254-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứNăm4-11-2021
Cạnh tranh Mỹ - Trung và nỗ lực
chống biến đổi khí hậu
VĨ CƯỜNG
P
hát biểu trong cuộc họp
báo ngày 2-11 (giờ địa
phương) tại TPGlasgow
(Anh) trong khuôn khổ Hội
nghị lần thứ 26 các bên tham
gia Công ước khung của
Liên Hợp Quốc về biến đổi
khí hậu (BĐKH) - COP26,
Tổng thống Mỹ Joe Biden
cho rằng việc Tổng thống
Nga Vladimir Putin và đặc
biệt là Chủ tịch Trung Quốc
(TQ) Tập Cận Bình không
tham dự sự kiện này là một
điều đáng tiếc.
“Tôi nghĩ đây là sai lầm
của TQ khi tự họ đánh mất
cơ hội gây ảnh hưởng đến
người dân trên khắp thế giới
và những người có mặt tại
COP26. Chống BĐKH là vấn
đề lớn toàn cầu nhưng lãnh
đạo TQ lại không xuất hiện,
khiến người ta khó tin các
cam kết về môi trường của
Bắc Kinh” - ông Biden nói,
theo hãng tin
Reuters
.
Trước đó, cùng ngày, phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ
Uông Văn Bân chủ trì họp
báo cho biết ông Tập có gửi
video phát biểu đến COP26
nhưng không giải thích lý
do nhà lãnh đạo này không
trực tiếp tham dự sự kiện
này. Ông Uông còn chỉ trích
việc Mỹ áp lệnh trừng phạt
lên các công ty cung cấp thiết
bị năng lượng mặt trời thân
thiện với môi trường của TQ
vì cáo buộc “cưỡng bức lao
động ở Tân Cương”.
Khác biệt Mỹ - Trung
ảnhhưởngnỗlựcchống
biến đổi khí hậu
Trả lời tờ
South China
Morning Post
, chuyên gia Li
Shuo thuộc tổ chức hoạt động
vìmôitrườngGreenpeaceĐông
Á cho biết động lực giải quyết
vấn đề BĐKH toàn cầu phụ
thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố
chủ chốt, bao gồm tình hình
kinh tế trên thế giới và vấn
đề chính trị ở các nước lớn.
Nhữngbiến sốnày liên tục thay
đổi và nhiều năm gần đây, xu
hướng là có tốt lên với diễn
biến mang tính bước ngoặt là
việc hơn 190 quốc gia và vùng
lãnh thổ kýHiệp định Paris về
BĐKH năm 2015.
Tuy nhiên, phát ngôn đáp
trả qua lại giữa giới lãnh đạo
Mỹ - Trung tiếp tục phản ánh
sự chia rẽ sâu sắc giữa hai
cường quốc. Đây là điểm mà
ôngLi lo ngại sẽ là trở ngại lớn
nhất ảnh hưởng tới công cuộc
chốngBĐKHcủa toàn thế giới
ở thời điểm hiện tại, bởi rất
khó có được một chiến lược
thống nhất và trực quan nếu
thiếu đi sự tham gia, lãnh đạo
củaWashington lẫnBắcKinh.
TQ tuần trước đệ trình cam
kết giảm phát thải lên Liên
Hợp Quốc, trong đó nhắc lại
cam kết năm ngoái của Chủ
tịch Tập Cận Bình rằng Bắc
Kinh sẽ đưa lượng khí phát
thải lên mức cao nhất trước
năm 2030, sau đó giảm dần
và đạt mục tiêu trung hòa
carbon trước năm 2060. Dù
vậy, giới chuyên gia thực sự
đã kỳ vọng nhiều hơn vào
bản kế hoạch môi trường của
nước này.
“Gần sáu nămsauHiệp định
Paris, sự lựa chọn của TQ là
điển hình cho việc thiếu quyết
tâm đẩy mạnh hành động vì
khí hậu của một số nền kinh
tế lớn. Nó cũng phản ánh thái
độ hoài nghi của Bắc Kinh
về khả năng Mỹ cũng chấp
nhận thực hiện mục tiêu giảm
carbon và tài trợ cho các mục
tiêu khí hậu của TQ. TQ lo
ngại mình sẽ trở thành cường
quốc duy nhất phải tuân theo
các quy định về cắt giảm khí
thải và mất tăng trưởng kinh
tế, trong khi các nước khác
thì không cần” - ông Li nói.
Các thách thức nội bộ TQ
cũng có thể là yếu tố khác tác
động tới việc TQ không mặn
màvới nhữngmục tiêukhí hậu.
Cuộc khủnghoảngnăng lượng
gần đây ở nước này làm ảnh
hưởng tới hàngchục tỉnh, thành
ởTQvà làmbộc lộ những khó
khăn cần giải quyết nếumuốn
việc chuyển từ nhiên liệu hóa
thạch truyền thống sang các
nguồn năng lượng xanh. Hồi
giữa tháng10,ỦybanCải cách
và Phát triển quốc gia TQ cho
biết sản lượng than của nước
này đã lên đến mức cao nhất
trong năm nay với gần 11,6
triệu tấn mỗi ngày.
Đối với Mỹ, ông Li cho
rằng vấn đề lớn của nước
này là phải làm sao để giữ
được cam kết hỗ trợ quốc tế
về chống BĐKH. Hiện ông
Biden vẫn chưa thể thuyết
phục Quốc hội thông qua
dự luật chi tiêu 1,75 ngàn tỉ
USD với 555 tỉ USD trong
đó được dành cho các mục
tiêu khí hậu. Ông Biden hồi
tháng 4 đã cam kết sẽ tăng
gấp đôi số viện trợ về chống
BĐKH cho các nước đang
phát triển trước năm 2024,
cắt giảm 50% lượng khí thải
của Mỹ trước năm 2030 và
tiến tới mục tiêu phát thải
ròng bằng 0 trước năm 2050.
“Vấn đề lớn nhất của Mỹ
là họ có đầy những hứa hẹn
lãnh đạo toàn cầu nhưng liệu
Bộ trưởng ngồi xe lăn của Israel
không dự được COP26
Theo hãng tin
Sky News
, Bộ trưởng Năng lượng Israel
Karine Elharrar mới đây đã lên tiếng chỉ trích ban tổ
chức Hội nghị COP26 đã không chuẩn bị sẵn lối vào cho
người ngồi xe lăn như bà, khiến bà lỡmất phiên làmviệc
hôm1-11 (giờ địa phương). Nữ bộ trưởng Israel cho biết
thêm, lúc bà tới nơi tổ chức sự kiện thì chỉ có hai cách
để vào trong hội nghị là đi bộ hoặc lên xe chuyên dụng
đưa đón nhưng phương tiện này lại không được thiết
kế dành cho xe lăn.
“Tôi đến Hội nghị COP26 để quảng bá năng lượng
xanh, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Israel và các nước
khác nhưng cuối cùng tôi lại không vào được bên trong.
Liên Hợp Quốc lâu nay đẩy mạnh thông tin về thúc đẩy
quyền tiếp cận nhưng ở đây họ lại không làmđược”- bà
Elharrar cho hay. Thủ tướng Anh Boris Johnson và Đại
sứ Anh tại Israel Neil Wigan sau đó đã gửi lời xin lỗi về
sự cố và nhanh chóng bố trí phương tiện đưa đón, lối
đi phù hợp cho bà.
Theo báo chí Israel, bà Elharrar bị mắc chứng loạn
dưỡng cơ và phải ngồi xe lăn nhiều năm nay.
Tiêu điểm
Cũng trong ngày 2-11, các
lãnh đạo tham gia COP26 đã
đạt được một thỏa thuận về
ngăn chặn và đảo ngược nạn
phárừngtrướcnăm2030.Trong
các nước đã ký thỏa thuận có
Canada,Brazil,Nga,TQ,Indonesia,
Cộng hòa Dân chủ Congo, Mỹ,
AnhvàViêtNamchiếmkhoảng
85% diện tích rừng toàn cầu,
theo đài
BBC
.
TQ lo ngại mình sẽ
trở thành cường quốc
duy nhất phải tuân
theo các quy định về
cắt giảmkhí thải.
nó có thể đi từ lời nói tới
hành động hay không phải
phụ thuộc vào Quốc hội, chứ
tổng thống chưa hẳn là người
có tiếng nói sau cùng” - ông
Li chia sẻ.
Vấn đề chung cần
nỗ lực chung
Theo Hiệp định Paris về
chống BĐKH năm 2015, các
nước đã đồng ý hành động để
nhiệt độ toàn cầu tăng không
quá 2 độ C so với thời kỳ tiền
công nghiệp trước cuối thế kỷ
21 với mục tiêu lý tưởng nhất
là không để nhiệt độ tăng quá
1,5 độ C. Để hiện thực hóa
mục tiêu đó, thế giới phải cắt
giảm một nửa lượng khí thải
trong 10 năm tới và tiến đến
trung hòa carbon vào khoảng
năm 2050.
Tuy nhiên, cam kết mới về
cắt giảm khí thải của TQmới
đệ trình chỉ cao hơn một chút
so với camkết trước đó. Ngoại
trưởng Nga Sergey Lavrov
hôm 31-10 cũng cho biết
nước này nhiều khả năng sẽ
không thể đạt mục tiêu trung
hòa carbon trước năm 2050.
Thủ tướng Úc Scott Morrison
dù có đặt mục tiêu phát thải
ròng bằng 0 trước năm 2050
nhưng lại muốn được tiếp tục
khai thác và sử dụng than đá.
ThủtướngAnhBorisJohnson,
trong vai trò lãnh đạo nước
đăng cai tổ chức COP26,
trước thực trạng trên đã cảnh
báo rằng hội nghị có nguy
cơ đổ vỡ vì các nước không
cam kết đủ để giữ nhiệt độ
Trái đất tăng không quá 1,5
độ C. Ông cho rằng tiến bộ
đạt được là quá ít ỏi và đánh
giá khả năng COP26 sẽ cho
ra đời một thỏa thuận giúp
mục tiêu này bền vững chỉ
ở mức 6/10.
Ông cũng vẽ ra một viễn
cảnh rất tiêu cực là nếu tình
trạng BĐKH không được giải
quyết thì nhiệt độ Trái đất có
thể sẽ tăng lên đến 4 độ C, dẫn
tới những hậu quả địa chính
trị hết sức phức tạp như tình
trạng sa mạc hóa đất đai, mất
môi trường sống, tranh giành
nước uống, thực phẩm, biểu
tình và di dân hàng loạt.
“Nếu chúng ta không giữ
được tia hy vọng ở COP26,
nhân loại sẽ đối diện với một
mối đe dọa chung lớn chưa
từng thấy” - ông Johnson
khẳng định.•
Trả lời phỏng vấn của đài
CGTN
hôm 1-11 (giờ địa
phương), chuyên gia về bệnh hô hấp Trung Nam Sơn
(
ảnh
- VCG), người đã góp phần định hình chiến lược
chống dịch COVID-19 của Trung Quốc (TQ) đầu năm
2020, khẳng định TQ không có lựa chọn nào khác ngoài
theo đuổi “zero COVID” (quét sạch F0 trong cộng đồng)
vì dịch đang lây lan nhanh chóng và tỉ lệ tử vong toàn cầu
khoảng 2% là không thể chấp nhận.
Ông cho rằng một số quốc gia đã nới lỏng các biện
pháp hạn chế trong khi vẫn ghi nhận một số ca nhiễm
COVID-19. Chính những ca nhiễm ít ỏi này đã lây lan
rộng, khiến cho các chính phủ phải giãn cách trở lại. Ông
khẳng định chính sách như vậy sẽ tốn kém hơn và gây ảnh
hưởng nhiều hơn cho người dân. Trong khi đó, chiến lược
quét sạch F0 dù cũng tốn chi phí nhưng so với việc để
dịch bệnh lây lan thì không bằng.
“Mặc cho TQ có làm tốt cỡ nào, một khi mở cửa thì
các ca nhập khẩu sẽ xuất hiện và dịch sẽ lây lan trong
nước. Vì vậy, tôi tin rằng “zero COVID” về lâu dài và
thực tế sẽ là phương pháp ít tốn kém hơn” - ông Trung
khẳng định.
PHẠM KỲ
Chia rẽ chính trị giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được xem là yếu tố gây trở ngại đáng kể nhất.
Cạnh tranhMỹ - Trung đặt ra nhiều thách thức cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Ảnh: CNN
Lý do Trung Quốc không từ bỏ chiến lược “zero COVID”
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook