235-2021 - page 5

5
ANHIỀN
C
hiều 12-10, Phó Thủ
tướng Chính phủ Lê
Văn Thành đã chủ trì
cuộc họp Ban chỉ đạo quốc
gia về phòng chống thiên tai.
Đây là cuộc họp đột xuất về
công tác ứng phó với bão số
8 (tên quốc tế là Kompasu).
Các tỉnh khẩn trương
lên kịch bản ứng phó
với bão
Báo cáo tại cuộc họp,
ông Phạm Đức Luận, Phó
Tổng cục trưởng Tổng cục
Phòng chống thiên tai, cho
biết bão Kompasu khi đổ bộ
vào Philippines đã làm một
người chết, 1.500 người phải
sơ tán, 24 khu vực bị ngập
lụt, nhiều vị trí đường giao
thông và hàng chục cầu bị
hư hại.
Để ứng phó với bão, các
địa phương đã lên kế hoạch
sơ tán 65.425 hộ/247.997
người từThanhHóa đếnThừa
Thiên-Huế. Ngoài ra, đang có
khoảng 26.000 người dân di
chuyển từ phía Nam ra Bắc
có thể bị ảnh hưởng do bão,
mưa, lũ.
Đầu cầu tỉnh NghệAn, ông
Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh, cho biết theo
dự báo, bão số 8 sẽ ảnh hưởng
trực tiếp vào NghệAn, lượng
mưa có thể lên tới 200-300
mm. Tuy nhiên, hiện ở Nghệ
An có lượng hồ đập rất nhiều
với hơn 1.000 hồ.
“Đến giờ lượng mưa bình
quân lớn hơn các năm, với
Bão số 8 có tốc độ
di chuyển nhanh,
sẽ tác động đến ven
biển nước ta trong
khoảng ngày 13 và
14-10 nên công tác
triển khai ứng phó
rất cấp bách.
Thời sự -
Thứ Tư13-10-2021
Ngoài ra, ông Hiếu cũng
cho biết miền núi NghệAn có
độ dốc phức tạp, đang có 33
điểm sạt lở núi từ năm 2020.
Từ chiều và đêm nay, tỉnh sẽ
tiến hành di dời sơ tán dân cư
đến nơi an toàn.
Báo cáo với Phó Thủ tướng
Chính phủ, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Trị - ông
Hà Sỹ Đồng cho biết: “Tỉnh
Quảng Trị đã kêu gọi toàn
bộ hơn 2.500 tàu thuyền với
hơn 7.000 thuyền viên về
nơi tránh trú an toàn; đồng
thời, xét nghiệm, phân loại
đưa những người này vào
các khu vực cách khu cách
Không chủ quan với bão số 8
để tránh thiệt hại nặng nề
lượng hồ đầy nước như vậy
thì rất nguy hiểm vì toàn hồ
đập nhỏ, hồ xây dựng đã
lâu, đã tổ chức trực 24/24
giờ để kịp thời ứng phó khi
có tình huống bất ngờ” - ông
Hiếu nói.
Theo ôngHiếu, NghệAn có
năm kịch bản sơ tán dân ven
biển ứng với từng cấp độ bão,
nướcbiểndâng.Tuynhiên, vẫn
có khó khăn là 6.500 người lao
động từ phía Nam đổ về đang
phải cách ly tập trung theo quy
định. Nơi sơ tán người dân đã
dành cho cách ly tập trung.
Tỉnh đang rà soát tìm nơi mới
để làm nơi sơ tán người dân.
ly y tế, phòng chống dịch
COVID-19…”.
Tỉnh Quảng Trị cũng lên ba
kịch bản di dời dân cư theo các
cấpđộbãovà vùngnguyhiểm.
Theo đó, kịch bản di dân tránh
bão ở cấp độ 3, dự kiến ở bốn
huyện ven biển với khoảng
28.000 nhân khẩu; kịch bản
di dân tránh lũ ở vùng ngập
lụt với trên 53.000 người, đã
chuẩn bị địa bàn để sẵn sàng
di dời; kịch bản di dời dân tại
khu lũ ống, lũ quét, sạt lở đất
với khoảng 53.000 nhân khẩu.
Đầu cầu Quảng Bình, ông
ĐoànNgọcLâm, PhóChủ tịch
UBND tỉnh, cũng cho biết Bộ
Từ đêm13 đến ngày 14-10, bão số 8 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển và đất liền nước ta.
Các tỉnh đã thực hiện sơ tán người dân.
chỉ huyQuân sự tỉnhđã tổchức
năm sở chỉ huy tiền phương ở
các địa bàn trọng yếu để tham
mưu, sẵn sàng ứng phó với sự
cố thiên tai, bảo đảm an toàn
cho nhân dân.
TỉnhThừa Thiên-Huế cũng
huy động vật tư phương tiện,
lên phương án sơ tán người
dân theo tình hình bão lũ, đồng
thời cảnh báo 48 khu vực có
nguy cơ trượt lở đất đá ở vùng
núi và ven biển.
Không chủ quan để
tránh thiệt hại nặng nề
Kết luận cuộc họp, Phó
Thủ tướng Lê Văn Thành
đánh giá bão số 8 có tốc độ
di chuyển nhanh, sẽ tác động
đến ven biển nước ta trong
khoảng ngày 13 và 14-10
nên công tác triển khai ứng
phó rất cấp bách, không thể
chủ quan.
Theo Phó Thủ tướng, từ
đầu năm đến nay, công tác
phòng chống thiên tai được
triển khai tốt nên thiệt hại
do thiên tai giảm nhiều. Số
người tử vong do thiên tai từ
đầu năm đến nay chưa đến
100 người, trong khi bình
quân các năm là trên 400
người. Phó Thủ tướng nhấn
mạnh từ giờ đến hết năm,
phải bằng mọi cách giữ được
kết quả này.
Phó Thủ tướng cũng đánh
giá bão số 7 vừa qua đã đúc
rút được nhiều bài học kinh
nghiệm. Đó là dù công tác
phòng chống thiên tai đã được
Tiêu điểm
Trong bối cảnh nước ta đã
chịu ảnh hưởng lớn từ dịch
COVID-19, nếu thiên taimà ảnh
hưởng lớnnữa thì rất khókhăn.
Phó Thủ tướng
LÊ VĂN THÀNH
Công điện Thủ tướng yêu cầu các tỉnh
tập trung ứng phó với bão số 8
Ngay sau cuộc họp chiều 12-10, Phó Thủ tướng Lê Văn
Thành đã ký côngđiện củaThủ tướng yêu cầu các bộ, ngành
liênquan, các tỉnh từQuảngNinhđếnQuảngNgãi tập trung
ứng phó với bão số 8 và mưa, lũ sau bão.
Bà con từ phía Nam ra Bắc hiện vẫn còn mấy chục ngàn
người đang di chuyển, trung ương và Chính phủ cũng chỉ
đạo giao cho các địa phương giúp bà con ở các khu vực có
thể, Phó Thủ tướng đề nghị và nhấn mạnh việc này phải có
sự phân công cụ thể.
triển khai quyết liệt nhưng
vẫn có hai, ba trường hợp
chết người, mà những tình
huống này rất đơn giản “bế
cháu chơi, biển lặng mà cũng
đắm tàu làm chết người”.
“Công tác phòng chống
thiên tai càng căn cơ thì thiệt
hại càng giảm, càng chủ quan
thì thiệt hại càng lớn” - Phó
Thủ tướng nhấn mạnh.
Đối với bão số 8, cường
độ mạnh hơn, di chuyển
nhanh hơn, Phó Thủ tướng
yêu cầu tập trung cao độ rà
soát công việc để hạn chế
tới mức thấp nhất thiệt hại
do thiên tai gây ra.
Qua báo cáo của các địa
phương, Phó Thủ tướng đánh
giá cao các địa phương đã bám
sát chỉ đạo của trung ương,
triển khai bài bản, chi tiết,
cụ thể, tỉ mỉ, Phó Thủ tướng
cho rằng các địa phương có
triển khai thực tế thì mới báo
cáo được như thế.
Phó Thủ tướng cũng đặc
biệt lưu ý phương án sơ tán
nhân dân cực kỳ quan trọng,
nhất là trong các khu vực
đô thị, nhà xuống cấp, các
khu vực do ảnh hưởng của
sạt lở chưa khảo sát hết.
Trong sơ tán nhân dân, Phó
Thủ tướng nhấn mạnh tránh
tình trạng dồn vào khu cách
ly mà tách riêng để bà con
được an toàn trong phòng
chống dịch; chú ý bảo đảm
an toàn các khu cách ly tập
trung của bà con từ các vùng
có dịch về.•
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp đột xuất Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai
vào chiều 12-10. Ảnh: ANHIỀN
Ảnh hưởng từ bão số 7 và không khí lạnh, nhiều khu vực
của thủ đôHàNội cũng bị ngập lụt. Ảnh: PHI HÙNG
Bão số 8ảnhhưởng trực tiếp từThanhHóađếnQuảngBình
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia,
lúc 16 giờ ngày 12-10, bão số 8 đang ở khoảng 18,7 độ vĩ
bắc; 116,9 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng
530 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng
gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-120 km/giờ), giật cấp
13. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên
khoảng 350 km tính từ tâm bão.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí
tượng thủy văn quốc gia, cho biết bão số 8 di chuyển rất nhanh
với tốc độ khoảng 25-30 km/giờ. Bán kính gió mạnh cấp 6 rất
rộng với 350-500 km. Bão đạt cường độ mạnh nhất khoảng
cuối cấp 11 khi ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa và trước khi
vào đảo Hải Nam (Trung Quốc). Không khí khô và địa hình
đảo Hải Nam sẽ làm bão suy yếu khi tiến gần đến nước ta.
Dự kiến thời gian ảnh hưởng trực tiếp của bão từ chiều
13-10, mưa to tăng dần, cao điểm gió mạnh, mưa rất to từ
đêm 13 đến ngày 14-10. Khu vực ảnh hưởng trực tiếp của
bão từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Khu vực ảnh hưởng
gián tiếp là Bắc bộ, các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi.
Mưa lớn bắt đầu từ chiều 13 đến 14-10, sau đó giảm
nhưng còn kéo dài và mở rộng xuống khu vực Trung
Trung bộ. Tổng lượng mưa từ chiều 13 đến hết 14-10 ở
Bắc bộ và Quảng Trị là 100-150 mm; Thanh Hóa - Quảng
Bình 150-250 mm/đợt, có nơi trên 300 mm/đợt. Lưu ý,
mưa dông mạnh trước bão gây gió giật mạnh trên khu vực
các tỉnh phía đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Ngoài đợt mưa này, từ ngày 16 đến 19-10 tiếp tục có
đợt mưa lớn kéo dài do không khí lạnh kết hợp dải hội tụ
nhiệt đới, tập trung từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa, trọng tâm
là Quảng Trị - Quảng Nam.
AN HIỀN
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook