294-2021 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa21-12-2021
Quán cà phê Việt xuất ngoại
Niềmđammê kinh doanh, tinh thần dám chấp nhận rủi ro là động lực để các doanh nhân Việt dấn thân vào
thị trường quốc tế.
PHƯƠNGMINH
H
àng loạt đại gia nỗ lực đưa
mô hình cửa hàng cà phêViệt
xuất khẩu đến nhiều thị trường
khó tính với tham vọng vươn ra
biển lớn và xây dựng thương hiệu
cho cà phê Việt Nam (VN).
Khát vọng chinh phục
thị trường thế giới
Thương hiệu TNI King Coffee
vừa mở cửa hàng cà phê đậm chất
Việt tại Dubai, nơi được mệnh danh
là cánh cửa vươn ra mọi thị trường
thế giới. “Đây là một thị trường sôi
động, vì vậy cửa hàng cà phê Việt
tại đây sẽ có cơ hội phát triển. Nếu
mô hình này thành công sẽ khẳng
định được vị thế thương hiệu, góp
phần quảng bá hình ảnh cà phê VN
rộng mở cho khách quốc tế” - bà
Lê Hoàng Diệp Thảo, nhà sáng lập
King Coffee, chia sẻ về quyết định
mở cửa hàng cà phê cũng như văn
phòng đại diện tại Dubai.
Theo bà Thảo, công ty luôn nuôi
tham vọng chinh phục thị trường
thế giới nên quán cà phê sẽ giới
thiệu những hình ảnh, lịch sử, văn
hóa cà phê cho đến những thức
uống mang thương hiệu VN. Từ
đó khách hàng sẽ nhận thấy rằng
VN không chỉ là nhà xuất khẩu cà
phê nhân hàng đầu thế giới mà còn
có thể tạo ra những giá trị thương
hiệu không thua kém các cửa hàng
cà phê nổi tiếng toàn cầu.
Thực tế, đây không phải lần đầu
King Coffee muốn chinh phục thị
trường thế giới. Trước đó, đơn vị
này đã kinh doanh thành công trên
thị trường Singapore với cửa hàng
cà phê Trung Nguyên. Gần đây
nhất, vào tháng 5, công ty cũng
đưa quán cà phê vào hoạt động
tại Anaheim, ngay trung tâm Quận
Cam (California, Mỹ), địa điểm
chỉ cách Công viên Disneyland
nổi tiếng chưa đầy 10 phút đi bộ.
Trong khi đó, sau cái bắt tay
với Masan, Phúc Long đã đưa
mô hình cửa hàng cà phê vốn khá
thành công tại thị trường VN sang
Mỹ. Đặt tại bang California, nơi
nhiều người Việt sinh sống, không
gian cửa hàng cà phê Phúc Long
được thiết kế đậm nét Việt nhưng
khá hiện đại cân bằng cho phong
cách giới trẻ.
Đại diện thương hiệu chuỗi cà
phê này cho hay ngay sau khi khai
trương, quán đã đầy kín người xếp
hàng để vào thưởng thức các món
đồ uống. Điều khá thú vị là đối
tượng khách hàng đến Phúc Long
tại Mỹ hầu hết là giới trẻ, tương
tự tại thị trường VN.
Nếu Phúc Long, King Coffee
xâm nhập vào thị trường Mỹ thì
chuỗi thương hiệu Cộng cà phê
bước ra sân chơi ở Hàn Quốc. Đến
nay đã có hàng loạt quán cà phê
của chuỗi này hiện diện tại nhiều
TP ở Hàn Quốc, trong đó gồm cả
Seoul. Trước đó, Cộng cà phê cũng
đã xuất khẩu mô hình quán cà phê
của mình ra thị trường Malaysia.
Cộng cà phê được biết đến với
không gian quán cà phê độc đáo
đưa mọi người quay lại thời gian
của thập niên 1960, 1970 và 1980
của VN. Tại đây, mọi người dễ bắt
gặp những hình ảnh quá khứ và
chìm đắm vào những hoài niệm
xưa. Thương hiệu cà phê này cũng
đem những hình ảnh đó đến thị
trường nước ngoài để giới thiệu
về hình ảnh VN với những trải
nghiệm khác biệt.
Chuẩn bị kỹ lưỡng,
bước đi hợp lý
Bà Nguyễn Phi Vân, chuyên
gia nhượng quyền và bán lẻ, nhìn
nhận để đưa thương hiệu Việt ra
thị trường nước ngoài luôn là khát
vọng của nhiều công ty nội địa.
Tuy nhiên, để vươn ra thị trường
toàn cầu một cách bền vững đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
“Những công ty nắmđược nguồn
nguyên liệu ổn định và chuỗi cung
ứng sẽ có ưu thế trong việc nâng
cao giá trị thương hiệu. Đây cũng
là nền tảng để mở rộng quy mô
cửa hàng cà phê thông qua mô
hình nhượng quyền” - bà Vân
nhấn mạnh.
TS Stanley Yap, ĐH RMITVN,
cho biết việc chuyển hướng đưa cửa
hàng cà phê của các thương hiệu
VN ra nước ngoài là bước đi hợp
TS Stanley Yap cho rằng những nét độc đáo và yếu
tố văn hóa trong việc thiết kế quán cà phêVN cần được
phát huy để thu hút nhiều hơn nữa những người yêu
thích cà phê thế hệ trẻ. Đồng thời, liên tục cải tiến và
đổi mới thức uống cà phê VN cho khách hàng hiện tại
cũng như khách hàngmới là yếu tố quan trọng để bản
địa hóa thương hiệu cà phêVNở thị trường nước ngoài.
Đồngquanđiểm,đạidiệnmộtthươnghiệucàphêcho
hay dù mang đến những trải nghiệm khác biệt nhưng
phải có những điều chỉnh để thu hút được khách hàng
tại thị trường nước ngoài. Chẳng hạn, tại Hàn Quốc, đồ
uống phải điều chỉnh lại cho phù hợp với khẩu vị của
khách hàng, thay đổi các thức uống theo mùa để phù
hợp hơn với thời tiết tại địa phương.
Dám dấn thân, quyết liệt trong hành động với phương
châm “chất lượng - đổi mới, sáng tạo, tiên phong”, nhiều
doanh nghiệp Việt đang nỗ lực đưa sản phẩm “Made in
Vietnam” ra thị trường quốc tế. Đây là những nỗ lực đáng
ghi nhận trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành.
VinFast, chiếc xe mang thương hiệu Việt giờ đây không
chỉ đang cạnh tranh mạnh mẽ, sòng phẳng với các hãng
xe ngoại ngay trên thị trường Việt Nam (VN), mà còn đặt
mục tiêu lớn hơn là xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Bằng
chứng là vào tháng 11 vừa qua, hãng xe Việt đã có màn
chào sân khá ấn tượng tại thị trường Mỹ với hai mẫu SUV
chạy điện là VF e35 và VF e36.
Không riêng gì VinFast, trong bối cảnh dịch bệnh,
nhiều thương hiệu Việt vẫn tìm cách xuất ngoại. Chẳng
hạn, nhiều công ty Việt đã xuất khẩu mô hình quán cà phê
sang thị trường Mỹ, Dubai, Hàn Quốc… Đây là những thị
trường sôi động bậc nhất của thế giới, mà một khi chinh
phục được cà phê Việt sẽ hưởng lợi lớn.
Mang chuông đi đánh xứ người luôn là thách thức vô
cùng lớn và để thành công vẫn còn là một chặng đường
dài với nhiều rủi ro ở phía trước. Nhưng doanh nghiệp
Việt ngày càng tự tin bước ra khỏi “ao nhà” nhờ ý thức
được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa
vàng giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm, cũng như giá trị
doanh nghiệp. Họ coi phát triển thương hiệu như là chìa
khóa vàng để tiến bước trong các thị trường xuất khẩu
tiềm năng.
Điều này cũng giúp xóa tan đi hình ảnh sản phẩm Việt
vẫn ở trình độ thấp và chỉ biết gia công kiếm lời. Qua đó
còn quảng bá hình ảnh đất nước VN là quốc gia có hàng
hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức
cạnh tranh cho hàng Việt trên thị trường quốc tế.
Điển hình là trong những năm trở lại đây thứ hạng của
thương hiệu quốc gia VN liên tục được cải thiện và nằm
trong nhóm thương hiệu mạnh. Theo đánh giá của Tổ
chức Brand Finance, tổ chức tư vấn hàng đầu về định giá
thương hiệu quốc gia, trong bảng xếp hạng 100 thương
hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019, thương hiệu
quốc gia VN được định giá 247 tỉ USD và xếp hạng 42.
Không một người VN nào không kỳ vọng đến một lúc
nào đó sẽ có nhiều công ty VN ghi dấu ấn mạnh mẽ về
thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế, tương tự các
thương hiệu lớn trên thế giới. Vì như nhiều chuyên gia đã
nhận định, khi một doanh nghiệp có sản phẩm với thương
hiệu uy tín thì thương hiệu đó cũng sẽ được nâng cao và
khi một quốc gia có nhiều doanh nghiệp với thương hiệu
mạnh thì sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương
hiệu của một quốc gia.
Để làm được điều này đòi hỏi mỗi công ty phải luôn nỗ
lực, đam mê, sáng tạo để chủ động nắm bắt cơ hội và tích
cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Từ đó góp phần
tạo dựng hình ảnh VN là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ uy
tín, chất lượng tốt.
PHƯƠNG MINH
lý. Bởi làn sóng dịch COVID-19
tại VN đã tác động đến hành vi
khách hàng, trong đó rất nhiều
người chuyển sang mua mang về
thay vì ngồi tại quán. Điều này đã
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh
doanh của các cửa hàng cà phê.
“Đặc biệt, không quá khó để thấy
rằng niềm đammê kinh doanh, tinh
thần dám chấp nhận rủi ro là động
lực để các doanh nhân Việt dấn
thân vào thị trường quốc tế. Xuất
khẩu quán cà phê Việt ra thị trường
nước ngoài, mà một khi đã thành
công, nhất là tại thị trường Mỹ,
vốn dễ chấp nhận cái mới, một thị
trường tiêu dùng lớn sẽ giúp nâng
tầm thương hiệu. Qua đó đem lại
nguồn thu lớn cho các thương hiệu
Việt” - TS Stanley Yap chia sẻ.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng
rủi ro thâm nhập vào thị trường mới
rất cao, do đó để đạt được tính bền
vững trong kinh doanh ở thị trường
nước ngoài, các cửa hàng cà phê
Việt nên nghĩ cách thực hiện kế
hoạch tiếp thị chiến lược dài hạn.
“Đó là xây dựng chiến lược giá và
sản phẩm khác biệt với đối thủ cạnh
tranh. Thiết lập hình ảnh thương
hiệu quan trọng hơn nhiều so với
việc mở rộng thị trường bằng cách
đốt tiền” - ông Stanley Yap nói.•
Mô hình quán cà phê Việt bắt đầu tiến vào thị trườngMỹ. Ảnh: PM
Những nét độc đáo và
yếu tố văn hóa trong việc
thiết kế quán cà phê VN
cần được phát huy để
thu hút nhiều hơn nữa
những người yêu thích
cà phê thế hệ trẻ.
Điều chỉnh theo gu của khách hàng ngoại
Tự tinbước rakhỏi “aonhà”
Sổ tay
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook