Q diễn tiến xấu
hơn, thở mệt co kéo nên các
BS cho thở máy không xâm
nhập. Tuy nhiên, bệnh tình
cháu Q vẫn không cải thiện,
lại có biểu hiện hội chứng suy
hô hấp cấp tiến triển nên các
BS cho thở ôxy lưu dòng cao.
Do đáp ứng thở ôxy lưu
dòng cao nên sức khỏe cháu
Q dần cải thiện. Các BS tiếp
tục truyền thuốc kháng viêm,
kháng đông và kháng sinh.
Hơn hai tuần sau, cháu Q
được xuất viện.
“Cháu Q là một trong số
hàng trăm bệnh nhi mắc
COVID-19 được điều trị tại
đây” - BSNguyễnMinhTiến,
Phó Giám đốc BV Nhi đồng
TP.HCM, cho biết.
TheoBSTiến,hiệncókhoảng
200 cháu mắc COVID-19
đang điều trị tại BVNhi đồng
TP.HCM. Trong đó, 30%
cháu dưới 24 tháng tuổi, 20%
cháu 6-10 tuổi, còn lại là các
cháu ở những độ tuổi khác.
“Nguồn lây chủ yếu vẫn là
người trong gia đình đã bị
Bác sĩ của BVNhi đồng TP.HCMđang cấp cứumột trẻmắc COVID-19. Ảnh: BVCC
Nên cho doanh nghiệp tham gia tiêm
vaccine ngừa COVID-19
Hiện tồn tại song song hai hệ thống tiêm vaccine ngừa
các loại bệnh truyền nhiễm như lao, bạch hầu, ho gà, uốn
ván, bại liệt, viêm não Nhật Bản… Đó là hệ thống tiêm
phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và hệ
thống tiêm dịch vụ.
Đối với vaccine ngừa COVID-19, theo quan điểm của tôi,
trong năm2021, chiến dịch tiêmvaccine ngừa COVID-19 do
Nhà nước đảm nhận. Tuy nhiên, qua năm 2022, Nhà nước
cũng nênmở rộng cho phép các doanh nghiệp có khả năng
tham gia tiêm ngừa vaccine COVID-19 dịch vụ, từng bước
xã hội hóa giống như tiêmngừa các loại vaccine khác. Điều
này giúp người dân có nhiều cơ hội tiếp cận và lựa chọn
vaccine ngừa COVID-19 mình muốn.
BS
NGUYỄNMINHTIẾN
,
PhóGiámđốc BVNhi đồng TP.HCM
Tiêu điểm
Bệnh nhân nữ CTTL (56 tuổi) được đưa vào Khoa cấp
cứu BV Nhân dân Gia Định ngày 5-9 và chuyển Khoa
COVID-19 điều trị trong tình trạng sốt cao 39
o
C, lạnh run,
tiêu chảy, nôn ói, đau bụng quanh rốn, mạch rất nhanh
khoảng 112 lần/phút. Bệnh nhân được chẩn đoán không
chỉ bị nhiễm trùng đáp ứng kém kháng sinh mà còn bị
cường giáp (hay còn gọi bão giáp). Bệnh nhân được tiên
lượng rất nặng, nếu không đáp ứng điều trị nội khoa sau
24 giờ thì xem xét hội chẩn Khoa hồi sức COVID-19 để
có chỉ định thay huyết tương.
Tình trạng bệnh nhân sau đó diễn biến xấu nên ngày 13-
9, bệnh nhân đã được thay huyết tương. Sau khi thay huyết
tương ba lần, bệnh nhân giảm sốt, mạch còn nhanh, hết ói,
hết tiêu chảy. Tuy nhiên, bệnh nhân xuất hiện những cơn
kích động, la hét, nói sảng nên được hội chẩn bởi các bác sĩ
(BS) chuyên khoa tâm thần BV Tâm thần và chẩn đoán rối
loạn tâm thần do bệnh lý nội khoa nặng, sau đó bệnh nhân
được thêm thuốc chống loạn thần Olanzapin.
Ngày 18-9, bệnh nhân có tình trạng không tỉnh táo hẳn,
còn nói những tiếng vô nghĩa, mạch khoảng 98 lần/phút,
không sốt, không đau bụng. Đây là khoảng thời gian cực
kỳ khó khăn với cả y BS, điều dưỡng lẫn bệnh nhân về
tình trạng loạn thần cấp. Các BS đã hội chẩn nhiều lần
với các BS chuyên khoa tâm thần để dùng thuốc và chỉnh
liều thuốc, kết hợp với BS vật lý trị liệu để tập hô hấp, vận
động cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có tình trạng nhiễm trùng
huyết, viêm phổi nặng, giảm tiểu cầu mắc phải phải truyền
tiểu cầu đậm đặc do bệnh nặng và dùng thuốc điều trị
cường giáp, kháng sinh. Bệnh nhân còn bị suy dinh dưỡng
do bệnh đái tháo đường tuýp 2, loạn thần ăn uống kém,
kiểm soát đường huyết khó.
Sau 22 ngày điều trị tại ba khoa hồi sức và điều trị,
bệnh nhân đã trở lại trạng thái gần như bình thường, tri
giác hoàn toàn tỉnh táo nên được xuất viện vào ngày 27-9.
Bệnh nhân được dặn dò tiếp tục điều trị thuốc cường giáp,
đái tháo đường và có chế độ ăn cũng như tái khám lại nội
tiết khi hết thuốc hoặc có triệu chứng bất thường.
Theo các BS, cơn bão giáp là một cấp cứu nội tiết
hiếm gặp, đặc biệt cơn bão giáp trên bệnh nhân nhiễm
COVID-19 lại càng hiếm gặp hơn nữa nhưng hậu quả rất
nặng nề với tỉ lệ tử vong cao lên đến hơn 30%. Việc phát
hiện bệnh lý kịp thời và điều trị tích cực là yếu tố quyết
định tăng tỉ lệ sống còn cho bệnh nhân. Khi điều trị nội
khoa không hiệu quả trong vòng 24 giờ, thay huyết tương
có thể được xem là vũ khí phối hợp với điều trị nội khoa
tích cực nhằm cứu sống người bệnh.
HOÀNG LAN
Sở Y tế tỉnh Bình Dương
hai lần kiến nghị tiêm
vaccine ngừa COVID-19
cho trẻ dưới 18 tuổi
Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Bình
Dương đã có hai lần kiến nghị
Bộ Y tế về việc tiêm vaccine
ngừa COVID-19 cho trẻ dưới
18 tuổi nhằmđảmbảo ổnđịnh
đời sống, làmviệc, học tập của
người dân trên địa bàn.
Trướcđó,ngày31-8,SởGD&ĐT
TP.HCM đã có tờ trình đề nghị
UBND TP có kế hoạch tổ chức
tiêmvaccinemũi 1vàmũi 2cho
học sinh 12-18 tuổi, đồng thời
nêu rõ việc tiêmvaccine cần tổ
chức trướckhi kết thúchọckỳ1,
để học sinh có thể đến trường
học tập trực tiếp vào học kỳ 2.
Số lượng sở này đề xuất tiêm
vaccinelàhơn642.000họcsinh.
Đời sống xã hội -
ThứHai 4-10-2021
Cha mẹ nóng lòng mong con nhỏ
được tiêm vaccine COVID-19
Trẻ mắc COVID-19 khá nhiều nên không ít chamẹ mongmuốn con được tiêmvaccine ngừa COVID-19
để tránh nguy cơ lây nhiễm.
nhiễm COVID-19 do các
cháu luôn ở nhà trong thời
điểm giãn cách xã hội” - BS
Tiến cho biết thêm.
Đề cập đến hoạt động tiêm
vaccine ngừa COVID-19 cho
trẻ từ 18 tuổi trở xuống, BS
Tiến cho rằng đây là việc
nên làm, càng sớm càng tốt
và ưu tiên trước cho nhóm từ
12 đến 18 tuổi.
“Nhóm tuổi này đang dậy
thì, ăn uống nhiều nên dễ
béo phì, dư cân. Một khi mắc
COVID-19 dễ có nguy cơ
suy hô hấp nặng, điều trị lâu.
Thực tế cho thấy nhiều nước
đã cho nhóm 12-18 tuổi tiêm
vaccine ngừa COVID-19” -
BS Tiến nói.
Đồng quan điểm trên, một
chuyên gia (đề nghị không nêu
tên) cho biết tỉ lệ người trên
18 tuổi nhiễmCOVID-19 cao
hơn so với nhóm tuổi còn lại.
Bên cạnh đó, vaccine ngừa
COVID-19 hiện còn hạn chế.
Do vậy, giai đoạn đầu Bộ Y
tế ưu tiên tiêm cho những
người trên 18 tuổi.
“HiệntrẻemmắcCOVID-19
có chiều hướng gia tăng. Do
vậy, Bộ Y tế sớm nghiên cứu
tiêm vaccine cho nhóm 12-18
tuổi. Thực tế cho thấy nhóm
tuổi này ở nhiều nước trên
thế giới đã được tiêm vaccine
ngừa COVID-19” - vị chuyên
gia nêu quan điểm.•
Giannan cứubệnhnhânnhiễmCOVID-19nặngbị loạn thần cấp
“Thực tế cho thấy
nhiều nước đã cho
nhóm 12-18 tuổi
tiêm vaccine ngừa
COVID-19.”
BS
Nguyễn Minh Tiến
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook