6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa9-11-2021
phương án làm việc với nhà mạng để
miễnphí hoặc cắt giảmmức cước này.
Trước đây, người dùng đăng nhập
ứng dụngVssID, nếu quênmật khẩu
sẽ được cấp lại mật khẩu mới miễn
phí qua tin nhắn điện thoại đã đăng
ký với cơ quan BHXH.
Tuy nhiên, từ ngày 22-10, người
dùng phải nhắn tin đến số 8079 để
lấy lại mật khẩu với mức phí 1.000
đồng/lần. Mức phí này không phải
ngành bảo hiểmnhậnmà trả cho nhà
mạng. Thông tin thu phí được công
khai nênkhông có chuyệnngười dùng
không biết. Ngay khi triển khai việc
thu phí, ngành bảo hiểm đã đăng tải
thông tin trên tạp chí
Bảo Hiểm Xã
Hội
. Song song đó, người dùng cũng
nhận được thông báo từ app trước khi
thực hiện thao tác lấy lại mật khẩu.
Để tránh quên mật khẩu, BHXH
Việt Namkhuyến cáo người dùng khi
được cấp mật khẩu miễn phí lần đầu
thì đăng nhập vào ứng dụng VssID
để thay đổi mật khẩu cho dễ nhớ.
Đồng thời, người dùng còn có thể
sử dụng chức năng đăng nhập ứng
dụng bằng vân tay hoặc nhận dạng
khuôn mặt để tránh quên mật khẩu.
Về lâu dài, ngành bảo hiểmsẽ điều
chỉnh ứng dụngVssIDđể người dùng
có thể thực hiện thao tác cấp lại mật
khẩu đăng nhập miễn phí qua email,
thông qua ứng dụngVssIDhoặc cổng
dịch vụ công BHXH Việt Nam…
Ông Đào Việt Ánh cho biết: Theo
số liệu thốngkê củaBHXHViệtNam,
tính đến 14 giờ ngày 18-10, lượng
tin nhắn quên mật khẩu (gồm một
tin nhắn OTP để xác thực số điện
thoại và một tin nhắn thông báo mật
khẩu mới) là trên 11,3 triệu tin nhắn.
Với hơn 21,6 triệu tài khoản VssID
được phê duyệt, ngành bảo hiểm ghi
nhận có khoảng 5,7 triệu lượt người
sử dụng chức năng quên mật khẩu.
Đáng chú ý, từ ngày 29-9 đến ngày
15-10, số người quênmật khẩu là gần
1,8triệungười,đặcbiệtcónhữngngười
trong một tháng báo quên mật khẩu
hơn 40 lần. Do đó, việc triển khai cấp
lại mật khẩu có thu phí là giải pháp
hữu hiệu để giảmtải cho hệ thống bảo
hiểm, đồng thời nâng cao trách nhiệm
của người dùng ứng dụng VssID…
Đưa người dùng vào thế
bị động
Trao đổi cùng
Pháp Luật TP.HCM
,
ThS Mai Nguyễn Dũng, giảng viên
TrườngĐHKinhtếTP.HCM,nhậnxét
vấnđề thuphí tinnhắnđối với yêu cầu
lấy lại mật khẩu ứng dụngVssID cần
được xem xét kỹ lưỡng ở hai góc độ.
Đầu tiên, tuy 1.000 đồng là không
lớn nhưng việc triển khai thu phí
không được thông báo tới người sử
dụng thông qua email hay tin nhắn.
Thứ hai là khi đăng ký sử dụng
ứng dụng VssID, người dùng cũng
không thấy mục điều khoản và điều
kiện ghi rõ thông tin về việc thu phí
khi quên mật khẩu ứng dụng.
Trong ứng dụng VssID có mục
HướngdẫnsửdụngvàCâuhỏi thường
gặp cũng không nêu việc sẽ thu phí
tin nhắn khi quên mật khẩu, mà chỉ
VIẾT LONG- TRÚCPHƯƠNG
R
a mắt giữa tháng 11-2020,
VssID là ứng dụng được
cài đặt trên điện thoại thông
minh, liên kết tài khoản giao dịch
điện tử của người dùng với cơ quan
bảo hiểm xã hội (BHXH). Qua đó,
người dùng sẽ nhận được thông
tin thông báo khi thẻ bảo hiểm y
tế sắp hết hạn, đến kỳ đóng tiền
tham gia bảo hiểm tự nguyện, các
chính sách bảo hiểm mới.
Hiện nay, nhiều người dùng ứng
dụng VssID phàn nàn việc phải mất
phí 1.000 đồng khi gửi tin nhắn yêu
cầu lấy lại mật khẩu trên ứng dụng,
đồng thời việc thu phí này không
được tuyên truyền rộng rãi.
Sẽ miễn phí hoặc
cắt giảm phí tin nhắn
Ngày 8-11, trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Đào Việt Ánh, Phó
TổnggiámđốcBHXHViệtNam, cho
biết đơn vị sẽ họp xem xét và đưa ra
Người dân sử dụng thẻ bảo hiểmy tế trên ứng dụng VssIDđể đi khámbệnh. Ảnh: V.LONG
Băn khoăn
việc thu phí
cấp lại
mật khẩu vào
app VssID
Nhiều chuyên gia cho rằng bảo hiểm
xã hội cần tuyên truyền rộng rãi trước,
thay vì chỉ đăng tải thông tin trên tạp chí
Bảo HiểmXã Hội
và thông báo từ app khi
người dùng thao tác lấy lại mật khẩu.
trả lời: “Bạn có thể chọn chức năng
“Quênmật khẩu” trênứngdụngVssID
hoặc trên cổngdịchvụ côngBảohiểm
xã hội Việt Nam (
.
baohiemxahoi.gov.vn), điềncác thông
tin theo yêu cầu để lấy lại mật khẩu”.
“Nếu xét đây là một quan hệ hợp
đồng giữa người tham gia BHXH
và BHXH thì những điều như trên
không phù hợp với quy định pháp
luật dân sự và pháp luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng về trách nhiệm
thông báo của một bên trong hợp
đồng cũng như điều kiện giao dịch
chung. Điều này đã đẩy người tham
gia BHXH vào thế bị động” - ThS
Mai Nguyễn Dũng phân tích.
ThSMai NguyễnDũng đưa ra giải
pháp “đẹp lòng”cả hai trong vấn đề
thu phí khi người dùng quên mật
khẩu ứng dụng:
Thứ nhất, khoản thu này nên được
thông báo thông qua tin nhắn hay
email, cũng như ghi rõ vào điều
khoản và điều kiện của ứng dụng
và cảnh báo người dùng khi quên
mật khẩu.
Thứ hai, nếu BHXH cho rằng
đây là một khoản phí tin nhắn thì
BHXH có thể cho phép người dùng
lựa chọn những phương án xác thực
khác khi quên mật khẩu. Lúc này
người dùng có thể lựa chọn email,
vốn không tốn phí.
Thứ ba, BHXH có thể giới hạn số
lần tối đa quên mật khẩu mà người
dùng không phải trả phí (nếu BHXH
cho rằng đây là vấn đề ý thức), nhất
là khi người dùng không cố ý quên
mật khẩu của ứng dụng.
Về phía người dùng, nên lựa chọn
hìnhthứcxácthựcbằnggươngmặt/vân
tay trên ứng dụng, cũng như ghi chú
lại mật khẩu ở một nơi bí mật nhằm
tránh những bất tiện phát sinh trong
quá trình sử dụng ứng dụng VssID.•
Đối với việc kích hoạt mật khẩu của ứng dụng và thu
phí khi kíchhoạt, tôi cho rằngviệc thuphí làphùhợp. Bởi
khoản tiền này là cước phí do nhàmạng di động thu khi
cung cấp tin nhắn chứamãmật khẩumới. Việc nhắn tin
qua tổngđài di động cũng giúp người dân chủ động lấy
lạimật khẩu và giải tỏa áp lực chonhà quản lý ứngdụng.
Có thể trong giai đoạn đầumới chuyển đổi, để người
dân chuyển sang xài ứng dụng VssID, BHXH Việt Nam
sẽ “bao” phí nhắn tin và cũng có thể nhà mạng sẽ hỗ
trợ cho chi phí ấy. Nhưng khi số lượng người dùng lên
đến hàng triệu thì chi phí phải phát sinh. Khoản phí
1.000 đồng là một khoản tiền không lớn. Người dùng
trả phí cho việc này là hợp lý.
Điều đáng bàn ở đây là cách triển khai việc thu phí. Cái
mà mọi người bức xúc, đó là họ đang mặc định toàn bộ
những gì liên quan đến ứng dụng VssID là miễn phí. Nên
chuyệnthuphí,chodùchỉlà1.000đồng/tinnhắncũngtạo
nênsựkhóchịunhấtđịnh.SẽhayhơnnếuBHXHthựchiện
việc truyền thông rộng rãi trước, thay vì chỉ đăng tải thông
tin trên tạp chí
Bảo HiểmXã Hội
và thông báo từ app cho
ngườidùngtrướckhihọthựchiệnthaotáclấylạimậtkhẩu.
TS-LS
PHẠM HOÀI HUẤN
, Đoàn Luật sư TP.HCM
Dừng tạo “cú sốc tính phí” cho người dùng
“Khi đăng ký sử dụng
ứng dụng VssID, người
dùng không thấy mục
điều khoản và điều kiện
ghi rõ thông tin về việc
thu phí khi quên mật
khẩu ứng dụng.”
ThS
Mai Nguyễn Dũng
Thêm 1 bác sĩ BV Năm Căn xin nghỉ việc thì bị buộc thôi việc
Ngày 8-11, BS Cao Thị Thùy Trang, viên chức, người
đứng đầu Khoa Y Dược cổ truyền Bệnh viện (BV) đa
khoa huyện Năm Căn, Cà Mau, đã nhận quyết định kỷ
luật với hình thức buộc thôi việc.
Theo quyết định, BS Trang đã tự ý bỏ việc, vi phạm
khoản 2 Điều 19 Nghị định 112/2020, vi phạm về chức
trách, nhiệm vụ của viên chức, kỷ luật lao động, gây ảnh
hưởng đến cơ quan, đơn vị. Quyết định do giám đốc BV
ký ngày 4-11-2021.
Trước đó, ngày 30-8-2021, BS Trang gửi đơn xin nghỉ việc
vì lý do cá nhân, cần có thời gian chăm sóc con nhỏ và quản
lý công việc làm ăn của gia đình. Trong đơn, BS Trang cũng
thông báo nếu không được giải quyết cho nghỉ việc thì sẽ
đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo luật định.
BS Trang vẫn làm việc đến ngày 4-10-2021 thì bàn giao
công việc rồi về nhà chờ chế độ nghỉ việc thì... nhận được
quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Trước đó, cùng tình trạng như BS Trang là BS Trần Tú
Ngân, người đã có 24 năm gắn bó với BV. Do hoàn cảnh gia
đình nên đầu tháng 4-2021, BS Ngân xin nghỉ việc nhưng
cũng bị buộc thôi việc với lý do tự ý bỏ việc dù đã thông báo
theo luật và đã xin nghỉ hơn ba tháng trước khi tự nghỉ.
Để làm rõ vấn đề này, trong 10 ngày qua, PV đã nhiều
lần liên hệ ông Trần Minh Thiệt, Giám đốc BV, qua điện
thoại, tin nhắn và cả đến trực tiếp BV. Tuy nhiên, ông
giám đốc chỉ hứa là khi có thời gian sẽ tiếp và trả lời
phỏng vấn, mà không sắp xếp thời gian cụ thể nào.
Trả lời PV, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết đã cử
thanh tra xác minh làm rõ. Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Nội
vụ, Liên đoàn Lao động tỉnh thì trả lời “đã biết sự việc
qua báo
Pháp Luật TP.HCM
, đang quan sát, chưa có động
thái cụ thể nào”.
TRẦN VŨ
Tiêu điểm
Cần thông báo rõ ràng khi
áp dụng chính sách mới
Hầu hết ứng dụng được người dân
sử dụng như Gmail, Facebook…đều
miễn phí khi lấy lại mật khẩu. Do đó,
việc thu phí tin nhắn đối với yêu cầu
lấy lạimật khẩuứngdụngVssIDdễgây
ra sự phàn nàn từ phía người dùng.
Đặcbiệt,khichúngtaápdụngchính
sáchmới,cầnthôngbáocôngkhai,minh
bạch đến người dân, tránh tình trạng
chínhsách thực thi người dânmới biết.
Ông
PHẠMMINH HUÂN
,
nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH