230-2021 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm7-10-2021
Vẫn còn tàu thuyền hoạt động trong vùng
nguy hiểm
Theo Đại tá Nguyễn Đình Hưng, Phó Trưởng Phòng cứu hộ cứu nạn,
Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, đến chiều 6-10 vẫn còn tàu thuyền của
ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đang hoạt động trong vùng
ảnh hưởng của ATNĐ.
Tính đến 14 giờ ngày 6-10, Quảng Ngãi còn 13 tàu, Bình Định còn 129
tàu và Quảng Nam cònmột số tàu. Các phương tiện đã nắmđược thông
tin và đang di chuyển vòng tránh.
Các khu dân cư ven biển, khu vực trũng thấp, cửa sông, ngoài bãi các
tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi đã sẵn sàng phương án sơ
tán 71.559 hộ/290.671 dân trong tình huống dịch COVID-19.
Hiện mưa lớn đang xảy ra ở các
tỉnh Trung bộ. Dự bao từ ngày 6 đến
8-10, khuv c từQuảngBìnhđếnPhú
Yên và Bắc Tây Nguyên có mưa to
đến rất to, riêng khu v c từ Quảng
Bình đến Quảng Ngãi va Kon Tum
mưa phổ biến 300-500 mm/đợt, có
nơi trên 600 mm/đợt. “Từ ngày 9
đến 12-10, mưa lớn sẽ mở rộng ra
các tỉnh Bắc Trung bộ và đồng bằng
Bắc bộ và xảy ra với cường suất
lớn, lư ng mưa rất to. Các tỉnh, TP
ở Trung bộ và Bắc Tây Nguyên cần
đặc biệt chú ý nguy cơ rất cao về lũ,
lũ quét, sạt lở đất và ngập úng diện
rộng” - ông Năng lưu ý.
Thủ tướng yêu cầu
sẵn sàng các phương án
sơ tán người dân
Trước tổ h p thời tiết thiên tai
nguy hiểm, trưa 6-10, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành công điện
gửi chủ tịch UBND các tỉnh, TP
từ Thanh Hóa đến Phú Yên và khu
v c Tây Nguyên, yêu cầu chủ động
ứng phó với bão, mưa lũ.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành,
địa phương tiếp tục triển khai th c
hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ
tướng tại Văn bản 1100 ngày 23-
8-2021 và Công điện 1107 ngày
31-8-2021. Chủ tịch UBND các
tỉnh, TP tổ chức kêu gọi, hướng
dẫn phương tiện, tàu thuyền thoát
khỏi khu v c nguy hiểm hoặc về
nơi tránh trú an toàn.
Các địa phương tạo điều kiện cho
tàu cá và ngư dân các tỉnh khác vào
tránh trú; kiểm tra, hướng dẫn việc
neo đậu tàu thuyền tại khu neo đậu;
triển khai công tác đảm bảo an toàn
về người và tài sản trên các đảo và
lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản trên
biển và ven biển.
Thủ tướng cũng yêu cầu chủ tịch
UBND các tỉnh chỉ đạo rà soát, chủ
động triển khai phương án ứng phó
với bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất
phù h p với điều kiện cụ thể tại địa
phương, nhất là phương án di dời,
sơ tán người dân để bảo đảm an
toàn, đồng thời phòng chống dịch
COVID-19.
Các địa phương cũng đồng thời
chuẩn bị l c lư ng, phương tiện,
trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo
phương châm “bốn tại chỗ” để
ứng phó với bão mạnh, lũ lớn,
ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất khu
v c miền núi.
“Các địa phương triển khai các
biện pháp bảo vệ sản xuất, phương
án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung
yếu, bảo đảm an toàn hồ đập, bố trí
l c lư ng, vật tư, máy móc, thiết
bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có
tình huống” - công điện của Thủ
tướng yêu cầu.
Tại cuộc họp ứng phó vớiATNĐ/
bão, mưa lũ chiều 6-10 của Ban
chỉ đạo quốc gia về phòng chống
thiên tai, Phó Trưởng Ban chỉ đạo
Trần Quang Hoài đánh giá tổ h p
thiên tai vừa bão, mưa lũ sẽ gây ra
ANHIỀN
C
hiều 6-10, trao đổi với báo
chí, ông Trần Quang Năng,
Trưởng Phòng d báo thời tiết,
Trung tâm D báo khí tư ng thủy
văn quốc gia, cho biết thời điểm áp
thấp nhiệt đới (ATNĐ) mạnh lên
thành bão vào khoảng 1-2 ngày nữa.
Trong 24 giờ tới,ATNĐ giữ nguyên
cường độ và mạnh dần lên, sau đó
từ ngày 8 đến 10-10 sẽ mạnh lên
thành bão số 7 và ảnh hưởng tr c
tiếp đến các tỉnh Trung Trung bộ,
Bắc Trung bộ.
Trung Trung bộ sẽ có
mưa đặc biệt lớn
Đánh giá về cường độ của cơn
ATNĐ/bão, ông Năng cho biết khả
năngATNĐ này có xu hướng mạnh
lên đến cấp 8, gây nguy cơ giómạnh
trên các vùng biển ven bờ, đặc biệt
là vùng biển khu v c Trung Trung
bộ. Sau đó kết h p với các yếu tố
khác, như không khí lạnhmạnh, tiếp
tục gây mưa lớn các tỉnh Trung bộ.
Ông Năng lưu ý chiều 6-10, cơn
ATNĐ cách quần đảo Hoàng Sa
khoảng 300 km về phía đông nam.
D báo trong 24 giờ đầu, ATNĐ
di chuyển tương đối nhanh, sau đó
chậm lại, thời gian tồn tại trên biển
tương đối lâu. Do đó, trong 2-3 ngày
tới cần tiếp tục cảnh báo tình trạng
mưa dông mạnh trên các vùng biển
bão đi qua.
“Ngay khi ATNĐ mạnh lên
thành bão số 7 thì đến ngày 12 và
13-10 tiếp tục có cơn bão khác đi
vào khu v c bắc Biển Đông. Như
vậy, trong khoảng 10 ngày tới, khả
năng sẽ có hai cơn bão/ATNĐ” -
ông Năng nói.
PhóTrưởngBanchỉ đạoquốcgiavềphòngchống thiên tai TrầnQuangHoài chủ
trì cuộchọpứngphóvới áp thấpnhiệt đới/bão,mưa lũchiều6-10. Ảnh: PCTT
Cảnh báo có 2 cơn bão xuất hiện
liên tiếp trên Biển Đông
Ngay khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 7 thì đến ngày 12 và 13-10, dự báo sẽ tiếp tục
có cơn bão khác đi vào khu vực bắc BiểnĐông.
rủi ro rất lớn về sạt lở đất, ngập lụt
kéo dài cho khu v c ven biển, đất
liền, khu v c miền núi, do đó cần
có phương án đảm bảo an toàn cho
người dân.
Theo ông Hoài, cần có phương
án đảm bảo an toàn cho giao thông,
nhất là hiện nay nhiều người dân ở
TP.HCM đang trở về địa phương,
trong đó có những hộ gia đình đi
bằng xe máy, có cả trẻ em, phụ nữ.
“Đây là tình huống rất nguy hiểm
khi vừa gặp bão vừa có mưa lũ lớn.
Tôi đề nghị khi có tình huốngmưa lũ
lớn, bão đổ bộ thì người dân không
đi nữa và phải báo ngay với chính
quyền khu v c đang đi để đư c
hỗ tr và đảm bảo công tác phòng
chống dịch COVID-19” - ông Hoài
nhấn mạnh.•
BCHTrungươngkhóaXIII tiếp tục quyết tâmchỉnhđốnĐảng
Người dân đi xe máy từ
các tỉnh phía Nam về
quê qua khu vực miền
Trung gặp mưa, lũ lớn
cần dừng lại và báo cho
chính quyền địa phương
để được hỗ trợ.
Ngày 6-10, ngày thứ ba của Hội nghị lần thứ tư Ban
chấp hành (BCH) Trung ương khóa XIII, các đại biểu
dành trọn buổi sáng thảo luận tại hội trường về báo cáo
kết quả năm năm th c hiện Nghị quyết Trung ương 4
khóa XII về “tăng cường xây d ng, chỉnh đốn Đảng...” và
d thảo sửa đổi Quy định 47 của BCH Trung ương khóa
XI về những điều đảng viên không đư c làm.
Đây là các báo cáo do Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban
Kiểm tra Trung ương chủ trì xây d ng và tham mưu để Bộ
Chính trị trình BCH Trung ương trong hội nghị này.
Tin từ hội nghị cho biết so với thảo luận về kinh tế - xã
hội, vốn nóng bỏng vì tình hình nghiêm trọng, phức tạp
của đại dịch COVID-19 và ảnh hưởng sâu rộng của nó tới
đời sống, thì số ý kiến phát biểu về xây d ng, chỉnh đốn
Đảng không nhiều. “Tuy nhiên, các đại biểu đều thể hiện
s quyết tâm, ủng hộ với Bộ Chính trị trong công việc
này... Hội nghị Trung ương 4 lần này phải tiếp nối kết quả
Hội nghị Trung ương 4 hai khóa trước, quyết tâm thúc đẩy
hơn nữa, sâu sắc hơn nữa, th c chất hơn nữa công tác xây
d ng, chỉnh đốn Đảng” - một bí thư tỉnh ủy cho hay.
Theo một đại biểu ở Hà Nội, các tài liệu chính thức báo
cáo Hội nghị Trung ương chuẩn bị rất kỹ. “Nói chung làm
kỹ. Ủy viên Trung ương như tôi là có ba lần tham gia ý
kiến. Vậy nên ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương thì tán
thành, đồng thuận cao. Phiên họp sáng nay nhờ vậy kết
thúc khá sớm” - vị này cho hay.
“Các ý kiến phát biểu hôm nay đều đánh giá cao kết quả
xây d ng, chỉnh đốn Đảng của Bộ Chính trị, Ban bí thư,
BCH Trung ương khóa XII và thống nhất là khóa XIII này
phải thúc đẩy tiếp, mạnh mẽ hơn nữa. Có ý kiến nhắc tới
việc Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa rồi thi
hành kỷ luật nghiêm khắc hàng loạt tướng lĩnh cảnh sát
biển như là một dẫn chứng để cho thấy s cần thiết của
việc tăng cường chỉnh đốn Đảng” - tin từ Hội nghị Trung
ương 4 thuật lại.
Thông tin từ Hội nghị Trung ương 4 và phát biểu của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy nhiều khả năng
BCH Trung ương khóa XIII sẽ ra kết luận, trong đó nhấn
mạnh việc chỉnh đốn Đảng.
Tuy chưa phải là nghị quyết như hai Hội nghị Trung
ương 4 trước nhưng kết luận này khẳng định quyết tâm
của BCH Trung ương khóa XIII cụ thể hóa Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đẩy
mạnh hơn nữa công tác xây d ng, chỉnh đốn Đảng.
Sau phiên họp buổi sáng, đến chiều, các ủy viên Trung
ương về làm việc của mình. Bộ Chính trị họp để tiếp thu ý
kiến hội nghị, hoàn thiện các d thảo.
Sáng nay (7-10), Hội nghị Trung ương 4 họp phiên toàn
thể, nghe Bộ Chính trị báo cáo giải trình, tiếp thu tất cả
nội dung của hội nghị.
Trung ương sẽ thông qua Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 4 khóa XIII, kết thúc chương trình làm việc.
NGHĨA NHÂN
Dự kiến hội nghị sẽ kết luận một số
vấn đề
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cao nhất Nghị quyếtTrung
ương 4 khóa XII.
Tập trung ưu tiên thực hiện các nhómnhiệmvụ, giải pháp
trọng tâm về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp
chiến lược và người đứng đầu, có đủ phẩm chất, năng lực
và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng
chính trị, tự phê bình và phê bình.
Tập trung hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng;
kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng,
tiêu cực. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân
cử, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân
dân tham gia xây dựng Đảng.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook