266-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứNăm18-11-2021
4 tỉ người sẽ được mua thuốc
trị COVID-19 giá rẻ
VĨ CƯỜNG
H
ãng tin
Reuters
ngày
16-11 dẫn thông báo
của hãng dược Mỹ
Pfizer cho biết đã ký thỏa
thuận với tổ chức Medicine
Patent Pool (MPP) do Liên
Hợp Quốc hậu thuẫn, cho
phép nhiều quốc gia tiếp cận
thuốc đặc trị COVID-19 dạng
uống PF-07321332 do hãng
này bào chế.
Thêm cơ hội mới cho
bệnh nhân COVID-19
Theo thỏa thuận trên, Pfizer
sẽ cấp phép phiên bản generic
của thuốc PF-07321332 cho
MPP, sau đó tổ chức này sẽ
tiến hành lựa chọn hãng dược
trong số các nước được ưu đãi
tiếp cận để cấp quyền sản xuất.
Thuốc generic là thuốc được
bào chế dựa trên công thức của
thuốc gốc nhưng khôngmang
nhãn hiệu của thuốc gốc. Các
lô PF-07321332 do Pfizer tự
sản xuất và thương mại hóa
sẽ mang tên Paxlovid.
Dự kiến sẽ có 95 quốc gia,
chiếm 53% dân số thế giới,
được thêm vào danh sách ưu
đãitiếpcậnthuốcPF-07321332.
Tuần trước, một lãnh đạo của
Pfizer từng ước tính thị trường
của thuốc PF-07321332 có
thể lên đến 150 triệu người và
nhiều nước sẽ mua thuốc dự
trữ. RiêngPfizer sẽ bắt đầu bán
ra khoảng 180.000 liệu trình
của thuốc này trong cuối năm
nay với ít nhất 50 triệu liệu
trình khác được lên kế hoạch
sản xuất trước cuối năm2022.
Bên cạnh đó, Pfizer cũng
khẳng định sẽ miễn tiền bản
quyền trong giá sản phẩm tại
các quốc gia thu nhập thấp
trong danh sách ưu đãi tiếp
cận. Những quốc gia không
thuộc diện thu nhập thấp
cũng được miễn cho đến
khi Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) không còn tuyên bố
COVID-19 là tình trạng y tế
khẩn cấp toàn cầu.
TheoGiámđốcPfizerAlbert
Bourla, các loại thuốc kháng
virus dạng uống được ông
đánh giá là có thể đóng vai trò
quan trọng đối với mục tiêu
giảm mức độ nghiêm trọng
của ca nhiễm COVID-19.
“Do đó, chúng tôi ở Pfizer
phải làm việc thật cật lực để
đảm bảo tất cả mọi người, bất
kể nơi sinh sống hoặc hoàn
cảnh, đều sẽ được tiếp cận
những tiến bộ mang tính đột
phá này” - ông khẳng định.
TrướcPfizer,một hãngdược
Mỹ khác là Merck hồi tháng
10 cũng đã đạt thỏa thuận
tương tự với MPP, cho phép
nhiều nước đang phát triển tiếp
cận thuốc đặc trị COVID-19
Molnupiravir do hãng này bào
chế và thử nghiệm với đối tác
Đức Ridgeback.
Hiệu quả của thuốc
PF-07321332 ra sao?
Theo báo cáo kết quả thử
nghiệm sơ bộ hồi đầu tháng
11 của Pfizer, khi đem thử
nghiệm trên khoảng 1.200
tình nguyện viên thì thuốc
PF-07321332 giảm được
tới 89% khả năng nhập viện
hoặc tử vong đối với những
người trưởng thành có nguy
cơ nhiễmCOVID-19 thể nặng
trong ba ngày điều trị từ lúc
phát hiện triệu chứng. Thuốc
Trung Quốc, Nga không được ưu đãi
tiếp cận PF-07321332
Dù vậy, thỏa thuận mới cũng nhận một số phản ứng
trái chiều khi vẫn còn một số nước không được ưu đãi
tiếp cận. Hầu hết quốc gia được cấp phép đều thuộc
khu vực châu Phi hoặc châu Á. Tuy nhiên, các nước như
Brazil, Trung Quốc, Nga, Argentina và Thái Lan, những
quốc gia đã trải qua các đợt bùng phát dịch bệnh lớn,
lại không nằm trong thỏa thuận.
Hiện chưa rõ tại sao các quốc gianày lại bị loại trừ. Pfizer
vẫn giữ im lặng, cònmột lãnh đạo cấp cao củaMPP - ông
EstebanBurronenhấnmạnhđiềuquan trọng lúcnày là có
một loại thuốc đủ hiệu quả cho hơn 4 tỉ người trên toàn
cầu dễ dàng tiếp cận.“MPP luôn cố gắng để đạt được sự
cân bằng giữa lợi ích của các hãng dược, tính bền vững
của các nhà sản xuất và quan trọng nhất là nhu cầu sức
khỏe cộng đồng ở các nước có thu nhập thấp và trung
bình” - ông Burrone nói.
Giám đốc MPP Charles Gore
đánh giá thỏa thuận vừa ký kết
với Pfizer làmột bước tiếnđáng
kể trong nỗ lực đẩy lùi đại dịch
COVID-19.ThuốctrịCOVID-19của
hãng này sẽ là“vũ khí mới”giúp
con người được bảo vệ tốt hơn
trước virus và đặc biệt phù hợp
với nhữngquốcgiacó thunhập
thấpvàtrungbìnhvốnchưathể
tiếpcậnđủ sốvaccine cần thiết.
Tiêu điểm
Pfizer sẽ bắt đầu bán
ra khoảng 180.000
liệu trình của thuốc
này vào cuối năm
nay với ít nhất 50
triệu liệu trình khác
được lên kế hoạch
sản xuất trước cuối
năm 2022.
và dược phẩmMỹ (FDA) xin
cấp phép khẩn cấp cho thuốc
PF-07321332. Đối thủ cạnh
tranh Merck thì đã nộp đơn
từ tháng 10. Ngoài ra, Pfizer
còn đang thúc đẩy mục tiêu
xin cấp phép sản phẩm này
tại một số quốc gia khác gồm
Anh, Úc, New Zealand và
Hàn Quốc.
Nhìn chung, việc phê chuẩn
các thuốc đặc trị COVID-19
dạng uống nói trên sẽmở rộng
lựa chọn cho các giới y khoa
trong quá trình điều trị bệnh
nhân COVID-19. Hiện tại,
đối với những bệnh nhân mới
nhiễm, các bác sĩ chỉ có thể
kê đơn các loại thuốc kháng
thể đơn dòng của Regeneron
Pharmaceuticals, Eli Lilly
(đều của Mỹ) hoặc các hãng
khác. Tuy nhiên, các thuốc
này điểm chung là loại truyền
tĩnh mạch nên khá bất tiện,
chỉ có thể sử dụng cho bệnh
nhân nằm điều trị tại các cơ
sở y tế.•
EU cân nhắc thành lập lực lượng
phản ứng nhanh, không cần Mỹ
Ngày 16-11, các
ngoại trưởng và bộ
trưởng quốc phòng
nước thành viên
Liên minh châu Âu
(EU) đã có cuộc thảo
luận ngắn một dự
thảo đề xuất thành
lập một lực lượng
phản ứng nhanh đầy
đủ các quân chủng
lục quân, không quân và hải quân, theo hãng tin
Reuters
.
Nhân sự của lực lượng này sẽ được bổ sung từ quân đội các
nước thành viên và có thể được luân chuyển thường xuyên
tùy theo tính chất và thời gian khi khủng hoảng bùng phát.
Không phải tất cả 27 quốc gia thành viên đều phải góp
quân cho lực lượng mới nhưng bất kỳ sự luân chuyển
quân sự nào cũng phải đạt được nhất trí của toàn bộ quốc
gia thành viên. Các quốc gia thành viên cũng nên cam kết
cung cấp các nền tảng khí tài liên quan nhằm đảm bảo
đội quân này có thể thực hiện các sứ mệnh khi cần thiết.
Điều đó có nghĩa là tự phát triển năng lực hậu cần và vận
chuyển mà lâu nay EU vẫn cần hỗ trợ từ Mỹ.
Dự thảo nhấn mạnh EU cần lực lượng này để bổ sung
năng lực phản ứng nhanh chóng, mạnh mẽ và linh hoạt hơn
với tất cả thách thức nhằm vào khối. Dự thảo sẽ được bàn
luận liên tục để kịp thời hạn hoàn tất vào tháng 3 năm sau.
Theo
Reuters
, dự thảo được đại diện cấp cao về an ninh
và chính sách đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) - ông
Josep Borrell đệ trình trong nỗ lực mới nhất nhằm xây
dựng một quân đội độc lập và không dựa vào nền tảng khí
tài, nhân sự của Mỹ. Trước đây cũng đã từng có ý kiến
thành lập một quân đội EU riêng với khoảng 50.000-
60.000 binh sĩ nhưng không được thông qua.
Trung Quốc chuẩn bị phủ sóng 5G
toàn lãnh thổ
Trong kế hoạch mới về phát triển cơ sở hạ tầng công bố
hôm 16-11,
Bộ Công
nghiệp và
công nghệ
thông tin
Trung Quốc
(MIIT) cho
biết đến
năm 2025,
tất cả TP, thị
trấn và hầu
hết thôn, làng ở Trung Quốc sẽ được phủ sóng 5G, đài
RT
đưa tin.
Cụ thể, MIIT muốn tăng số lượng trạm gốc 5G trên
10.000 dân sẽ tăng lên thành 26 trạm và mạng cáp quang
Gigabit sẽ được mở rộng đến hầu hết khu vực thành thị và
nông thôn của Trung Quốc.
Cơ quan trên còn khẳng định kế hoạch mới sẽ giúp
người dân hội nhập sâu rộng với nền kinh tế và xã hội. Kế
hoạch cũng mang mục tiêu thúc đẩy đổi mới mạng lưới
Internet và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
PHẠM KỲ
Bao bì với tên
thươngmại
Paxlovid của
thuốc PF-
07321332 do
hãng Pfizer
bào chế.
Ảnh:
SHUTTERSTOCK
Hãng dượcMỹ Pfizer ký thỏa thuận cho phép nhiều quốc gia tiếp cận và sản xuất thuốc trị COVID-19
PF-07321332 do hãng bào chế.
cũng đạt hiệu quả 85%đối với
bệnh nhân uống thuốc trong
vòng năm ngày kể từ khi có
triệu chứng.
Kết quả này bước đầu
cho thấy có vẻ thuốc PF-
07321332 của Pfizer hiệu
quả hơn Molnupiravir của
Merck. Trước đó, báo cáo
của Merck khẳng định giảm
được 50% nguy cơ tử vong
và nhập viện của bệnh nhân
COVID-19. Dù vậy, để có
thể khẳng định chắc chắn vẫn
cần thêm nhiều dữ liệu thử
nghiệm trong thời gian tới.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý khác
biệt trong cơ chế hoạt động
của hai loại thuốc này; trong
khi PF-07321332 có khả năng
ức chế một loại enzyme mà
virus SARS-CoV-2 cần cho
quá trình phân bào để lây lan
thì Molnupiravir phát huy tác
dụng thông qua cơ chế đưa lỗi
vào mã di truyền của virus.
Pfizer hiện cũng đã nộp đơn
lên Cục Quản lý thực phẩm
Binh sĩ Đức trong cuộc tập trận ở vùng
Ahrenvioelfeld, phía Bắc nước này, hồi
tháng 6-2020. Ảnh: AFP
Biểu tượng 5G tại hội nghị Internet TrungQuốc
tổ chức tại Bắc Kinh hồi tháng 7. Ảnh: REUTERS
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook