227-2021 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứHai 4-10-2021
NGUYỄNQUYÊN
N
ăm học 2021-2022 tiếp
tục triển khai thực hiện
chương trình giáo dục
phổ thông 2018, sách giáo
khoa (SGK) mới ở lớp 2 và
lần đầu tiên ở bậc THCS
với lớp 6.
Đối với lớp 6 xuất hiện hai
môn học tích hợp đó là môn
lịch sử và địa lý, môn khoa
học tự nhiên.
Vật vã soạn giáo án
Nămhọc này, côDươngThị
Mỹ Duyên, giáo viên (GV)
Trường THCS Cát Lái, TP
ThủĐức, được phân công phụ
trách môn khoa học tự nhiên
trong SGK lớp 6. Trước đó
chuyên môn chính của cô là
GV vật lý.
Trước khi bắt đầu năm
học, cô và các GV khác đã
được tham gia các lớp học
bồi dưỡng về môn tích hợp.
Bản thân GV đã có sự chuẩn
bị về mặt kiến thức một cách
cơ bản. “Tuy nhiên, do chúng
tôi trước đây chủ yếu được
đào tạo đơn môn. Trong khi
môn khoa học tự nhiên có sự
tích hợp kiến thức các phân
môn vật lý, hóa học, sinh học
nên trong quá trình dạy, tôi
phải đầu tư học hỏi và nhờ sự
trợ giúp chuyên môn từ các
thầy cô khác” - cô Duyên nói.
CôDuyên cho biết thêmđây
là năm đầu tiên thay SGK lớp
6. Tuy nhiên, do dịch nên các
em phải học trực tuyến. SGK
mới, học trò mới, lại không
có sự tiếp xúc trực tiếp với
thầy cô nên ban đầu các em
có sự bỡ ngỡ. Mặt khác, đặc
thù của môn học cần phải có
sự thực hành nhưng với tình
hình giãn cách, học trên môi
trường Internet rất khó thực
hiện. Điều này đã phần nào
khiến môn học khó có thể đạt
được hiệu quả cao.
Tương tự, GV dạy môn
trình. Sau khi nghe tôi phân
tích và động viên, họ đồng ý.
Đối với môn tích hợp, nếu
phân công mỗi GV phụ trách
một phầnnội dung theochuyên
môn của mình sẽ rất cực cho
tổ trưởng lẫn phó hiệu trưởng.
Họ sẽ phải theo dõi một lúc
nămmôn, chưa kể khi chuyển
từ kiến thứcmôn học này sang
môn khác sẽ phải thay đổi
thời khóa biểu. Trong khi đó,
đối với một trường có 45 lớp
thì việc này không đơn giản.
Vì vậy, nhà trường vận động
một GVđảmnhiệm luôn. Bởi
kiến thức lớp 6 chưa khó, hơn
nữa họ đã được đào tạo qua,
tôi nghĩ họ sẽ làm tốt” - vị
này chia sẻ.
Đồng quan điểm, bà Phạm
Thị Phương Hồng, Hiệu
trưởng Trường THCS Bình
Tây, quận 6, cho hay đa phần
GV đều được đào tạo đơn
môn. Do đó, trước khi phân
công nhiệm vụ GV dạy môn
tích hợp, nhà trường đều gặp
gỡ và làm công tác tư tưởng.
Tại trường, môn lịch sử
và địa lý hay môn khoa học
tự nhiên đều sẽ do một GV
dạy. Tuy nhiên, trong quá
trình dạy, họ sẽ được hỗ trợ
từ đồng nghiệp. “GV chuyên
về lịch sử sẽ đảm nhận soạn
các vấn đề liên quan đến lịch
sử. GV chuyên về địa lý sẽ
chịu trách nhiệm các vấn đề
về địa lý. Sau đó, các thầy cô
sẽ hợp tác với nhau, thống
nhất trong quá trình giảng dạy.
Trong điều kiện hiện nay, nhà
trường yêu cầu GV truyền tải
những kiến thức cơ bản nhất.
Những vấn đề khác sẽ được
củng cố khi các em đi học tập
trung” - bà Hồng nói.
Đồng quan điểm, bà Huỳnh
Thái Giang, Hiệu trưởng
Trường THCS HồVăn Long,
quận Bình Tân, cho hay sau
khi cân nhắc những ưu điểm,
hạn chế, trường quyết định
mỗi môn tích hợp sẽ do một
GV đảm nhận. Bởi nếu như
môn khoa học tự nhiên bố trí
ba GV cùng dạy sẽ rất phức
tạp. Đặc biệt, trong quá trình
kiểm tra, đánh giá HS cũng là
cả vấn đề. Ai sẽ ra đề, ai sẽ
chấm và sẽ ký vào sổ học bạ.
Cũng theo bà Giang, việc
một GV chuyên về lý, sinh
hoặc hóa phải dạy môn khoa
học tự nhiên sẽ không đơn
giản. “Tuy nhiên, trường
thường xuyên họp tổ chuyên
môn để trao đổi kinh nghiệm,
bản thân tôi luôn lắng nghe
những phản hồi của GV để
tháo gỡ. Vì thế, dù ban đầu sẽ
khó nhưng không thể không
dạy vì đó là nhiệm vụ của
GV. Hơn nữa, tôi tin đã được
tập huấn, GV sẽ có thể làm
được” - bà Giang chia sẻ.•
Giáo viên bối rối khi dạy
môn tích hợp
Dù đã được
tập huấn
về chương
trình trước
khi bước
vào nămhọc
mới nhưng
do phải dạy
trực tuyến,
chưa có kinh
nghiệmnên
nhiều giáo
viên gặp khó
khi dạymôn
tích hợp.
Tinh giản chương
trình THCS và THPT
năm học 2021-2022
Đối với lớp 6, thực hiện
chương trình mới, những nội
dungphù hợp và thuận lợi cho
HS khai thác, sử dụng hiệu quả
SGK và học liệu dạy học trực
tuyến, nhà trường sẽ tổ chức
dạy học đáp ứng yêu cầu cần
đạt của chương trình. Đối với
nhữngnộidungyêucầuHSthực
hành, thí nghiệm, nhà trường
tổ chức lựa chọn, sử dụng học
liệu dạy học trực tuyến để dạy
họchoặchướngdẫnHS tự thực
hiện ở nhà phù hợp với điều
kiện thực tế…
Đối với lớp 7 đến 12, dạy
học theo mức độ cần đạt của
chương trìnhnăm2006 vàđiều
chỉnhnội dungcácmôn, nêu rõ
những phần GV cần làm, HS tự
học, tự đọc, tự thực hiện.
Bộ GD&ĐT
Tiêu điểm
Giáo viên Trường THCS Cát Lái, TP ThủĐức trongmột tiết dạy trực tuyến với học sinh lớp 6. Ảnh: NTCC
lịch sử tại một trường THCS
ở quận 12 cho biết năm nay
cô dạy môn sử và địa. “Được
đào tạo bốn năm đại học, sở
trường của tôi là môn lịch sử
trong khi mới tập huấn được
mấy tháng giờ phải dạy thêm
kiến thức môn địa lý, tôi hơi
lo lắng. Bản thân tôi phải vừa
dạy vừa học. Dạy bài nào học
bài đó. Ban đầu, chưa có kinh
nghiệm bài học sẽ không hay
nhưng tôi cố gắng đảm bảo
kiến thức cho các em” - cô
này nói thêm.
Cô cho biết thêm đối với
môn lịch sử và địa lý, nếu để
GV địa lý dạy phần kiến thức
địa lý, GV sử dạy kiến thức
sử thì sẽ ổn hơn. Tuy nhiên,
sẽ gặp khó khăn trong quá
trình kiểm tra và đánh giá
học sinh (HS).
“Nhà trường đã quyết,
chúng tôi phải chấp hành, cố
gắng dạy và từng bước tìm
cách tháo gỡ. Chưa kể, dạy
học trên môi trường Internet,
mạng chập chờn, lúc được lúc
Dù ban đầu sẽ khó
nhưng không thể
không dạy vì đó là
nhiệm vụ của GV.
không rất khó có thể truyền
tải hết kiến thức cho các em.
Nói chung, khó đủ đường” -
cô này chia sẻ thêm.
Nhà trường động viên,
tìm cách khắc phục
Để tháo gỡ khó khăn cho
GV, cô Duyên cho biết nhà
trường đã thành lập tổ chuyên
môn lý - hóa - sinh. Tổ này
gồm các thầy cô giảng dạy
môn lý, hóa, sinh cùng phụ
trách dạy môn khoa học tự
nhiên. Các thành viên trong
tổ sẽ trao đổi kinh nghiệm,
trao đổi kiến thức liên quan
đến bộ môn thông qua các
buổi họp, thao giảng, đồng
thời xây dựng kế hoạch dạy
học theo chủ đề nhằm giảm
bớt áp lực từ phía GV và HS.
Thừa nhận vấn đề trên, hiệu
trưởng một trường THCS tại
quận Gò Vấp cho hay trường
phân côngmôn tích hợp sẽ do
một người dạy. “Ban đầu, các
thầycôrất lo lắng, sợkhôngđáp
ứng được yêu cầu của chương
Nhiều sách hay vào chung khảo
Giải thưởng Sách quốc gia
lần 4
Hội Xuất bản Việt Nam, hội đồng
Giải thưởng Sách
quốc gia
lần 4 tổ chức hội nghị trong thời điểm dịch bệnh
COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, những con
số ghi nhận từ sự tham gia của các nhà xuất bản đã nói lên
nhiều điều, khiến những ai yêu sách và văn hóa đọc cảm
thấy hào hứng trước tín hiệu vui của một mùa giải thưởng
dành cho sách.
Phát triển từ
Giải thưởng Sách Việt Nam
, qua nhiều
năm,
Giải thưởng Sách quốc gia
đã trở thành giải thưởng
uy tín của ngành xuất bản, tôn vinh giá trị và người làm
sách trong cả nước. Đây cũng là cơ hội để các nhà xuất
bản nhìn lại những thành quả lao động trong suốt một năm
và bạn đọc cả nước có thêm kênh thông tin để cùng tìm
kiếm sự đồng cảm sâu sắc qua cách chấm giải thưởng có
sự tương đồng với chính người đọc.
Trước đó, hội đồng sơ khảo chia ra làm năm tiểu ban
xét giải gồm: Tiểu ban sách chính trị, kinh tế; khoa học
xã hội và nhân văn; khoa học tự nhiên và công nghệ; văn
hóa, văn học và nghệ thuật, thiếu nhi. Các tiểu ban đã tìm
ra những cuốn sách có giá trị vào vòng chung khảo.
Theo ông Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt
Nam, năm nay các thành viên hội đồng chung khảo chấm
giải dựa trên kết quả, đánh giá của hội đồng sơ khảo, lựa
chọn chính xác, tìm ra sách giá trị để tôn vinh.
Dự kiến lễ trao
Giải thưởng Sách quốc gia
lần 4 sẽ
diễn ra vào trung tuần tháng 11 với điều kiện dịch bệnh
COVID-19 được kiểm soát.
TX
Các thành viên hội đồng chung khảo đã thảo luận, bỏ phiếu để
chọn ra những cuốn sách hay, giá trị cao để đề cử cho giải thưởng.
Ảnh: BTC
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook