230-2021 - page 13

13
PHẠMANH
T
ừ tuần này, nhiều trường đại
học (ĐH) tại TP.HCMđã chính
thức tổ chức lễ khai giảng và
chào đón tân sinh viên (SV) năm
học 2021-2022 theo hình thức
trực tuyến. Tuy nhiên, do dịch
COVID-19 còn phức tạp, SV đa
phần còn ở quê, số SV được tiêm
vaccine phòng COVID-19 thấp
nên các trường chưa có kế hoạch
cho học tập trung trở lại.
Đợi kế hoạch chung của
TP.HCM
Theo đại diện Trường ĐH Sư
phạm kỹ thuật TP.HCM, hầu hết
cán bộ, nhân viên và giảng viên
của trường đã được tiêm đủ hai
mũi vaccine phòng COVID-19.
Tuy nhiên, đa số SV của trường
đã và đang ở quê suốt mấy tháng
nay, số SV được tiêm vaccine
cũng còn hạn chế nên học kỳ
1 này trường sẽ tiếp tục duy trì
giảng dạy và học tập theo hình
thức online đến khi nào TP đảm
bảo và cho phép các trường đón
SV học tập trung trở lại.
Làmột trường nằm trong vùng đỏ
với tỉ lệ cán bộ, giảng viên và SV
được tiêm vaccine khá cao nhưng
TrườngĐHCông nghiệp thực phẩm
TP.HCM cũng chưa có kế hoạch
đón SV trở lại học tập trung.
ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc
Trung tâm tuyển sinh và quan hệ
doanh nghiệp của trường, cho biết
trường có hơn 15.000 SV. Trong
đó, khoảng 12.000 SV đã được
tiêm vaccine mũi 1, gần 5.000 SV
được tiêm mũi 2. “Trường cũng
thận trọng từng bước nên chưa có
kế hoạch học tập trung trở lại. Kế
hoạch giảng dạy cho SV năm cuối
hay thực tập, thực tế cũng chưa có.
Hiện trường sẽ tiếp tục dạy và học
online từ ngày 11-10 cho đến khi
có thông báo mới, chờ chủ trương
chung của TP.HCM” - ông Sơn
cho hay.
Do đặc thù là trường thuộc khối
đào tạo nhóm ngành sức khỏe, có
lượng lớn SV, đội ngũ cán bộ, giảng
viên của trường vẫn đang tham gia
chống dịch COVID-19 nên Trường
ĐHYDược TP.HCM phải lùi thời
gian bắt đầu năm học mới và tiếp
tục tổ chức học trực tuyến.
Theo ThS Trương Văn Đạt,
Trưởng Phòng công tác sinh viên
của trường, trường có hơn 10.000
SV. Trong đó, gần 50% SV còn ở
lại TP.HCM và hầu hết đã được
tiêm vaccine. Còn lại, hơn 50% SV
đang ở tỉnh, đa số chưa được tiêm
vaccine phòng COVID-19.
Đáng nói, hiện trường có khoảng
3.300 SVđang tham gia chống dịch
LễkhaigiảngonlinelầnđầutiêncủaTrườngĐHSưphạmkỹthuậtTP.HCMquahìnhthứctrườngquayảo.(Ảnhchụpmànhình)
Từ đầu tháng 9-2021, Trung tâm quản lý ký túc xá
(KTX) ĐH Quốc gia TP.HCM đã có thông báo cho SV
cũ đăng ký ở nội trú hoặc chuyển đổi phòng ở năm
học 2021-2022. Đến nay, KTX đã tiếp nhận qua online
khoảng26.000 SV cũđăng ký và KTX cũngdành khoảng
10.000 chỗ cho tân SV.
Tuy nhiên, theođại diệnquản lý KTX, hiệnmới cho SV
đăng ký để nắmsố lượng chứ chưa thể tiếpnhận SV vào
ở chính thức vì cả hai khu A, B của KTX hiện vẫn đang
được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến và nơi cách
ly tập trung từ tháng 6 đến nay. KTX cũng đang chuẩn
bị văn bản trình UBND TP.HCM và tỉnh Bình Dương để
có phương án bàn giao lại KTX khi dịch COVID-19 được
kiểm soát, nhằm sớm có kế hoạch tái lập lại cơ sở vật
chất, khử khuẩn, đảm bảo môi trường an toàn trở lại.
Tương tự, Trường ĐHNông LâmTP.HCMcũng vừa có
thông báo tạmngưng tiếp nhận SV khóamới vào ở KTX
cho đến khi tình hình dịch bệnh ổn định.
Theo nhà trường, KTX của trường có năm tòa nhà,
trong đó có hai tòa nhà đang trong giai đoạn sửa chữa,
một tòa nhà dùng dự trữ cho bệnh viện điều trị bệnh
nhân COVID-19 của TP Thủ Đức nên chỗ ở rất hạn chế.
Chờ tình hình dịch được kiểm soát, KTX sẽ lên phương
án cho SV đăng ký ở lại.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành phương án kỳ thi tốt nghiệp
THPT năm 2022. Cơ bản phương án này giữ ổn định như
năm 2021, tuy nhiên có một số nội dung được điều chỉnh.
Trả lời báo chí để làm rõ một số thông tin xung quanh
phương án tổ chức kỳ thi, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng
Cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT, cho hay kỳ thi năm
2022, Bộ GD&ĐT sẽ xác định một đợt thi thống nhất trên
toàn quốc cho tất cả tỉnh, TP trực thuộc trung ương trong
điều kiện bình thường.
Nếu dịch bệnh còn diễn biến bất thường, Bộ GD&ĐT sẽ
xem xét tình hình thực tế và trên cơ sở đề nghị của các địa
phương để điều chỉnh thời gian tổ chức thêm đợt thi. Thời
gian thi sẽ nằm trong khung thời gian phù hợp với triển
khai nhiệm vụ các năm học. Việc này đã được áp dụng
cho năm 2021.
Tương tự, công tác đề thi năm 2022 không thay đổi
nhiều so với năm trước, vẫn do Bộ GD&ĐT đảm nhiệm.
Bộ GD&ĐT xây dựng cấu trúc, định dạng đề thi; ban
hành đề thi tham khảo; hoàn thiện một bước ngân hàng
câu hỏi thi để từ ngân hàng câu hỏi đó sử dụng phần mềm
chuyên dụng tổ hợp thành đề thi theo cấu trúc, đáp ứng
yêu cầu kỳ thi và cung cấp cho các địa phương sử dụng tổ
chức thi.
Đối với các em học sinh, phương án thi năm 2022 hầu
như không có thay đổi đáng kể so với năm 2021. Nội
dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện
hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, không bao gồm các
nội dung được tinh giản đi nhằm phục vụ dạy và học ứng
phó với dịch COVID-19 mà Bộ GD&ĐT đã công bố.
Năm nay, Bộ GD&ĐT vẫn tiếp tục duy trì phương thức
quản trị cơ sở dữ liệu thi tốt nghiệp THPT như nhiều năm
qua. Đồng thời, bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện ngân hàng câu
hỏi, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các
khâu xây dựng ngân hàng câu hỏi và đề thi. Bộ GD&ĐT
tổ chức xây dựng và cung cấp đề thi cho các địa phương.
Đề thi là tổ hợp từ một ngân hàng câu hỏi đủ lớn và được
cân bằng về độ khó. Nếu thêm đợt thi, đề vẫn được tổ hợp
từ ngân hàng đó.
Liên quan đến việc xét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH-
CĐ), cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho rằng Bộ
GD&ĐT khuyến khích các ĐH quốc gia, ĐH vùng, các
trường ĐH/nhóm trường đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện
tổ chức các kỳ thi đánh giá để làm căn cứ xét tuyển ĐH-
CĐ và chia sẻ, hỗ trợ các trường khác có nhu cầu.
Với các ngành/trường có tính cạnh tranh cao, Bộ
GD&ĐT khuyến cáo nên xem xét mức độ sử dụng kết quả
thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh. Theo đó, kết quả thi
tốt nghiệp THPT như là bước sàng lọc, sơ tuyển và cần có
thêm các hình thức sát hạch, tuyển chọn để phân loại tốt
hơn đối tượng tuyển sinh, đảm bảo số lượng, chất lượng
và công bằng trong tuyển sinh.
Việc này chỉ triển khai nếu các trường chuẩn bị đầy đủ
các điều kiện, công bố sớm, rộng rãi trong đề án tuyển
sinh. Đây không phải yêu cầu bắt buộc đối với các trường.
Do vậy, các trường cần chuẩn bị chu đáo trước khi triển
khai nhằm bảo đảm quyền lợi của thí sinh.
HÀ PHƯỢNG
Đời sống xã hội -
ThứNăm7-10-2021
Sinh viên vào năm học mới:
Tiếp tục học và thi online
Hầuhết trườngđạihọc, caođẳngởTP.HCMsẽ tiếptụchọc trực tuyếnítnhấtđếnhếthọckỳ1nămhọc2021-2022.
cùng với hơn 2.000 cán bộ, thầy
cô của trường. Do đó, trường phải
lùi thời gian bắt đầu năm học đến
ngày 11-10 và tiếp tục giảng dạy
theo hình thức trực tuyến. Để hỗ
trợ SV, trường cũng giãn việc học
tập, thực tập, thực hành để SV vừa
chống dịch vừa có thể theo học.
Nhiều học bổng, hỗ trợ
cho sinh viên
Trước tình hình dịch COVID-19
còn diễn biến phức tạp và ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của
phụ huynh, SV, nhiều trường tiếp
tục có những chính sách học bổng,
hỗ trợ trang thiết bị để SV có thể
theo học trực tuyến.
TheoThSTrươngVănĐạt,Trưởng
Phòng công tác sinh viên Trường
ĐH Y Dược TP.HCM, trường vừa
có quyết định cấp hơn 17 tỉ đồng
học bổng để hỗ trợ 850 suất học
bổng theo từng đối tượng.
Là đơn vị có lượng SV lớn nhất
hiện nay tại TP.HCM, hệ thống ĐH
Quốc gia TP.HCM năm nay, ĐH
này tiếp nhận thêm hơn 21.000 tân
SV trúng tuyển năm 2021.
Để chia sẻ và hỗ trợ SV, từ nay
đến ngày 20-11, Quỹ phát triển ĐH
Quốc gia TP.HCM thực hiện tiếp
nhận hồ sơ cho SV vay ưu đãi lãi
suất 0%. Các em sẽ được vay số
tiền tối đa bằng với học phí học kỳ
1 năm học 2021-2022 nhưng không
vượt quá 10 triệu đồng/học kỳ.
Ngoài ra, ĐHQuốc gia TP.HCM
cũng xét trao 300 suất học bổng (5
triệu đồng/suất) cho SV các trường,
khoa thành viên gặp khó khăn vì
COVID-19.
Các trường sẽ xét chọn dựa trên
tiêu chí theo thứ tự ưu tiên như cha,
mẹ, anh chị em, người nuôi dưỡng
hoặc bản thân SV... bị mất việc/tạm
ngưng việc; cha hoặc mẹ mất do
dịch COVID-19; SV có hộ khẩu
thường trú tại các tỉnh nhưng vì
COVID-19 nên chưa thể về quê...•
BộGD&ĐT làmrõphươngán thi tốt nghiệpTHPTnăm2022
Dù số sinh viên đã tiêm
vaccine cũng tương đối
nhưng nhiều SV còn
kẹt ở quê nên các trường
chưa có kế hoạch cho học
tập trung trở lại.
Các ký túc xá chưa thể tiếp nhận sinh viên vào ở trở lại
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook