258-2021 - page 4

4
Thời sự -
ThứBa9-11-2021
Ngày 8-11, trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp
thứ hai, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND TP.HCM
Phan Văn Mãi cho biết TP vẫn đánh giá hằng tuần theo
phường, xã, thị trấn, sau đó đánh giá cấp quận và TP theo
Nghị quyết 128, Quyết định 4800 của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, TP nghiên cứu thêm tiêu chí của Tổ chức
Y tế Thế giới để cảnh báo cho địa bàn nào có số ca nhiễm
đang tăng lên. Ông Mãi cho rằng việc này nhằm kiểm soát
chặt chẽ dịch và cảnh báo dịch.
Theo chủ tịch UBND TP, dịch bệnh ở một số địa bàn
đang có xu hướng tăng lên. “Tuần rồi tăng lên 5,07% số
ca dương tính” - ông Mãi nói và cho biết sắp tới TP sẽ xét
nghiệm theo phương pháp bốn người/1.000 dân. Như vậy,
theo tính toán, với 10 triệu dân thì mỗi ngày TP phải xét
nghiệm ít nhất khoảng 6.000 mẫu.
Cụ thể, bốn người được lấy mẫu sẽ đại diện cho người
từ cơ sở y tế, từ các ổ dịch, từ nơi tập trung đông người
như siêu thị, nhà máy, xí nghiệp và những người về từ
vùng dịch. Ông Mãi khẳng định người được xét nghiệm
phải nằm trong bốn đối tượng đó thì mới đạt độ tin cậy
của mẫu. Từ đó, việc đánh giá cấp độ dịch sẽ tăng tính
chính xác hơn và có những cảnh báo sát thực tiễn hơn.
Đồng thời, TP cũng đưa ra hai giai đoạn xử lý dịch bệnh
trước F0 và sau F0. Trong đó sẽ có khuyến cáo cụ thể hơn
việc phòng dịch, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, nhắc
nhở, xử lý việc thực hiện nghiêm quy tắc 5K. Khi có F0
thì đội phản ứng nhanh phải tiếp cận liền để hướng dẫn,
cấp thuốc. Ngoài ra, TP cũng đang khẩn trương củng cố
lại trạm y tế lưu động. Những nơi phát sinh điểm nóng
thì TP sẽ điều lực lượng về để giúp địa phương kiểm soát
dịch.
Về vấn đề mở cửa dịch vụ ăn uống có thí điểm bán
rượu, bia, ông Mãi nhìn nhận đến giờ vẫn có những ý kiến
băn khoăn và cho rằng chưa đảm bảo an toàn, thậm chí có
nhiều người nhắn tin, gọi điện thoại “phê bình” về việc
cho mở nhiều dịch vụ.
Tuy nhiên, ông cho rằng những băn khoăn đó là chính
đáng bởi quan điểm sống thích ứng với dịch chưa thực
sự hoàn thiện, cần quá trình mở cửa từ từ để đảm bảo an
toàn. “Chúng ta sẽ không có bình thường như ngày xưa,
chúng ta sẽ có bình thường mới nên phải từ từ” - ông Mãi
khẳng định.
Đối với việc thí điểm bán rượu, bia ở quận 7 và TP Thủ
Đức cũng đang được đánh giá. Bước đầu quận 7 ghi nhận
không phát sinh nhiều ca nhiễm nhưng các địa phương
vẫn đang tiếp tục rà soát đến ngày 15-11.
Chủ tịch UBND TP cho hay đến ngày 15-11, TP sẽ có
một số điều chỉnh cho đúng với Nghị quyết 128. Chẳng
hạn, địa bàn có dịch cấp độ 1 có thể hoạt động 100%, cấp
độ 2 thì hoạt động 75%, cấp độ 3 là 50%, còn cấp độ 4
là 25% hoặc không được hoạt động. Ông cho biết ngoài
Nghị quyết 128 thì TP đang thực hiện Chỉ thị 18, các bộ
tiêu chí theo từng lĩnh vực...
LÊ THOA
TP.HCMsẽ đánhgiá lại các hoạt động theo từng cấpđộdịch
Chủ tịchUBNDTP.HCMcho biết sắp tới, TP sẽ tập trung lấymẫu xét nghiệmnhững người từ cơ sở y tế, ổ dịch, nơi tập trung đông người
và những người về từ vùng dịch.
NHÓMPHÓNGVIÊN
N
gày 8-11, Quốc hội (QH)
thảo luận tại hội trườngvề
báo cáo công tác phòng
chống dịch COVID-19…
Nhìn lại những “bài học
xương máu” trong đại dịch,
các đại biểu (ĐB) QH đề nghị
QH, Chính phủ phải có giải
pháp ngay để câu chuyện
này không lặp lại.
Những bài học
xương máu
Tại phiên thảo luận, ĐB
Phạm Khánh Phong Lan
(Đoàn TP.HCM) cho hay hậu
quả nặng nề của đại dịch tại
TP.HCM đã để lại nhiều “bài
học xương máu”. Đầu tiên đó
là hệ thống y tế cơ sở chưa
tốt, trình độ nhân lực không
đảm bảo, cơ sở vật chất thiếu
thốn. Vấn đề thứ hai là năng
lực của hệ thống điều trị.
“Chỉ một cơn dịch qua thôi
là tan tác hết, chúng ta chỉ
tập trung COVID-19 để cấp
cứu cũng không đủ nữa, đó
là chưa tính đến những căn
bệnh khác” - ĐB Lan nói.
Theo bà, tất cả bệnh viện từ
khi thành đơn vị sự nghiệp thì
chưa có sự chuẩn bị về pháp
đặt ra các giấy tờ không phù
hợp để đi qua chốt kiểm soát,
chưa tạo điều kiện cho người
dân từ các TP lớn trở về quê
tránh dịch.
Bên cạnh đó có tình trạng
cán bộ cơ sở còn lơ là, chưa
sâu sát, chủ quan, bị động
trong phòng chống dịch…
“Có nơi còn quá cứng nhắc,
lạm quyền trong việc hành xử
với người dân, gây bức xúc
trong dư luận. Như việc cán
bộ địa phương vào nhà dân
bắt ép đi xét nghiệm” - bà
Hoa nói.
Cùng nội dung này, ĐB Lê
Thanh Vân (Đoàn Cà Mau)
nói: “Một bộ phận cán bộ
chủ chốt ở một số nơi, từ
nhận thức đến hành vi không
chuẩn về pháp luật dẫn đến
ứng xử vừa không đúng về
đến đời sống xã hội”.
Với việc triển khai đồng bộ
tất cả biện pháp về chuyên
môn y tế, giãn cách, tăng
cường giãn cách, an sinh,
an ninh và an toàn trật tự xã
hội... đến nay, các địa phương
ở tâm dịch như TP.HCM,
BìnhDương, ĐồngNai, Long
An... đã kiểm soát được số ca
nhiễm, ca tử vong.
Về vaccine, ôngLongkhẳng
định đã triển khai chiến lược
vaccine rất hiệu quả, trên tất
cả lĩnh vực từmua, nhập khẩu,
nghiên cứu sản xuất trong
nước, tổ chức chiến dịch tiêm
chủng... Hiện Việt Nam đã
tiếp nhận được khoảng 125
triệu liều. Đến ngày 7-11, cả
nước đã tiêm được hơn 90
triệu liều với hơn 83,8% số
người từ 18 tuổi trở lên được
tiêm ít nhất một liều và hơn
40% số người từ 18 tuổi trở
lên tiêm đủ hai liều vaccine.
“Số lượng vaccine hiện tại
đã đảm bảo bao phủ đủ liều
vào cuối năm nay. Cuối năm
2021, đầu 2022, cả nước sẽ
triển khai kế hoạch tiêm mũi
thứ ba cho người dân” - Bộ
trưởng Long khẳng định.
Về y tế cơ sở, y tế dự phòng,
ông Long thừa nhận dù luôn
được Đảng, Nhà nước quan
tâm, tuy nhiên vẫn tồn tại
nhiều khó khăn, hạn chế và
chưa đáp ứng năng lực phòng
chống dịch, nhất là khi xảy ra
tình huống đại dịch như vừa
qua. “Thời gian tới, Chính
phủ, BộYtế sẽ tập trung củng
cố, hoàn thiện tổ chức mạng
lưới; cơ cấu lại hệ thống y tế,
nhất là y tế cơ sở; tăng cường
đầu tư, thúc đẩy đào tạo và
nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực; đồng thời đổi mới
cơ chế tài chính và mở rộng
việc cung ứng dịch vụ y tế
cơ sở” - Bộ trưởng Y tế nói.
Ông cũng khẳng định việc
triển khai thực hiện thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch COVID-19 đã
được thực hiện cơ bản đồng
bộ; các địa phương đã không
còn tình trạng phong tỏa trên
diện rộng gây ảnh hưởng đến
đời sống của người dân nhưng
vẫn đảm bảo phòng chống
dịch hiệu quả.•
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo, giải trình trước Quốc hội. Ảnh: QH
lý, cơ chế tài chính…để đảm
bảo cung ứng trang thiết bị,
vật tư y tế, thuốc. Điều này
dẫn đến khó khăn trong thanh
toán chi phí điều trị bệnh nhân
COVID-19 do cơ chế chi trả
giữa bảo hiểm hay ngân sách
chưa rõ ràng. Bên cạnh đó là
các bất cập trong cơ chế đấu
thầu, huy động hệ thống y tế
tư nhân vào chống dịch chưa
kịp thời…
Ở khía cạnh khác, ĐBMai
Thị Phương Hoa (Đoàn Nam
Định) nêu những hạn chế bộc
lộ trong công tác chỉ đạo,
điều hành phòng chống dịch.
Trong đó, nhiều địa phương
đã đặt ra những điều kiện
phòng chống dịch vượt chỉ
đạo của Chính phủ gây khó
khăn cho người dân, doanh
nghiệp. Thậm chí, một số nơi
pháp luật, vừa không đúng về
đạo lý với nhân dân. Đề nghị
cấp ủy, chính quyền ở một
số địa phương có cán bộ sai
phạm phải xử lý nghiêm cho
dân biết chúng ta nghiêm”.
Đến cuối năm 2021,
đảm bảo phủ vaccine
cho cả nước
Tiếp thu, giải trình trước
QH, Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Thanh Long khẳng
định toàn ngành y tế cùng
người dân cả nước và cả hệ
thống chính trị đã và đang
nỗ lực, quyết tâm, chủ động
ứng phó để “sớm khống chế
và đẩy lùi dịch COVID-19,
một đại dịch chưa từng có
trong tiền lệ”. Ông cho hay
với bốn đợt dịch từ đầu năm
2020 đến nay, đặc biệt là đợt
dịch thứ tư đã “gây tác động
nghiêm trọng đến sức khỏe
người dân và ảnh hưởng lớn
“Chiến lược vaccine
được triển khai rất
hiệu quả, trên tất
cả lĩnh vực từ mua,
nhập khẩu,
nghiên cứu sản xuất
trong nước, tổ chức
tiêm chủng…”
Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Thanh Long
Tại phiên thảo luận, ĐBNguyễnHữuThông
(Đoàn Bình Thuận) đã đề xuất lấy một ngày
trong năm làm ngày tưởng niệm cho hơn
22.500 đồng bào tử vong do dịch COVID-19.
Còn ĐB Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) đề
nghị QH, Chính phủ sớm lựa chọn thời điểm
thích hợp để tổ chức một ngày quốc tang
cho những đồng bào đã mất trong đại dịch.
Bởi theo ông, hầu hết những người đã
mất do đại dịch đã không được tổ chức mai
táng chu toàn. Việc dành cho những người
mất một ngày quốc tang là rất nhân văn,
nhân nghĩa và cũng rất nhân ái, đúng với
đạo lý của con người Việt Nam. Đồng thời,
việc này cũng góp phần nhắc nhở người
dân không chủ quan, không lơ là và quyết
tâm đồng lòng hơn trong công tác phòng
chống dịch COVID-19.
Đề xuất tổ chức quốc tang cho nạn nhân mất vì COVID-19
Sẽ tiêm vaccine
COVID-19 mũi 3
cho dân
từ cuối 2021
Theo bộ trưởng Bộ Y tế, Việt Namhiện đã
tiếp nhận được khoảng 125 triệu liều vaccine
phòng COVID-19. Từ cuối nămnay, cả nước
sẽ tiêmmũi thứ ba cho người dân.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook