13
Tưởng niệmhơn 23.200 đồng bào
tử vong vì COVID-19
QUỲNHTRANG
C
hiều 17-11, Ban tổ chức
kỷ niệm các ngày lễ lớn
TP.HCM đã họp báo
thông tin về lễ tưởng niệm
đồng bào tử vong và cán bộ,
chiến sĩ hy sinh trong đại
dịch COVID-19.
Cầu nguyện cho hơn
23.270 người tử vong
Tính đến hết ngày 16-11,
số tử vong vì COVID-19
của cả nước là 23.270 người,
trong đó TP.HCM có 17.263
người, chiếm 74% tỉ lệ tử
vong cả nước.
Tại họp báo thông tin về lễ
tưởng niệm đồng bào tử vong
và cán bộ, chiến sĩ hy sinh
trong đại dịch COVID-19 ở
TP.HCM, ông Nguyễn Hoài
Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế
TP.HCM, cũng chia sẻ tỉ lệ
tử vong vì COVID-19 theo
giới tính, nam tử vong thấp
hơn nữ. Nam chiếm 41,5%
và nữ chiếm 58,5%. Lứa
tuổi từ 50 tuổi trở lên tử
vong chiếm 86,5% tổng số
người tử vong tại TP.HCM,
trong đó trên 65 tuổi chiếm
52,8%.
Đau lòng hơn, “TP.HCMđã
có 38 trẻ em, 62 phụ nữ có
thai mất vì COVID-19. Riêng
trong lĩnh vực y tế, TP.HCM
có ba nhân viên y tế qua đời
gồm: Một bác sĩ và một điều
dưỡngmất do lây nhiễm trong
quá trình chămsóc bệnh nhân;
một người mất do lây nhiễm
từ cộng đồng” - ông Nguyễn
Hoài Nam chia sẻ.
Đợt dịch COVID-19 vừa
qua có lẽ là quãng thời gian
TP.HCM lẫn cả nước có số
lượng đồng bào tử vong cao
như vậy kể từ khi TP mang
tên TP.HCM. Chính vì thế,
một lễ tưởng niệm đồng bào
tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy
sinh trong đại dịch sẽ được
tổ chức vào tối 19-11 ở Hội
trường Thống Nhất, TP Thủ
Đức, các quận, huyện và đầu
cầu Hà Nội tại Công viên
Thống Nhất.
Cầu truyền hình
TP.HCM và Hà Nội
Lễ tưởng niệm sẽ có hai
điểm cầu truyền hình tại
TP.HCM và Hà Nội, do Đài
Truyền hình Việt Nam đảm
nhiệm. Hội trường Thống
Nhất của TP.HCM sẽ là điểm
cầu chính với sự tham dự của
khoảng 1.000 người, trong đó
có khoảng 50 thân nhân của
đồng bào mất vì COVID-19.
ĐiểmcầuHàNội sẽ có sự tham
dự của khoảng 300 người.
“Cùng với điểm chính tại
Đợt dịch COVID-19
lần thứ tư có lẽ là
quãng thời gian
TP.HCM lẫn cả
nước có số lượng
đồng bào tử vong
cao như vậy kể từ
khi TP mang tên
TP.HCM.
Đời sống xã hội -
ThứNăm18-11-2021
Lễ tưởng niệmđồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 sẽ có đầu cầu
ở TP.HCMvà Hà Nội, sẽ là lời cầu nguyện cho sựmất mát đếnmỗi gia đình phải ly tán vì dịch bệnh.
TP.HCM làHội trườngThống
Nhất, tại 22 quận, huyện và
TP Thủ Đức cũng đồng loạt
tổ chức để bà con, thân nhân
tưởng niệm tại địa phương.
Cácđịaphương trongTP.HCM
đều có nhữngmất mát nên các
quận, huyện, TP Thủ Đức sẽ
mời thân nhân dự lễ tại địa
phương với số lượng mỗi nơi
không quá 100 người” - ông
Võ Trọng Nam, Phó Giám
đốcSởVH-TT&DLTP.HCM,
cho biết.
Ông Nam cũng chia sẻ
thêm: Với các đơn vị quận,
huyện có bờ sông, kênh như
Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu
Hủ - Bến Nghé…địa phương
sẽ có những cách thức tạo
dựng những địa điểm để sau
khi phần lễ trực tiếp thì thân
nhân, người dân… sẽ cùng
thả đèn hoa đăng cầu nguyện
cho bà con.
Cùng với chương trình của
Ban tổ chức kỷ niệm các ngày
lễ lớnTP.HCM, Ủy banTrung
ươngMTTQViệtNam,Thành
ủy TP.HCM cũng mong các
cơ sở tôn giáo (chùa, tự viện,
nhà thờ, nhà nguyện…) cùng
Tiêu điểm
Tổng thể cầu truyền hình
lễ tưởng niệm đồng bào tử
vong và cánbộ, chiến sĩ hy sinh
trong đại dịch COVID-19 sẽ có
thời lượng khoảng 40-45 phút.
Hiện chùa Pháp Hoa (quận 3),
cầuMống (quận 4) là hai điểm
đầu tiên tập trung thả đèn hoa
đăng cầu nguyện ở đoạn kênh
Nhiêu Lộc và kênh Bến Nghé.
Một học trò đặc biệt không thích vào lớp, đọc rất chậm
nhưng đã đồng ý vào lớp cùng cô giáo. Sau đó, cậu bé lại
cùng cô đến thư viện đọc sách, gấp trái tim tặng cô. Đây
là câu chuyện được cô giáo Tạ Lê Nhật Vy, giáo viên
(GV) dạy hòa nhập Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (quận
1, TP.HCM), chia sẻ trong buổi giao lưu “Những đóa
hồng thầm lặng” vào sáng 17-11.
Chương trình do Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức nhằm
tôn vinh, tuyên dương, khen thưởng những cán bộ, GV
tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong giáo dục người
khuyết tật và giáo dục hòa nhập của TP.
Cô Vy kể về quá trình chinh phục cậu học trò đặc biệt
tên Duy. Duy nổi tiếng trong trường vì không tiếp xúc
với bạn bè nào từ năm lớp 1 đến lớp 4, không vào lớp nếu
không có người đưa vào.
Ngày đầu tiên gặp mặt, cô cầm tay em Duy vào lớp và
nhận được câu trả lời: “Không thích”. Cô Vy kiên nhẫn hỏi
làm sao để có thể vào lớp cùng cô, Duy trả lời: “Không biết”.
Như chỉ chờ câu trả lời đó, cô nói ngay: “Nhưng cô biết này,
đi cùng cô rồi cô nói cho con biết”. Duy lưỡng lự rồi đồng
ý vào theo. Vào lớp, cô Vy tặng Duy
hai cây kẹo mút ngon nhất trong hộp
kẹo tình bạn của lớp. Cảm nhận được
tình cảm đặc biệt của cô giáo dành
cho mình, buổi học hôm sau Duy đã
tiếp tục cùng cô Vy vào lớp.
Một ngày nọ, trên bàn của cô Vy
xuất hiện trái tim được gấp từ tờ
500 đồng. Biết là của Duy làm tặng
cô, cô khen và cất ngay vào ví tiền
để làm kỷ niệm. Thấy vậy, Duy bật
khóc. Cô Vy lại cùng Duy gấp chiếc
máy bay đặc biệt, có hình vẽ cô giáo cầm tay một bé trai.
Duy thích lắm và giữ nó bên mình suốt một tuần.
“Dù đã gặp nhiều học trò đặc biệt nhưng Duy vẫn để lại
trong lòng tôi ấn tượng sâu sắc. Nó như một minh chứng
và động lực để tôi cố gắng hơn trên con đường mình lựa
chọn” - cô Vy trải lòng.
Còn cô giáo Đinh Lan Phương, GV dạy trẻ đa tật Trường
Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (quận 10), thì lại
lo lắng không biết bản thân có thể làm
được gì cho học trò khi mình cũng là
người khuyết tật. Cô Phương kể lại năm
đầu tiên nhận lớp, đó là lớp học gồm
tám trẻ em khiếm thị. Có em vừa khiếm
thị vừa tự kỷ, có em lại chậm phát triển,
có em mất cả hai mắt.
Cô Phương ám ảnh nhất với học trò
mất cả hai mắt, bị lồi sẹo vì cuộc phẫu
thuật. Cô bồi hồi kể: “Tôi đã khóc vì
bất lực suốt mấy tháng liền bởi nghĩ
rằng kiến thức chuyên môn, kỹ năng
của mình không đủ”. Dù vậy, cô đã nhận được nhiều sự
động viên, tin tưởng của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Nhà trường cũng mời nhiều chuyên gia về dạy trẻ đa tật
từ Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan để các GV học hỏi thêm. Cô
Phương cũng có nhiều dịp đi tập huấn ngắn ngày tại Thái
Lan, Ấn Độ. Hơn 10 năm trong nghề, cô trở thành người
bạn đồng hành của nhiều trẻ em khuyết tật.
KHÁNH CHI
đổ chuông tưởng niệm. Tòa
Tổng giámmục Sài Gòn cũng
đã có thông báo về việc đổ
chuông tưởng nhớ đồng bào
qua đời vì COVID-19. Theo
đó, vào 20 giờ 30 tối thứ Sáu
(19-11), tất cả nhà thờ và nhà
nguyện trong tổng giáo phận
sẽ đồng loạt đổ chuông sầu
khoảng 5 phút để tưởng nhớ
đồng bào đã tử vong trong
đại dịch COVID-19.
Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam cũng đề nghị
vào 20 giờ ngày 19-11, tất cả
chùa, tự viện trong cả nước
đồng loạt thỉnh chuông, thắp
nến, dâng hương tưởng niệm,
cầu siêu cho các vong linh tử
vong do COVID-19.•
0 45-49
50-54
55-59
60-64
Trên 65
10
20
30
40
50
5
7,8
11,6
%
14,8
52,8
Tuổi
Tỉ lệ tử vong theo độ tuổi
◘
Nam: 41,5%
◘
Nữ: 58,5%
◘
Trẻ em: 38
◘
Phụ nữ có thai: 62
Sáng nay, đại lễ kỳ siêu đồng bào tử vong
vì COVID-19 diễn ra tại Việt NamQuốc Tự
Sángnay (18-11), tứcngày14-10âm lịch, tạiViệtNamQuốc
Tự (TP.HCM) sẽ diễn ra đại lễ kỳ siêu đồng bào tử vong vì
COVID-19. Theo đó, đại lễ sẽ được cử hành từ 8 giờ theo hai
phần: Nghi thức đại chúng và nghi lễ tâm linh truyền thống.
Do tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, đại lễ sẽ theo
hình thức không tập trung đông người, đồng bào có thân
nhânquađời không thểđến thamdự trực tiếp; vì thếbáo
Giác
Ngộ
sẽ có phần truyền hình trực tuyến đại lễ để kết nối năng
lượng, hiệp lực cầu nguyện, hồi hướng cho người đã mất.
Trước đó, ban tổ chức cũng đã thông báo về việc ghi
phương danh người qua đời vì COVID-19 để cầu nguyện
trong đại lễ kỳ siêu.
Bộ đội thuộc Bộ Tư lệnh TP.HCMđưa tro cốt của những người qua đời vì COVID-19 từ Trung tâm
hỏa táng BìnhHưngHòa (quận Bình Tân) về tập trung tại Nhà tang lễ TP.HCM. Ảnh: A.TÙNG
Những“đóahồng thầmlặng”chinhphụchọc tròđặcbiệt
Ba“bônghồng”tiêubiểutrongbuổigiaolưu:
CáccôgiáoLanPhương,NhậtVy,KimLoan
(từ trái qua)
.Ảnh:KHÁNHCHI
Đồ họa: HỒNG LOAN