9
Cáchđâyhơn14năm, theođịnh
hướng quy hoạch bãi giữ xe ở khu
vực trung tâm, UBND TP đã chọn
támđịađiểmđể kêugọi đầu tưxây
dựng các bãi đậu xe ngầmkết hợp
với trung tâmthươngmại, dịchvụ.
Đến khoảng năm2010,TP.HCM
chọnbốnđịađiểmởkhuvực trung
tâmđể tiếp tục làmdự án là Công
viên Lê Văn Tám, sân khấu Trống
Đồng, sân bóng đá thuộc Công
viênTaoĐàn và sân vận độngHoa
Lư. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên
đến nay chưa có dự án bãi đậu xe
ngầmnàoởTP.HCMđượctriểnkhai.
KIÊNCƯỜNG
S
ở GTVTTP.HCM vừa gửi kiến
nghị cho Bộ GTVT đề nghị
được sử dụng tạm thời các gầm
cầu trên địa bàn TP để làm bãi đậu
xe. Ngoài ra, TP cũng đang dự tính
làm bãi đậu xe ngầm dưới đường
Tôn Đức Thắng và dưới đường đi
bộ Nguyễn Huệ (quận 1).
Tìm nơi làm bãi đậu xe
“Về việc rà soát, đề xuất tổ chức
hợp lý các khu vực gầm cầu, tháng
5-2020, sở đã có công văn báo cáo
Bộ GTVT chấp thuận chủ trương
cho phép TP.HCM sử dụng các gầm
cầu trên địa bàn TP để tổ chức làm
bãi trông giữ xe, hoạt động thể dục
thể thao” - dự thảo văn bản của Sở
GTVT trình UBND TP nêu.
Trong dự thảo văn bản (cuối tháng
10-2021) về báo cáo kết quả việc tăng
cường đảm bảo trật tự, an toàn giao
thông và chống ùn tắc giao thông giai
đoạn 2019-2021, sở này cho biết đến
ngày 16-12-2020 sở tiếp tục có công
văn kiến nghị bộ sớm có ý kiến về
nội dung trên. “Hiện sở đang chờ ý
kiến của Bộ GTVT để triển khai các
bước tiếp theo” - Sở GTVT cho biết.
Tiếp theo, Sở GTVT cũng kiến
nghị TP tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT
xem xét, sửa đổi Thông tư 35 ngày
9-10-2017 của bộ này theo hướng
cho phép năm TP trực thuộc trung
ương sử dụng một phần gầm cầu,
gầm đường trên cao để tạm thời làm
bãi đậu xe.
Việc sửa đổi thông tư trên nhằm
phù hợp theo Nghị quyết 12/2019
của Chính phủ về tăng cường đảm
bảo trật tự, an toàn giao thông và
chống ùn tắc giao thông giai đoạn
2019-2021.
TP.HCMkhẩn cấp
tìmđất làmbãi đậuxe
Việc sử dụng tạmthời một phần gầmcầu làmbãi đậu xe nhằm
đảmbảo trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc trong thời gian tới.
Ngoài việc tìmnơi trênmặt đất làm
bãi đậu xe, TP.HCM cũng đang tính
tới việc làm nhiều bãi đậu xe ngầm
trong tương lai. Cụ thể, dự thảo Quy
chế quản lý kiến trúc TP.HCM của
Sở QH-KT TP đang được lấy ý kiến
cũng cho biết sẽ có bãi đậu xe ngầm
quy mô 300 ô tô ở đường Tôn Đức
Thắng (quận 1).
“Bãi đậu xe công cộng ngầm Tôn
Đức Thắng sẽ nằm cách Công trường
Mê Linh khoảng 100 m về phía nam
đườngNgôVănNăm, dọc theo đường
phụ Tôn Đức Thắng” - dự thảo nêu.
Bãi đậu xe này sẽ có sức chứa 300 ô
tô, gồm hai tầng hầm, nếu cần thiết
có thể tận dụng một phần cho giữ
xe hai bánh.
Theo quy hoạch, trong tương lai,
dưới đường Nguyễn Huệ (quận 1)
cũng sẽ xây dựng trung tâm thương
mại ngầm tại tầng hầm đầu tiên và
thiết kế hai hoặc ba tầng giữ xe ở
phía dưới.
Lưu ý khi làm bãi đậu xe
dưới gầm cầu
TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy
hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cho
biết nhu cầu bãi đậu xe ở TP.HCM
là vô cùng cấp thiết. Hiện tại, đường
sá TP quá chật hẹp so với số lượng
xe đang hoạt động.
“Tôi cho rằng kiếm đất để làm bãi
đậu xe là nhu cầu tất yếu phải làm.
Chúng ta có hai hình thức bãi đậu
xe ngầm hoặc bãi đậu xe nổi nhiều
tầng. Căn cứ quy hoạch và điều kiện
tự nhiên, chúng ta cần rà soát, còn
đất chỗ nào hợp lý bố trí làm bãi đậu
xe thì nên làm” - ông Nguyên nói.
Ngoài ra, theo ông Nguyên, việc
tận dụng khoảng không dưới cầu để
làm bãi đậu xe cũng là một giải pháp.
Cách làm này sẽ tận dụng được đất
trống hữu hiệu. Riêng vấn đề có ảnh
hưởng kết cấu cầu hay không thì khi
thực hiện sẽ phải có phương pháp
để đảm bảo không đụng chạm đến
kết cấu cầu.
Nêu quan điểm của mình, PGS-TS
Chu Công Minh, giảng viên bộ môn
Cầu đường Trường ĐH Bách khoa
TP.HCM, cho rằng TP phải đi khảo
sát thực tế từng gầm cầu, vị trí cụ
thể khi muốn làm bãi đậu xe.
“Bãi đậu xe ở TP.HCM thiếu là
sự thật nhưng khi khai thác gầm
cầu thì phải đảm bảo an toàn hành
lang khai thác đường bộ, đảm bảo
công tác phòng chống cháy nổ…
Ngoài ra, TP cũng có nhiều cầu làm
bằng thép, phải bảo dưỡng thường
xuyên, sơn sửa, kiểm tra liên tục…
Việc đậu xe dưới gầm cần đảm bảo
an toàn” - PGS-TS Chu Công Minh
phân tích.
Ông Minh cũng cho rằng có bãi
đậu xe sẽ giải quyết nhu cầu của
người dân nhưng đồng thời sẽ làm
tăng lưu lượng xe cá nhân vào trung
tâm. Người dân khi thấy có bãi đậu
xe thì sẽ ưu tiên dùng xe cá nhân hơn
là phương tiện công cộng.
“Mặt khác, khi khai thác gầm cầu
cần lưu ý trách nhiệm của người chủ
bãi xe như thế nào nếu xảy ra cháy
nổ hay sự cố khác làm ảnh hưởng an
toàn hành lang khai thác đường bộ,
hoặc ảnh hưởng đến kết cấu cầu” -
ông Minh góp ý.•
Khu vực gầmcầuÔng Lãnh (quận 1) có nhiều khoảng trống có thể tận dụng làmbãi đậu xe. Ảnh: THUTRINH
Ngoài việc tìm nơi trên
mặt đất làm bãi đậu xe,
TP đang tính tới việc làm
nhiều bãi đậu xe ngầm
trong tương lai.
Hạn chế tàu bè lưu thông trên
tuyến kênh Tẻ từ 4-11
Chiều 3-11, thông tin từ Sở GTVT TP.HCM
cho biết kể từ hôm nay (4-11) sẽ hạn chế
phương tiện thủy nội địa lưu thông trên kênh Tẻ.
Theo đó, sở thông báo sẽ hạn chế phương
tiện lưu thông từ phía bờ trái từ Km0+975 đến
Km1+265 khu vực thi công các công trình sửa
chữa kè trên kênh Tẻ thuộc phường Tân Hưng
và phường Tân Kiểng, quận 7.
Về luồng tàu chạy dọc theo tuyến kênh đang
thi công công trình về phía thượng lưu và hạ
lưu, phía thượng lưu bố trí phao báo hiệu cách
phạm vi khu vực thi công công trình khoảng 50
m, cách mép bờ trở ra phía kênh khoảng 25 m;
phía hạ lưu bố trí phao báo hiệu cách phạm vi
khu vực thi công công trình khoảng 50 m, cách
mép bờ trở ra phía kênh khoảng 25 m. Thời
gian thực hiện dự kiến trong 60 ngày.
Sở GTVT TP yêu cầu các phương tiện thủy
nội địa lưu thông trên kênh Tẻ tuyệt đối tuân
thủ theo quy tắc, chỉ dẫn của các báo hiệu
đường thủy nội địa. Ngoài ra, theo dõi sát
thông báo luồng trên các phương tiện thông
tin đại chúng, tuân thủ các quy định pháp luật
có liên quan đến an toàn giao thông đường
thủy nội địa đã ban hành.
NC
TP.HCMđề xuất kéogiảmthời gian tínhhệ sốđiều chỉnh
giáđất
Mới đây, Hội đồng thẩm định giá đất TP.HCM đã có
Thông báo 139 về việc thống nhất chủ trương báo cáo
UBND TP dự thảo công văn kiến nghị Thủ tướng Chính
phủ chấp thuận cho TP xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất
phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn để trình HĐND
TP.HCM thông qua.
Cụ thể, TP kiến nghị được xây dựng hệ số điều chỉnh giá
đất phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn để tính tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả khu đất, thửa đất (không
phân biệt giá trị tính theo bảng giá đất trên 30 tỉ đồng hay dưới
30 tỉ đồng, đối với các TP trực thuộc trung ương), thay vì phải
thuê đơn vị tư vấn để xác định giá cụ thể theo các phương pháp
thẩm định giá.
Nếu được Chính phủ cho phép thực hiện thì đây là sự thay
đổi phương thức định giá đất có tính đột phá, khi TP được
phép áp dụng phương pháp điều chỉnh giá đất để xác định giá
đất cụ thể.
Điều này sẽ kéo giảm thời gian làm thủ tục hành chính để
xác định giá đất, thẩm định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất dự án theo các phương pháp định giá đất hiện nay từ
trên dưới ba năm (thậm chí lâu hơn) xuống chỉ còn khoảng 10-
15 ngày làm việc.
Hiện nay Chính phủ quy định năm phương pháp định giá đất,
gồm phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ,
phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư, phương pháp hệ
số điều chỉnh giá đất.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai 2013 thì
cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức
năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể,
phải áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp để Hội đồng
thẩm định giá đất xem xét trước khi trình UBND cấp tỉnh
quyết định.
Trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền thường áp dụng
phương pháp thặng dư để định giá đất dự án bất động sản, nhà
ở thương mại để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), việc áp
dụng phương pháp điều chỉnh giá đất để xác định giá đất cụ
thể giúp tăng cường thêm trách nhiệm và tính chủ động của
HĐND, UBND cấp tỉnh.
Đồng thời có căn cứ định lượng giúp đơn giản hóa, rút ngắn
thời gian làm thủ tục hành chính, giúp cho môi trường đầu tư
tăng thêm tính minh bạch, thông thoáng; vừa loại trừ được cơ
chế xin-cho.
Cùng với đó, nhà đầu tư có thể dự đoán được số tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất để tính tổng mức đầu tư, đánh giá được tính
khả thi/không khả thi của dự án đầu tư để quyết định đầu tư
hoặc không đầu tư.
Trước đó, đầu tháng 10, Sở Tài chính đã có dự thảo hai
phương án tính hệ số điều chỉnh giá đất cho năm 2022 để lấy
ý kiến các đơn vị có liên quan. Trong đó, phương án 1 là giữ
nguyên hệ số cũ, phương án 2 là tăng lên 0,5 lần.
VIỆT HOA