254-2021 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm4-11-2021
Nghịch lý: Heo ế 8 triệu con
nhưng vẫn nhập khẩu thịt lợn
QUANGHUY
T
heo thống kê, lượng heo
thịt đang tồn ứ tại chuồng
tới 8 triệu con, giá heo
hơi xuất chuồng rớt mạnh
chỉ còn trên dưới 30.000
đồng/kg, người nuôi thua
lỗ nặng. Tuy nhiên, lượng
thịt heo nhập khẩu vào Việt
Nam chín tháng đầu năm là
125.600 tấn và vẫn đang tăng.
Người nuôi heo lỗ
10.000-20.000đồng/kg
Những ngày này ở “thủ
phủ” chăn nuôi heo Đông
Nam bộ, giá heo hơi giảm
thê thảm, người chăn nuôi
khóc ròng vì có khi lỗ 2-3
triệu đồng/con.
Ông Trần Văn Quang, chủ
một trại heo ở Đồng Nai, cho
biết rất ít trang trại bán được
heo hơi với giá 40.000 đồng/
kg (đối với heo loại 1, dưới 120
kg/con). Với heo loại 2 (dưới
130 kg/con) có giá bán chỉ còn
trêndưới35.000đồng/kg.Đáng
nói là nhiều trường hợp do heo
tồn ứ trong trại quá lâu không
bán được nên có trọng lượng
lớn trên dưới 140 kg/con, giá
bán còn rớt thê thảm hơn với
dưới 30.000 đồng/kg.
Ông Quang ước tính với
giá thành chăn nuôi hiện trên
50.000 đồng/kg thì người nuôi
heo đang lỗ nặng, khoảng
10.000-20.000 đồng/kg. “Giá
heo hơi rẻ như rau mà vẫn
ít thương lái hỏi mua vì dù
TP.HCMmở cửa trở lại nhưng
nhu cầu tiêu thụ vẫn thấp so
với trước dịch. Cạnh đó, thịt
heo nhập khẩu vẫn tăngmạnh
cạnh tranh rất lớn nên giá heo
hơi mới rớt giá bán dưới giá
thành” - ông Quang nói.
ÔngNguyễnKimĐoán, Phó
Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi
Đồng Nai, cho biết hiện giá
thức ăn chăn nuôi đã tăng hơn
40% so với thời điểm trước
dịch, đẩy giá thành chăn nuôi
heo tăng cao. Người nuôi heo
phải mua con giống (2,5 triệu
đồng/con), chi phí thức ăn
khoảng 3,5 triệu đồng, thêm
chi phí thuốc và công chăm
sóc thì giá thành tổng cộng
mất hơn 6 triệu đồng/con. Nếu
người nuôi chủ động được
con giống thì giá thành thấp
hơn nhưng cũng mất trên 5
triệu đồng/con.
Với giá heo xuất chuồng
chỉ 30.000-40.000 đồng/kg
heo hơi, ông Đoán cho rằng
người nuôi heo đến khi xuất
chuồng sẽ lỗ 2-3 triệu đồng/
con. Đáng nói là hiện nay
cả nước đang tồn trong trại
khoảng 8 triệu con heo, trong
khi lượng thịt heo nhập khẩu
vẫn tăng mạnh mỗi tháng.
“Sắp tới có khoảng 250.000
tấn thịt được cấp phép nhập
khẩu, tính ra tương đương
khoảng 4 triệu con heo sống
nữa thì giá heo trong nước
không thể cải thiện. Nếu tiếp
tục nhập khẩu kiểu này thì
chăn nuôi trong nước sẽ chết
vì thua lỗ” - ông Đoán lo lắng.
Nguyên nhân và lối ra
Ông Nguyễn Văn Trọng,
PhóCục trưởngCụcChănnuôi
(Bộ NN&PTNT), cũng cho
biết hiện nay việc nhập khẩu
thịt đông lạnh từ các nước đều
không có hạn ngạch nhập khẩu
(quota) nên các doanh nghiệp
có thể tự do nhập.
Theo ông Trọng, trong chín
tháng năm 2021, cả nước đã
nhậpkhẩu125.600 tấn thịt heo,
chủ yếu từ các thị trường Nga
(34%), Đức (25%), Ba Lan
(13%)… Lượng nhập khẩu
thịt heo đông lạnh tiếp tục tăng
nhanh, do các thị trường xuất
khẩu lớnnhưchâuÂu, Brazil...
dư thừa về sản lượng, có giá rẻ
hơn so với giá thành sản xuất
trong nước. Ngoài trứng phải
có quota thì các sản phẩmchăn
Hiện nay, việc nhập
khẩu thịt đông lạnh
từ các nước về Việt
Nam đều không có
hạn ngạch nhập
khẩu (quota) nên
các doanh nghiệp có
thể tự do nhập.
Cấm 1 công ty tham gia đấu thầu
các dự án sử dụng vốn ngân sách
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hồng
Quang ký quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu
đối với một doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.
Theo đó, quyết định cấm Công ty CP Xây dựng giao
thông AH (đường số 6B, Khu công nghiệp Hòa Khánh,
phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng)
tham gia hoạt động đấu thầu trong vòng ba năm đối với
các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên
địa bàn.
Công ty này bị cấm vì đã cố ý cung cấp thông tin không
trung thực trong hồ sơ dự thầu, làm sai lệch kết quả lựa
chọn gói thầu sửa chữa mặt đường các đoạn từ Km51+713
đến Km53+867, từ Km55+564 đến Km56+197 và từ
Km58+840 đến Km62+900 trên tuyến quốc lộ 14D,
Quảng Nam.
Công ty CP Xây dựng giao thông AH đã vi phạm quy
định tại điểm c khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu năm
2013.
Liên quan đến hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu
thầu, mới đây Công an TP Tam Kỳ (Quảng Nam) đã
thực hiện lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp
đối với Trần Thanh Dũng (34 tuổi, phó giám đốc Công
ty CP Tư vấn - Kỹ thuật xây dựng Đại Bình An) và Lê
Hữu Vũ (33 tuổi, giám đốc Ban quản lý dự án - đô thị
huyện Thăng Bình).
Hai người này vi phạm các quy định về đấu thầu gây
hậu quả nghiêm trọng, cụ thể là dàn xếp kết quả đấu
thầu. Công an cũng đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp
chỗ ở, chỗ làm việc và phương tiện đối với Dũng tại 19
Hoàng Hữu Nam (phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ).
Ngoài ra, công an cũng đã thực hiện lệnh tạm giữ
người trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Phạm
Văn Điểu (giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư và
xây dựng TP Hội An) và một nhân viên của ban này.
THANH NHẬT
Thái Lan miễn cách ly cho du khách
Việt Nam
Thái Lan vừa thay đổi chính sách với du khách Việt Nam
theo điều kiện thông thoáng hơn. Trước đó, Thái Lan có
quy định du khách Việt Nam phải bị cách ly bảy ngày nếu
vào Thái Lan bằng đường hàng không. Do Việt Nam không
nằm trong 46 nước được miễn cách ly khi đến Thái Lan.
Theo đó, chính phủ Thái Lan đã có thông báo mới bổ
sung thêm các du khách đến từ 17 quốc gia trong đó có
Việt Nam sẽ được miễn kiểm dịch.
Tuy nhiên, du khách Việt Nam để vào Thái Lan buộc
phải tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 trong ít
nhất 14 ngày cũng như trình giấy xét nghiệm PCR có hiệu
lực trong vòng 72 giờ, đồng thời có bảo hiểm y tế với mức
bảo hiểm tối thiểu là 50.000 USD.
Nếu du khách Việt Nam chưa được tiêm phòng hoặc mới
tiêm một mũi thì vẫn có thể vào Thái Lan nhưng buộc phải
cách ly tại khách sạn trong 10 ngày.
PHƯƠNG MINH
nuôi đều không có hạn ngạch
mà do các doanh nghiệp khảo
sát thị trường và tự đàm phán,
nhập khẩu theo quy định về
an toàn thực phẩm.
Ông Trọng lý giải việc nhập
khẩu thịt tăng mạnh thời gian
qua là do vào thời điểm năm
2020giáheohơi và thịt heobán
lẻ tăng cao, nguồn cung giảm
do dịch tả heo châu Phi. Ngoài
ra, do dịch bệnh COVID-19
nên các nhà máy giết mổ heo
sống trong nước đóng cửa, thị
trường phụ thuộc vào lượng
thịt heo đông lạnh nhập khẩu.
Hiện nay, khi nguồn cung
trong nước đang dư thừa thì
Bộ Công Thương cần tổng
hợp số liệu, cân đối lại cung
cầu để có chính sách phù hợp
điều tiết số lượng thịt heo và
các loại thịt khác nhập khẩu về
Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Trọng kiến nghị: “Việc
nhập khẩu thịt hiện không có
quota nênđể hạn chế lượng thịt
nhập thì các cơ quan quản lý
cần có hàng rào kỹ thuật, tiêu
chuẩn chặt chẽ đối với mặt
hàng này như dư lượng kháng
sinh, tồn dư chất cấm…”.
Theo phân tích của ông
Trọng, giá thành chăn nuôi
trong nước vẫn cao do giá
thức ăn chăn nuôi cao, phụ
thuộc nhiều vào nguồn thức
ăn nhập khẩu. Vì vậy, để
chăn nuôi bền vững, giảm giá
thành, người nuôi không bị
lỗ thì phải tổ chức nuôi theo
chuỗi liên kết. Chỉ có liên
kết thì người nuôi heo mới
giảm được nhiều chi phí, tận
dụng được nguồn thức ăn lấy
nguyên liệu trong nước.
Để giá heo nhập không giết
heo trong nước, ông Nguyễn
Kim Đoán đề xuất cơ quan
quản lý xemxét việc cấp quota
cho thịt nhập khẩu. Tùy từng
thời điểm khác nhau, nhất là
trong bối cảnh heo trong nước
dư thừa, nhu cầu tiêu thụ giảm
như hiện nay thì nên có chính
sách hạn chế thịt nhập khẩu.
Biện pháp khác theo ông
Đoán là các bộ, ngành liên
quan cần sớm nghiên cứu,
chuyển giao về vaccine đối
với loại bệnh dịch tả heo châu
Phi. “Các trang trại nuôi heo
trong nước cũng cần hướng
tới giải pháp sản xuất an toàn
sinh học, nuôi heo theo chuỗi
khép kín để tránh lây nhiễm
dịchbệnh” - ôngĐoánchia sẻ.•
Trong chín tháng đầu năm2021 tổng cộng lượng thịt heo nhập khẩu là 125.600 tấn.
Ảnhminh họa: QUANGHUY
Nhiều ý kiến cho rằng cần có chính sách quản lý hạn ngạch nhập khẩu thịt từ nước ngoài như trong thời điểm
nguồn cung trong nước dư thừa.
Hội Chăn nuôiViệt Nammới đây đã có kiến
nghịThủtướngChínhphủchỉđạoBộNN&PTNT
phối hợp với Bộ CôngThương kiểmsoát chặt
vấn đề nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi.
Lý do là có nhiều mặt hàng sản phẩm chăn
nuôi nhập khẩu đã tăng đột biến. Cụ thể năm
2020 so với năm 2019, nhập khẩu thịt heo
tăng 404%, thịt gia cầm tăng 15%, thịt trâu,
bò tăng 44%. Việc này đã gây thêm rất nhiều
khó khăn cho sản xuất chăn nuôi trong nước.
Hội Chăn nuôi kiến nghịThủ tướng chỉ đạo
Bộ Công Thương tạo điều kiện tốt nhất cho
hoạt động lưu thông và bình ổn thị trường
sản phẩm chăn nuôi phù hợp, nhằm khuyến
khích sản xuất chăn nuôi trong nước phát
triển. Cần mở rộng hệ thống cửa hàng, siêu
thị thực phẩm mát trên thị trường, ngay cả
ở các vùng nông thôn. Đàmphánmở cửa thị
trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi,
trong đó chú ý đến các sản phẩmthịt gia cầm
đã qua xử lý nhiệt.
Ngoài ra, Hội ChănnuôiViệt Namcũng kiến
nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách tín
dụng ưu đãi, khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho
doanh nghiệp và người chăn nuôi vay vốn
khôi phục sản xuất.
Hội Chăn nuôi kiến nghị Thủ tướng kiểmsoát heo nhập khẩu
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook