266-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm18-11-2021
cao nhất sáu năm tù về tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo VKS, bị cáo Diệp không
nhận tội, cho rằng mình bị oan và
toàn bộ tài liệu, hồ sơ vay tại Ngân
hàng (NH) Agribank là giả mạo.
Tuy nhiên, trong phiên tòa trước,
bị cáo thừa nhận mua nhà, đất 57
Cao Thắng để hoán đổi với nhà, đất
185 Hai Bà Trưng nhằm hợp khối
với các tài sản của công ty.
Khi gửi đơn xin hoán đổi, bị cáo
biết rõ tài sản 57 Cao Thắng đang
thế chấp tại NH Agribank. Bị cáo
có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho
các sở, ngành trong quá trình hoán
đổi. Nhưng bị cáo chỉ mang bản
phôtô đi mà không thông báo cho
UBND TP biết việc tài sản này đã
được thế chấp.
Tại cơ quan điều tra, bị cáo Diệp
đổ lỗi cho các cơ quan giải quyết
hoán đổi không yêu cầu cung cấp
thông tin pháp lý của tài sản. Tuy
nhiên, tại tòa, bị cáo thừa nhận có
trao đổi việc đang thế chấp tài sản
này với bị cáo Vy Nhật Tảo (cựu
giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ)
là thể hiện sự bất nhất.
Bị cáo Diệp nói không thế chấp tài
sản là không có căn cứ. Bởi bị cáo
đã thế chấp vào ngày 31-12-2008,
ký giấy nhận nợ vay tổng số 67.000
lượng vàng với 15 tài sản bảo đảm.
Trong đó, tài sản 57 Cao Thắng đã
được giải ngân vào tài khoản của
công ty để bị cáo trả tiền cho NH
SeABank.
Vì vậy, đủ cơ sở để khẳng định
bị cáo Diệp đã mang tài sản 57 Cao
Thắng đi thế chấp tại NH nhưng
vẫn mang tài sản này đi hoán đổi
là phạm vào tội lừa đảo. Dù bị cáo
đã hơn 70 tuổi nhưng vẫn phải áp
dụng hình phạt nghiêm khắc.
Còn bị cáo Tài tin tưởng cấp dưới
và thừa nhận trách nhiệm về việc
Nhà nước bị mất tài sản. Bị cáo có
giao cho văn phòng nhưng không
kiểm soát được nên bị thất thoát tài
sản của Nhà nước. Hành vi của tất
cả bị cáo đều đặc biệt nghiêm trọng,
là nguyên nhân dẫn đến chuyển
quyền sở hữu tài sản 185 Hai Bà
Trưng trái pháp luật. VKS đề nghị
tòa cân nhắc mức án đối với trách
nhiệm của từng cá nhân.
Về tài sản 185 Hai Bà Trưng,
VKS đề nghị thu hồi, dành quyền
khởi kiện cho các bên có liên quan.
Nữ bị cáo lớn tiếng
khi VKS luận tội
Khi đại diệnVKS đang phát biểu,
bà Diệp phản ứng gay gắt, liên tục
la hét cho rằng các tài liệu, chứng
cứ buộc tội là giả mạo. Việc này
khiến VKS phải tạm ngưng và đề
nghị HĐXX ghi vào biên bản để
xem xét xử lý đúng pháp luật.
Khi bị cáo Diệp tự bào chữa, chủ
tọa nhiều lần nhắc: “Bị cáo chú ý
trong bào chữa của mình không xúc
phạm người khác”.
Trước tòa, bị cáo Diệp cho rằng
mọi việc được dày công tổ chức để
đẩy bà vào vòng lao lý. “Tôi không
lừa, họ đã bôi nhọ, sử dụng chứng
cứ giả, không có căn cứ. Còn chứng
HOÀNGYẾN
N
gày 17-11, TAND TP.HCM
cho tranh luận vụ lừa đảo và
thiếu trách nhiệm đối với 10
bị cáo trong sai phạm hoán đổi nhà,
đất 57 Cao Thắng lấy nhà, đất 185
Hai Bà Trưng.
VKS: Hơn 70 tuổi nhưng
vẫn phải xử nghiêm
Đại diện VKS đề nghị HĐXX
tuyên phạt bị cáo Dương Thị Bạch
Diệp (73 tuổi, giám đốc Công ty
Diệp Bạch Dương) tù chung thân
về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ông Nguyễn Thành Tài (cựu phó
chủ tịch UBNDTP.HCM) bị đề nghị
5-6 năm tù, các đồng phạm bị đề
nghị mức án thấp nhất ba năm tù,
Bị cáoNguyễn Thành Tài và bị cáoDương Thị BạchDiệp tại tòa. Ảnh: NGUYỆTNHI
Nữ đại gia
Bạch Diệp
bị đề nghị án
chung thân
VKS đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Bạch
Diệp tù chung thân, bị cáo NguyễnThành
Tài bị đề nghị 5-6 năm tù.
cứ thật của tôi thì không được VKS
xem xét” - nữ bị cáo trình bày.
Cáo trạng mô tả hành vi phạm
tội của bị cáo như một kẻ lừa đảo
chuyên nghiệp nhưng bị cáo không
thế chấp nhà 57 Cao Thắng. Có sự
đánh tráo nội dung hợp đồng tín
dụng và tài sản, tài sản này không
hề thế chấp trong hệ thống NH.
Luật sư cho rằng về pháp lý lẫn
thực tế, tài sản nhà nước không
bị mất đi và không bị chiếm đoạt,
bà Diệp không có cơ hội và không
thể chiếm đoạt tài sản 185 Hai Bà
Trưng. Trong trường hợp này, công
ty và bà Diệp có yêu cầu hủy việc
hoán đổi tài sản, liên quan các
tranh chấp phát sinh trong quan
hệ tín dụng với NH Agribank và
tổ chức tín dụng khác. Nếu không
hòa giải, tìm kiếm được phương án
giải quyết, NH Agribank hoặc tổ
chức tín dụng khác có quyền khởi
kiện theo trình tự tố tụng dân sự ra
tòa án có thẩm quyền để giải quyết
tranh chấp phát sinh.
Luật sư đề nghị HĐXX xem xét
lại bản chất, tính pháp lý của hợp
đồng thế chấp tài sản 57 Cao Thắng.
Luật sư nói đủ niềm tin và căn cứ
pháp lý xác định thân chủ không
phạm tội lừa đảo, đề nghị trả tự
do, khôi phục danh dự, quyền và
lợi ích hợp pháp.•
Không đồng ý nộp tài liệu bản chính
Đáng chú ý, bị cáo Diệp nói sẽ không giao 21 tài liệu, chứng cứ chứng
minh hợp đồng thế chấp tài sản 57 Cao Thắng không có giá trị pháp lý.
Những tài liệu này công ty có một bộ và NH Agribank cũng có một bộ,
HĐXX hoàn toàn có thể yêu cầu NH cung cấp để đối chiếu. “Đây là sinh
mạng của tôi, tôi không thể giao bản gốc khi nghe HĐXX cho biết sẽ giao
cho VKS đánh giá” - bị cáo Diệp nói.
Trước đó, tòa cho biết chứng cứ phải được lập biên bản và thu giữ bản
chínhmới được coi là chứng cứ theo quy định tại Điều 253 BLTTHS 2015.
VKS cho rằng đủ cơ sở
khẳng định bị cáo Diệp
đã mang tài sản 57 Cao
Thắng đi thế chấp tại
NH nhưng vẫn mang tài
sản này đi hoán đổi là
phạm vào tội lừa đảo.
Đường“Nhuệ”: Bị cáo bịmang tiếng làkềnkềnănxác chết
Ngày 17-11, TAND tỉnh Thái Bình xét xử vợ chồng bị
cáo Nguyễn Xuân Đường (Đường “Nhuệ”, trú TP Thái
Bình), Nguyễn Thị Dương và năm đàn em về tội cưỡng
đoạt tài sản.
Tại tòa, bị cáo Đường đề nghị tòa bác bỏ hoàn toàn
cáo trạng của VKS truy tố mình, còn vợ Đường cho rằng
không tham gia cưỡng đoạt tài sản.
HĐXX cho cách ly riêng các bị cáo Đường “Nhuệ”,
Dương, Tiến “trắng” để thẩm vấn đối với các bị cáo khác.
Các bị cáo Ninh Đức Lợi, Phạm Văn Úy, Quách Việt Cường,
Nguyễn Khắc Nin khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng
truy tố. Tuy nhiên, các bị cáo cho rằng do nhận thức hạn chế
nên không biết việc mình làm là phạm tội. Các bị cáo Úy,
Cường khai có đưa tiền báo ca hỏa táng cho Dương.
Bị cáo Nguyễn Thị Dương nói việc thu tiền báo ca hỏa
táng do Đường và các em làm chứ Dương không tham
gia, không biết về Hiệp hội tang lễ Thái Bình. Bị cáo
Dương thừa nhận có ký hợp đồng nguyên tắc với các cơ
sở tang lễ, ký văn bản đề nghị đài hóa thân hoàn vũ Thanh
Bình giảm giá nhưng là do chồng bảo ký thì ký chứ bị cáo
không đọc nội dung. Sau đó khoảng một tuần, bị cáo xem
trong đăng ký kinh doanh Công ty Đường Dương không
có chức năng dịch vụ hỏa táng nên có nghĩ là sai.
“Nhưng bị cáo nghĩ mình chỉ vi phạm Luật Doanh nghiệp
chứ không phải cưỡng đoạt tài sản” - bị cáo Dương nói.
Dương thừa nhận có ra nhận 43 triệu đồng ở bờ đê sông
Trà nhưng Dương không biết đó là tiền báo ca hỏa táng vì
chồng bảo thì bị cáo ra lấy giúp. Có lần Úy mang tiền đến
nhưng Dương chỉ nhận giúp Đường chứ cũng không biết là
tiền gì. Lần Cường mang tiền đến thì Cường để ở bàn hay
ngăn kéo gì đó, Dương không nhận trực tiếp và không biết
gì. Trong khi đó, Cường khai đưa trực tiếp cho Dương.
Dương khai không biết Đường giữ vai trò gì trong hiệp
hội lễ tang, không biết việc nhóm Đường thu 500.000
đồng/ca hỏa táng, cũng không biết ai soạn thảo hợp đồng
ký với các cơ sở tang lễ. Bị cáo Dương không thừa nhận
giúp sức trong vụ cưỡng đoạt tài sản của cơ sở dịch vụ
tang lễ, không đồng ý bồi thường cho các bị hại.
Khi được tòa hỏi, bị cáo Tiến “trắng” trình bày xin được
giữ quyền im lặng và xin được xử 20 năm tù.
Bị cáo Đường cho rằng bản cáo trạng truy tố chưa đúng. Bị
cáo chỉ ra cáo trạng xác định từ tháng 12-2017 đến tháng 12-
2019, bị cáo Lợi thu tiền rồi đưa cho Úy mang cho Đường.
Tuy nhiên, Đường cho rằng từ tháng 6-2019, Úy đã bị bắt về
tội giết người, Úy ở trong tù thì làm sao nhận được tiền.
Đường cũng chỉ ra cáo trạng xác định ông Tô Văn Sơn
(sinh năm 1974, trú huyện Vũ Thư) chỉ xuất hiện ở quán cà
phê khi nhóm họp các cơ sở tang lễ, không có đủ tài liệu xác
định ông này có mặt ở nơi khác. Tuy nhiên, trong cáo trạng
lại thể hiện ông Sơn xuất hiện ít nhất hai lần, một lần ở quán
cà phê, một lần đi cùng Đường đến Công ty Thành Phát.
Cho rằng cáo trạng có sai sót, bị cáo Đường đề nghị tòa
bác bỏ cáo trạng của VKS. “Bị cáo hy vọng chủ tọa công
bằng cho bị cáo, bị cáo bị mang tiếng là kền kền ăn xác
chết” - bị cáo nói.
ĐỖ HOÀNG
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: ĐỖHOÀNG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook