5
Người đứng đầu Đảng
bộ TP.HCM cho rằng dù đã
tiêm vaccine, người dân vẫn
phải thực hiện đúng khuyến
cáo 5K của Bộ Y tế, không
được chủ quan. Bởi theo
ông, vaccine chỉ giúp giảm
bốn điều là giảm lây, giảm
nhiễm, giảm nặng và giảm
tử vong. “Sự thật là thời gian
qua có người đã tiêm hai mũi
vaccine, chuyển nặng và đặc
biệt có người vẫn tử vong”
- ông Nên nói và cho rằng
sở dĩ tiêm hai mũi vaccine
vẫn tử vong vì mỗi người có
sức khỏe, cơ địa, điều kiện
để ứng phó, chịu đựng với
dịch bệnh khác nhau.
Giải quyết
nhiều vấn đề xã hội
cấp bách sau dịch
Trong phần phát biểu, Bí
thư Thành ủy Nguyễn Văn
Nên cũng dành nhiều thời
gian để nêu bật những vai
trò to lớn của MTTQ VN
TP.HCM trong phòng chống
dịch. Trong đó, Mặt trận đã
đưa ra những sáng kiến, sáng
tạo trong thành lập trung
tâm an sinh từ quận, huyện
đến TP để đưa hàng ngàn
túi an sinh đến tay người
dân. MTTQ các cấp cũng
cấp giấy đi đường cho hàng
trăm ngàn tổ nhóm, người
hoạt động thiện nguyện.
Trong thời gian tới, ông
Nên cho biết Thành ủy đã
ban hành Nghị quyết 05 về
kế hoạch tổng thể về phòng
chống dịch COVID-19 và
phục hồi kinh tế trên địa bàn.
Do vậy, ông đề nghị MTTQ
các cấp quan tâm sâu sắc vấn
đề này, sát cánh với chính
quyền và ngành y tế vận
động nhân dân chấp hành
triệt để quy định kiểm soát
an toàn phòng chống dịch.
Theo ông Nên, tới đây
TP.HCM tiếp tục rà soát, ban
hành chính sách phục hồi,
ổn định thị trường lao động,
giải quyết vấn đề nhà ở xã
hội, quy hoạch sắp xếp, bố
trí lại dân cư và giải quyết
nhiều vấn đề xã hội cấp bách
đặt ra sau đại dịch. Do vậy,
ông mong sự vào cuộc kịp
thời và hiệu quả của MTTQ,
nhất là chương trình an sinh
xã hội, kêu gọi sự chung sức,
đồng lòng, đồng thuận của
nhân dân để nâng cao chất
lượng sống của người dân,
xây dựng nhà ở giá rẻ cho
công nhân và những người
có thu nhập thấp.
Dịp này, Ủy ban MTTQ
VN TP.HCM đón nhận huân
chương Lao động hạng Ba
của Chủ tịch nước. Thủ tướng
Chính phủ trao bằng khen cho
tập thể Ủy ban MTTQ VN
TP.HCM và hai cá nhân; Ủy
ban Trung ương MTTQ VN
trao tặng kỷ niệm chương
cho 161 cá nhân và trao bằng
khen cho ba tập thể.•
Thời sự -
ThứNăm18-11-2021
TÁ LÂM
S
áng17-11,ỦybanMTTQ
Việt Nam(VN)TP.HCM
đã họp mặt kỷ niệm 91
năm ngày thành lập Mặt trận
Dân tộc thống nhất VN và
ngày truyền thốngMTTQVN
(18-11-1930
_
18-11-2021);
sơ kết công tác phòng chống
dịch COVID-19 đợt thứ tư.
Cùng lúc thực hiện
ba mục tiêu lớn
Phát biểu tại buổi họp mặt,
Bí thư Thành ủy TP.HCM
Nguyễn Văn Nên đã có chia
sẻ về những ngày tháng cam
go, khốc liệt để phòng chống
dịch COVID-19. Ông cho
biết trong đợt dịch lần thứ
tư, TP đã chịu đựng nhiều
tổn thất, mất mát và đau
thương.
Do vậy, khi đã kiểm soát
được dịch là thời điểm cần
sự nỗ lực tối đa của toàn hệ
thống chính trị từ TP đến
cơ sở. “Trong ứng phó với
đại dịch, chúng ta đã bỏ sức
200% thì giai đoạn bình
thường mới, thích ứng an
toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch bệnh thì càng
phải bỏ sức 200% mới vượt
qua được thời khắc khó
khăn” - ông Nên nói.
Theo ông Nên, thách thức
càng nghiệt ngã, khó khăn đến
đâu thì đòi hỏi khả năng ứng
phó càng cao đến đấy. Ở đó
có thể nhìn thấy ý chí, tinh
thần đoàn kết. Đó là nhân tố
quyết định để chúng ta vượt
qua đại dịch.
Bí thưThànhủy nhấnmạnh:
TP.HCM đang cùng lúc thực
hiện ba mục tiêu lớn. Trong
đó, mục tiêu lớn nhất là bảo
vệ sức khỏe, tính mạng của
người dân; sau đó là phục
hồi và phát triển kinh tế để
sức khỏe nền kinh tế không
bị đứt gãy; cuối cùng là ổn
định đời sống xã hội, sinh
hoạt của người dân. “Chúng ta
cần đảm bảo thực hiện được
Nghị quyết 128 của Chính
phủ. Thích ứng thế nào là
an toàn, linh hoạt, kiểm soát
thế nào là hiệu quả, đây là
bài toán khó đặt ra cho các
cấp, các ngành” - ông Nên
nói và trăn trở về vấn đề hệ
thống y tế cơ sở vừa thiếu
người vừa yếu về một số mặt.
Theo Bí thư Thành
ủy TP.HCM, người
dân phải thực hiện
đúng khuyến cáo 5K
và không được chủ
quan bởi có người
dù đã tiêm hai mũi
vaccine vẫn chuyển
nặng, tử vong.
Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn VănNên phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: PHƯƠNGTHÙY
Bí thư TP.HCM:
Không được chủ quan
dùđãtiêm2mũivaccine
TP.HCMđang cùng lúc thực hiện bamục tiêu lớn là bảo vệ sức khỏe,
tínhmạng của người dân; phục hồi và phát triển kinh tế;
ổn định đời sống nhân dân.
Cần sắp xếp, tổ chức lại bộ máy,
nhân lực ngành bảo hiểm
Ngày 17-11, Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ
chức phiên họp toàn thể lần thứ tư theo hình thức
trực tuyến để thẩm tra báo cáo của Chính phủ về
tình hình thực hiện chi phí quản lý BHXH, bảo
hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019-2021 và đề xuất
mức chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp
giai đoạn 2022-2024.
Tại phiên họp, các đại biểu cho rằng cần tiếp
tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người
dân hiểu về BHXH và có ý thức chủ động tham
gia BHXH; đổi mới cách thức tuyên truyền, đảm
bảo toàn diện cả về nội dung, hình thức, phương
pháp, tập trung trực tiếp vào các nhóm đối tượng.
Đồng thời, ngành bảo hiểm cần đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính, tăng cường thực hiện
giao dịch điện tử, cung cấp dịch vụ công trên cổng
dịch vụ công, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng
mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
Cùng với đó là tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin để đáp ứng yêu cầu về công việc.
Nhiều ý kiến cũng chỉ rõ cần thực hiện sắp xếp
tổ chức bộ máy, cơ cấu lại nguồn nhân lực ngành
bảo hiểm theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả;
tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát, giám định chi trả bảo hiểm y tế...
N.THẢO
(Theo
TTXVN
)
An Giang ban hành kế hoạch
phục hồi và phát triển kinh tế
UBND tỉnh An Giang vừa ban hành kế hoạch
phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều
kiện phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh với 14
lĩnh vực trọng tâm.
Theo đó, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ
tư đã tác động rất nghiêm trọng đến mọi mặt của
đời sống kinh tế - xã hội nhiều tỉnh, thành cả nước
nói chung và An Giang nói riêng. Sau hơn sáu
tháng thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống
dịch bệnh, kinh tế tỉnh An Giang tăng trưởng rất
chậm, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 ước
tính chỉ đạt 2,15%, thấp hơn mức tăng cùng kỳ
năm trước.
Việc mở cửa khôi phục các hoạt động sản xuất,
kinh doanh để từng bước phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội là yêu cầu rất cấp bách.
Thực hiện mở cửa phục hồi kinh tế, An Giang
kiên trì với mục tiêu kép vừa phòng chống dịch
hiệu quả vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội
với phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt,
kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19” nhưng đặt
sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết,
trước hết.
An Giang xác định ngành nông nghiệp là “trụ
đỡ” của tỉnh trong phục hồi và phát triển kinh tế
trước, trong và sau dịch. Cạnh đó, tỉnh giao quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp
theo các phương châm “An toàn tới đâu thì mở cửa
tới đó, mở cửa thì phải an toàn”, “Chống dịch để
sản xuất và sản xuất để chống dịch”, “Lợi ích hài
hòa - Rủi ro chia sẻ”, lấy người dân, doanh nghiệp,
hợp tác xã, hộ kinh doanh làm trung tâm phục vụ,
đồng thời là chủ thể tham gia phòng chống dịch.
Trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh ngoài ngân
sách và hỗ trợ doanh nghiệp, An Giang sẽ tiếp tục
hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện
các dự án đầu tư ngoài ngân sách, nhất là thủ tục
đầu tư, đất đai, xây dựng…
HẢI DƯƠNG
TP.HCM luôn được đồng bào cả nước
chia sẻ, giúp đỡ
Trước đó, phát biểu ôn lại truyền thống, bà Tô Thị Bích
Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, cho biết suốt 91
năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Dân tộc
thống nhất VN đã ra sức hoạt động, khơi dậy tinh thần yêu
nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân
tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, góp phần đưa con
thuyền cáchmạngVNđi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong công tác phòng chống dịch COVID-19, bà Châu
cho biết TP.HCM luôn được đồng bào cả nước động viên,
thăm hỏi và có những chia sẻ, giúp đỡ hết sức thiết thực
cả về vật chất lẫn tinh thần.
“Có thể nói giữa những ngày khó, sức mạnh đoàn kết
dân tộc một lần nữa chính là “kháng thể” mạnh mẽ nhất,
dẻo dai nhất, bền bỉ nhất giúp TP.HCM và đất nước chúng
ta vượt qua cơn cuồng phong đại dịch” - bà Châu nói.
Chủ nhiệmỦy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu.
(Nguồn: daibieunhandan.vn)