4
Thời sự -
ThứNăm4-11-2021
LƯUĐỨC
(Theo
chinhphu.vn
)
S
áng 3-11, Hội đồng điều
phối vùngđồngbằngsông
Cửu Long (ĐBSCL) giai
đoạn 2021-2025 đã tổ chức
hội nghị trực tuyến nhằm
lấy ý kiến hoàn thiện quy
hoạch vùng ĐBSCL thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050.
Hội nghị diễn ra dưới sự chủ
trì của Phó Thủ tướng LêVăn
Thành, Chủ tịch hội đồng và
lãnh đạo một số bộ, cơ quan
và 13 tỉnh, TP vùng ĐBSCL.
Chấm dứt tình trạng
địa phương nào
làm quy hoạch
địa phương đó
Tại hội nghị, bản dự thảo
quy hoạch đã được Bộ
KH&ĐT đưa ra. Các địa
phương cơ bản nhất trí với
bản quy hoạch này vì đã
được chuẩn bị công phu với
nhiều điểm đột phá.
Tuy nhiên, theo Bí thưTỉnh
ủy Long An Nguyễn Văn
Được, một trong những điểm
nghẽn lớn nhất đối với vùng
là hạ tầng giao thông, hiện
chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ông Nguyễn Văn Được cho
biết lãnh đạo Chính phủ đã
nêu chiến lược “8G” phát
triển ĐBSCL, trong đó chữ
G đầu tiên là “giao thông”.
“Giao thông phát triển sẽ tạo
sự kết nối thuận tiện, chi phí
thấp, thúc đẩy giao thương,
mở mang kinh tế cho người
dân, làm cơ sở ứng phó hiệu
quả với thách thức của biến
đổi khí hậu” - ông Nguyễn
Văn Được nói và đề nghị
tới đây cần tập trung đầu
tư cho các công trình giao
thông liên vùng.
Cùng quan điểm, Chủ
tịch UBND tỉnh Tiền Giang
Nguyễn Văn Vĩnh cho rằng
giao thông phải kết nối các
tốc Châu Đốc - Cần Thơ -
cảng Trần Đề... “Nếu làm
tốt thì đến năm 2025, chúng
ta sẽ có 300 km đường cao
tốc trong vùng (hiện mới có
hơn 50 km cao tốc TP.HCM
- Trung Lương). Như thế để
thấy trung ương, Chính phủ
rất quan tâm, tập trung cho
cao tốc” - ông Thể nói. Bên
cạnh đó là triển khai bảy
tuyến quốc lộ.
Về hàng hải, theo ông Thể,
Bộ GTVT ủng hộ phát triển
bốn quy hoạch quốc gia
của ngành giao thông vận
tải (gồm quy hoạch đường
bộ, đường sắt, cảng biển,
đường thủy) đã được ban
hành, còn quy hoạch hàng
không đang trong quá trình
phê duyệt. Do đó, Phó Thủ
tướng đề nghị tiếp tục cập
nhật các quy hoạch ngành
(hàng không) quốc gia vào
quy hoạch vùng ĐBSCL.
Ưu tiên cao nhất cho
phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông
Kết luận tại hội nghị, Phó
Thủ tướng Lê Văn Thành nói
tất cả ý kiến của địa phương
đều thống nhất đánh giá quy
hoạch vùng ĐBSCL đã được
chuẩn bị kỹ, kế thừa quá
trình phát triển, cập nhật các
yêu cầu trong tình hình mới.
Vấn đề còn lại, theo Phó Thủ
tướng là kế hoạch thực hiện
sẽ như thế nào, bao giờ, tiến
độ ra sao...
PhóThủ tướng cho rằng quy
hoạch là công cụ quan trọng
hàng đầu để định hướng, dẫn
dắt đầu tư phát triển. Nhưng
công tác lậpkế hoạch triểnkhai
thực hiện quy hoạch cũng rất
quan trọng, bởi nếu không tổ
chức thực hiện có hiệu quả thì
sẽ trở thành quy hoạch treo.
“Muốn phát triển được vùng
ĐBSCL thì việc đầu tiên mà
các địa phương cần tập trung
thực hiện là phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông. Điều này
cũng giúp tăng cường liên kết
vùng, phát huy vai trò, thế
mạnh của vùng” - Phó Thủ
tướng nói.
TheoPhóThủ tướng, saukhi
có quy hoạch, các địa phương
chủ động lên kế hoạch, phân
kỳ đầu tư, huy động nguồn
lực từ doanh nghiệp tham gia
đầu tư vào các dự án. Dẫn
chứng về sự phát triển của TP
Hải Phòng, Phó Thủ tướng
cho biết đối với địa phương
này, 90% nguồn vốn đầu tư
phát triển là từ doanh nghiệp
và người dân, chỉ có 10%
nguồn vốn là từ ngân sách
nhà nước. Các địa phương
vùng ĐBSCL cần tập trung
huy động nguồn vốn xã hội
hóa cho phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông. “Muốn huy
động doanh nghiệp thì phải
trên cơ sở đã có quy hoạch.
Chúng ta mời họ khảo sát,
thiết kế, lập dự án đầu tư các
hình thức như PPP” - PhóThủ
tướng nói.•
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Quy hoạch vùngĐBSCL là công cụ quan trọng hàng đầu để định hướng
đầu tư phát triển nhanh và bền vững. Ảnh: VGP/ĐỨC TUÂN
cụm công nghiệp và dịch vụ
của các tỉnh trong vùng với
nhau, trong đó phải xây dựng
các trung tâm đầu mối, xem
đây là khâu đột phá.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ
Lê Quang Mạnh cho rằng
trong thời gian qua, các địa
phương vùng ĐBSCL đã có
rất nhiều sáng kiến để liên
kết với nhau nhưng chủ yếu
là các sáng kiến nhỏ lẻ của
các cụm.
“Với bản quy hoạch này,
chúng ta sẽ có thể chế, sẽ
có trung tâm điều phối liên
kết. Sẽ có một bản đồ án quy
hoạch chung vừa tích hợp các
ngành nhưng đồng thời cũng
là tích hợp của 13 tỉnh, TP
vùng ĐBSCL, chúng ta sẽ
chấm dứt tình trạng mạnh địa
phương nào làm địa phương
đó” - ông Mạnh nói.
Tới năm 2025,
ĐBSCL có 300 km
cao tốc
Giải đáp ý kiến các địa
phương về vấn đề giao thông,
Bộ trưởng Bộ GTVTNguyễn
Văn Thể cho biết hiện Chính
phủ và Bộ GTVT đang ưu
tiên, tập trung đặc biệt cho
một số dự án như cao tốc
TP.HCM - Cà Mau, cao tốc
An Hữu - TP Cao Lãnh - cầu
Vàm Cống - Rạch Giá, cao
mạnh cảng quốc tế LongAn,
ủng hộ Trà Vinh xây dựng
cảng tổng hợp Trà Vinh
duyên hải, ủng hộ Cà Mau
kêu gọi nhà đầu tư vào cảng
Cầu Vai, riêng cảng Trần Đề
của Sóc Trăng cũng đang
xúc tiến đầu tư...
Về hàng không thì sẽ nâng
cấp Cảng hàng không Cần
Thơ, mở rộng sân bay quốc
tế Phú Quốc...
Phó Thủ tướng Lê Văn
Thành cho biết hiện nay
“Công tác lập kế
hoạch triển khai
thực hiện quy hoạch
rất quan trọng, bởi
nếu không tổ chức
thực hiện có hiệu
quả thì sẽ trở thành
quy hoạch treo…”
Phó Thủ tướng
Lê Văn Thành
Ngày 2-11 (giờ Anh), tại Trung tâm Engine Works,
Glasgow, Anh, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự
Hội nghị cấp cao COP26 và thăm, làm việc tại Anh, Thủ
tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Pascal
Soriot, Tổng giám đốc điều hành Công ty AstraZeneca.
Tại đây, Thủ tướng cũng chứng kiến lễ ký thỏa thuận
hợp tác (MOU) giữa AstraZeneca với Bộ Y tế Việt Nam
(VN) và hợp đồng mua bán 25 triệu liều vaccine cùng sản
phẩm dự phòng COVID-19 với Công ty CP Vacxin VN
(VNVC).
Phát biểu tại lễ ký thỏa thuận, Thủ tướng Phạm Minh
Chính đánh giá cao vai trò của AstraZeneca trong nỗ
lực phòng chống dịch bệnh toàn cầu. Thủ tướng cám
ơn những đóng góp của AstraZeneca đối với ngành y tế
VN, cung ứng gần 20 triệu liều vaccine AstraZeneca - là
vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được VN cấp phép.
Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó
lường, Thủ tướng Chính phủ đề nghị AstraZeneca tiếp tục
hỗ trợ VN trong công cuộc phòng chống dịch bệnh, đề
nghị sớm bàn giao vaccine theo hợp đồng và hợp tác cung
ứng vaccine, thuốc điều trị COVID-19 năm 2022.
Thủ tướng đề nghị AstraZeneca phối hợp hỗ trợ VN
nâng cao năng lực y tế, bao gồm đào tạo đội ngũ y tế, hợp
tác vaccine chống các chủng mới, vaccine cho trẻ em và
các thuốc chống các bệnh ung thư, tim mạch…
Tổng giám đốc điều hành AstraZeneca đánh giá cao nỗ
lực và kết quả phòng chống dịch của VN, đồng thời cam
kết sẽ bàn giao số vaccine còn lại trong hợp đồng đã ký
trong tháng 11 năm nay.
Tổng giám đốc điều hành AstraZeneca cũng cho biết
đang xem xét hợp tác gia công hoặc chuyển giao công
nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19 cho VN, đặt các
nhà máy sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế tại VN.
Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp nghiên cứu đầu tư
vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất dược phẩm hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững của ngành y.
VIẾT THỊNH
Phát triển đồng bằng sông
Cửu Long: Bắt đầu từ giao thông
Giao thông 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phải kết nối các cụm công nghiệp và dịch vụ
của các tỉnh trong vùng với nhau, trong đó phải xây dựng các trung tâmđầumối.
Thủ tướngPhạmMinhChính làmviệc với lãnhđạoTậpđoànAstraZeneca
Đại diện nhiều tỉnh, TP vùng ĐBSCL cho
rằng từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi
khí hậu, xâm nhập mặn, các địa phương rất
“khát” và đã đề xuất đầu tư xây dựng nhiều
hồ thủy lợi, tích trữ nước ngọt, bởi đây là việc
rất cần thiết. Theo các tỉnh, TP, việc đầu tư
xây dựng hồ chứa đòi hỏi nhiều nguồn lực,
tuy nhiên không nên chỉ sử dụng toàn bộ
ngân sách nhà nước mà cần có chính sách
huy động thêm nguồn xã hội hóa.
PhóThủ tướng LêVănThành khẳngđịnh tài
nguyên nước là yếu tố cốt lõi, nền tảng, đặc
sắc của vùng ĐBSCL. Do đó, phải tập trung
quản lý tổng hợp tài nguyên nước dựa trên
đánh giá tác động và khả năng đáp ứng của
nguồn nước. Cần xác lập nguyên tắc tổng thể
về việc vận hành các hệ thống hạ tầng liên
quan đến nước để đảm bảo phát triển bền
vững. Tăng tích trữ nước ngọt qua xây dựng
hệ thống hồ chứa, đê ngăn mặn, tạo tính
linh hoạt trong khơi thông các dòng nước.
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết đã có
nhiều dự án nạo vét, mở kênh lớn để trữ
nước ngọt, trong đó có dự án cải tạo kênh,
trục chính dẫn nước ngọt từ sông Hậu đến
bán đảo Cà Mau.
Xã hội hóa việc xây hồ, trữ nguồn nước ngọt