227-2021 - page 6

6
Thời sự -
ThứHai 4-10-2021
Ban chấphànhTrungương sẽ bànvề xâydựng, chỉnhđốnĐảng
Sáng nay (4-10), theo triệu tập của Bộ Chính trị, Ban
chấp hành (BCH) Trung ương sẽ tổ chức Hội nghị lần thứ
4 của nhiệm kỳ 2021-2026.
Đây là hội nghị thường kỳ, tổ chức vào tháng 10 hằng
năm, sẽ cho ý kiến về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ
chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân
sách nhà nước năm 2021, kế hoạch năm 2022.
Hội nghị vào thời điểm công tác phòng chống
COVID-19 đang chuyển từ chiến lược zero COVID, sang
“thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch”
nên nội dung này được ưu tiên thảo luận, tạo nhận thức
thống nhất trong trung ương về mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp trong các cấp ủy từ trung ương xuống tới cơ sở để
thực hiện.
Hội nghị Trung ương 4 lần này vẫn ưu tiên cho nhiệm
vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Theo đó, dự kiến trung
ương sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung Quy định số 47-QĐ/TW
(quy định về những điều đảng viên không được làm) đã
qua 10 năm thực hiện để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới.
Dự kiến trung ương sẽ nghe Bộ Chính trị báo cáo kết
quả 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI
về “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”
và năm năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII
về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ”.
Báo cáo này sẽ đề cập kết quả công tác phòng chống tham
nhũng, kiểm tra, kỷ luật Đảng nhiệm kỳ 2016-2021 với công
cuộc “đốt lò” và sẽ được duy trì trong nhiệm kỳ mới.
Báo cáo cũng sẽ đề cập việc Bộ Chính trị thống nhất tăng
cường hơn nữa công tác phòng chống suy thoái tư tưởng
chính trị, đạo đức lối sống trong toàn Đảng, mà cụ thể là
giải pháp trao thêm cho Ban chỉ đạo Trung ương về phòng
chống tham nhũng do Tổng bí thư là trưởng ban, nhiệm vụ
phòng chống tiêu cực vừa thông qua đầu nhiệm kỳ.
Các đề án liên quan đến nội dung xây dựng, chỉnh đốn
Đảng này do Ban Tổ chức Trung ương chủ trì chuẩn bị, đã
hoàn tất báo cáo Bộ Chính trị để trình trung ương xem xét,
kết luận tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác này.
Nếu theo chương trình làm việc toàn khóa của BCH Trung
ương khóa XIII, thì tại Hội nghị Trung ương 4, Bộ Chính trị sẽ
báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung
ương 6 khóa XI về “tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về
đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới”.
Việc tổng kết này do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì.
Tuy nhiên, nguồn tin cho hay do ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19 nên công tác tổng kết chưa thể đi khảo sát, đánh
giá thực tế, trong khi đất đai là vấn đề nhạy cảm, liên quan
đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, tới công
tác quản lý ở cơ sở. Vì vậy, Bộ Chính trị sẽ báo cáo trung
ương để lùi nội dung này đến thời điểm thích hợp.
NGHĨANHÂN
việc kiểm tra, xácminh để quyết định
khởi tố hoặc không khởi tố vụ án”.
Đồng thời, dự thảo đề xuất sửa
đổi, bổ sung khoản 1 Điều 229
BLTTHS theo hướng bổ sung căn
cứ tạm đình chỉ điều tra vì “lý do
bất khả kháng do thiên tai, dịch
bệnh mà không thể kết thúc điều
tra nhưng đã hết thời hạn điều tra”.
Dự thảo còn bổ sung căn cứ tạm
đình chỉ vụ án hình sự. Cụ thể, bổ
sung điểm d vào sau điểm c khoản
1 Điều 247 BLTTHS như sau:
1. VKS quyết định tạm đình chỉ
vụ án trong các trường hợp:
…d) Khi không thể tiến hành các
hoạt động tố tụng để quyết định việc
truy tố vì lý do bất khả kháng do
thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết
thời hạn quyết định việc truy tố”.
Khởi tố mà không cần có
yêu cầu của bị hại
Cạnh đó, khoản 3 Điều 1 dự thảo
luật đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản
1 Điều 155 BLTTHS theo hướng bãi
bỏ nội dung dẫn chiếu tới Điều 226
BLHS để cho phép cơ quan có thẩm
quyền có thể khởi tố vụ án hình sự
hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với cả nhãn hiệu
và chỉ dẫn địa lý mà không cần có
yêu cầu khởi tố của bị hại.
Để đồng nhất, khoản 4 Điều 1 dự
thảo luật cũng đề nghị sửa đổi, bổ
sung khoản 8 Điều 157 BLTTHS
theo hướng bãi bỏ nội dung dẫn
chiếu tới Điều 226 BLHS để bỏ
căn cứ không khởi tố vụ án hình
sự trong trường hợp tội phạm quy
định tại khoản 1 Điều 226 BLHS
mà bị hại hoặc người đại diện của
bị hại không yêu cầu khởi tố.
Cạnhđó, dự thảođềxuất sửađổi, bổ
sungkhoản3Điều146BLTTHS.Nội
dung đề xuất sửa đổi theo hướng bổ
sung trách nhiệm kiểm tra, xác minh
sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạmđối
với công anxã (tươngđươngvới trách
nhiệm của công an phường/thị trấn,
đồn công an). Cụ thể, sửa đổi, bổ sung
khoản 3Điều 146 BLTTHS như sau:
“3. Công an xã, phường, thị trấn,
đồn công an có trách nhiệm tiếp nhận
YẾNCHÂU
V
KSND Tối cao vừa trình Ủy
ban Thường vụ Quốc hội
xem xét, cho ý kiến về dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
(BLTTHS).
Bổ sung lý do
bất khả kháng
do thiên tai, dịch bệnh
Dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung
khoản 1 Điều 148 BLTTHS theo
hướng bổ sung căn cứ tạm đình chỉ
việc giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố vì lý do bất
khả kháng do thiên tai, dịch bệnh.
Cụ thể, khoản 2 Điều 1 dự thảo
luật quy định bổ sung điểmc vào sau
điểm b khoản 1 Điều 148 như sau:
“c) Vì lý do bất khả kháng do thiên
tai, dịch bệnh mà không thể kết thúc
VKSNDTối cao đề xuất bổ sung lý do bất khả kháng “do thiên tai, dịch bệnhmà không thể kết thúc điều tra
nhưng đã hết thời hạn điều tra” vào căn cứ tạmđình chỉ điều tra. Ảnhminh họa: TUYẾNPHAN
Đề xuất sửa
6 quy định của
Bộ luật Tố tụng
hình sự
VKSNDTối cao đề xuất bổ sung lý do bất khả
kháng “do thiên tai, dịch bệnhmà không thể kết
thúc điều tra nhưng đã hết thời hạn điều tra” vào
căn cứ tạmđình chỉ điều tra.
tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên
bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra,
xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố
giác, tin báo về tội phạm kèm theo
tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ
quan điều tra có thẩm quyền”.
Việc sửa đổi, bổ sung
là hợp lý
Nhậnxét về các đề xuất trên, luật sư
LêDoãnTuấn,ĐoànLuậtsưTP.HCM,
cho rằng việc sửa đổi, bổ sung như
nêu trên là cần thiết và hợp lý.
Thiên tai, dịch bệnh có thể khiến
việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, điều
tra, truy tố bị kéo dài. Do không thể
thực hiện được các hoạt động tố tụng
cần thiết nên chưa thể xác định được
hành vi phạm tội, người phạm tội để
quyết định khởi tố; để chứng minh
tội phạm khi kết thúc thời hạn điều
tra hoặc để quyết định việc truy tố...
Ngay cả việc tống đạt các quyết
định tố tụng, chuyển hồ sơ vụ án, các
chứng cứ, tài liệu, đồ vật cho VKS
hay tòa án…cũng bị trì hoãn. Trong
khi đó, luật không có quy định cho
phép tạm đình chỉ trong trường hợp
“vì lý do bất khả kháng do thiên tai,
dịch bệnh”, dẫn đến việc vụ án, vụ
việc bị quá hạn giải quyết.
Tuy nhiên, việc quy định căn cứ
tạm đình chỉ trong các trường hợp
nêu trên sẽ dẫn đến việc phải xem
xét hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn
đang áp dụng. Vì vậy, các cơ quan,
người có thẩmquyền tiếnhành tố tụng
phải cân nhắc, xemxét và quyết định
từng trường hợp theo đúng quy định.•
Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi,
bổ sung năm2009, năm2019) thì nhãn hiệu là dấu hiệu
dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức,
cá nhân khác nhau. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để
chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Có thể thấy nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là hai đối
tượng quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp.
Việc xâmphạmđến hai đối tượng này đều ảnh hưởng
trực tiếp đến người tiêu dùng, trật tự của xã hội. Tuy
nhiên, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
(Điều 226 BLHS) lại thuộc trường hợp khởi tố theo
yêu cầu của bị hại (quy định tại Điều 155 BLTTHS).
Quyền khởi tố theo yêu cầu của bị hại mang nhiều
bất cập do yếu tố khách quan và chủ quan nhất định.
Do đó, công tác đấu tranh với loại tội phạm này đạt
hiệu quả chưa cao.
Vì vậy, việc cho phép cơ quan pháp luật chủ động
khởi tố vụ án đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu và
chỉ dẫn địa lý sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả sản phẩm
của doanh nghiệp, địa phương; từ đó bảo đảm trật tự
quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
và phù hợp với những cam kết quốc tế mà Việt Nam
đã tham gia.
TS
NGUYỄN THÁI CƯỜNG
, giảng viên Khoa luật
dân sự Trường ĐH Luật TP.HCM
Bỏ quy định khởi tố theo yêu cầu bị hại là cần thiết
Việc cho phép cơ quan
pháp luật chủ động khởi
tố vụ án đối với hành vi
xâm phạm nhãn hiệu
và chỉ dẫn địa lý sẽ góp
phần bảo vệ hiệu quả
sản phẩm của doanh
nghiệp, địa phương...
Tiêu điểm
Giảm tải cho cơ quan điều
tra công an cấp huyện
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn
biến phức tạp, công an xã càng đóng
vai tròquan trọng trongviệcđấu tranh
phòng chống tội phạm và cần thiết
phải xử lýngayvụviệc tại địabàncơsở.
Việc bổ sung trách nhiệm kiểm tra,
xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội
phạmđối với cônganxã trongBLTTHS
sẽgiúptăngcườngvai trò, tráchnhiệm
củacônganxãvàkịp thời giảmtải khối
lượng công việc cho cơ quan điều tra
công an cấp huyện.
Luật sư
LÊ DOÃN TUẤN
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook