294-2021 - page 13

13
HOÀNG LAN
N
gày 20-12, các bác sĩ
Bệnh viện (BV) Nhi
đồng 2 (TP.HCM) đã
thông tin về ca ghép gan lần
thứ 15. Đây là ca ghép gan
tự chủ
thành công đầu tiên
của BV với êkíp toàn bộ là y
bác sĩ của Việt Nam cùng sự
hỗ trợ phối hợp lấy gan của
BV ĐH Y Dược TP.HCM.
Không thể để
các bé ra đi do chờ
ghép gan
Theo TS-BS Phạm Ngọc
Thạch, Phó Giám đốc BV
Nhi đồng 2, ghép gan cho
trẻ em là kỹ thuật khó, 14 ca
trước BV đều phối hợp với
chuyên gia từ Bỉ thực hiện.
Trong hai năm qua, do ảnh
hưởng của dịch COVID-19,
việc phối hợp này bị gián
đoạn, liên hệ với các đối tác
khác gặp nhiều khó khăn.
Chứng kiến một số bé ra đi
do chờ ghép gan, các bác
sĩ BV Nhi đồng 2 đã quyết
định hợp tác với BV ĐH Y
Dược TP.HCM để thực hiện
ghép gan cho các bé. Sau ba
ca ghép, hai ca thành công,
BV Nhi đồng 2 đã tự chủ
trong vấn đề ghép gan cho
bệnh nhi.
Ca ghép gan thứ 15 là bé gái
HGH (bảy tuổi) bị teo đường
mật, đã phẫu thuật lúc hai
tháng tuổi tại BVNhi đồng 2.
Sau mổ, em nhập viện nhiều
lần vì nhiễm trùng đường
mật, gan xơ, lách rất to gây
cường lách. Năm 2020, em
xuất huyết tiêu hóa, ói và đi
tiêu ra máu, suy dinh dưỡng,
chức năng gan xấu...
Người cho gan là cha ruột
của bé. Ca ghép gan được
thực hiện ngày 1-12 và kéo
dài 12 tiếng đồng hồ. GS
Trần ĐôngA, cố vấn chuyên
môn BVNhi đồng 2, cho biết
ghép gan là kỹ thuật ghép
tạng khó nhất. Trong ghép
gan, các bác sĩ lo ngại nhất là
mạch máu sau khi ghép gan
không thông. “Mạch máu hai
phân thùy gan của em bé nhỏ
như cây tăm, khi nối rất dễ
bị tắc. Mỗi ngày, khoa chẩn
đoán hình ảnh phải làm siêu
âm, đo vận tốc máu qua chỗ
ghép và xem đường mật có
giãn không, trong 15 ca ghép
có mấy ca đường mật bị sút
ra nối lại rất khó khăn” - GS
Đông A dẫn chứng. 
TS-BS Trần Thanh Trí,
Trưởng Khoa gan mật tụy
và ghép gan, BV Nhi đồng
2, chia sẻ tổng trạng của bé
gái trước khi ghép gan rất
xấu, cuộc phẫu thuật cũng
gặp nhiều khó khăn nhưng
may mắn là kết thúc thuận
lợi. “Gan của bé dính vào cơ
hoành và các cơ quan lân cận
nhiều nên việc lấy cơ quan bị
bệnh ra gặp nhiều khó khăn
và mất nhiều thời gian” - BS
Trí nêu.
Sau mổ một tuần, cha bé
đã xuất viện và hai tuần sau
ghép, bé đi lại, chức năng gan
bình thường.
Giấc mơ trùng hợp
ChịNguyễnThị Lộc (mẹbé)
chia sẻ gia đình có ba người
con, bé đầu học lớp 7, bé nhỏ
nhất mới hai tuổi, bé H là
con giữa. Gia đình thuê nhà
trọ để ở và bán tạp hóa nhỏ
ở huyện Nhà Bè (TP.HCM),
chồng chị làmnghề chở hàng,
kinh tế bấp bênh.
Bé H bị teo đường mật
Các bác sĩ tiến hành ghép gan cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Ngày 20-12, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế có văn bản
khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, TP; Viện Kiểm nghiệm thuốc
trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM đề nghị
tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc.
Theo Cục Quản lý dược, dịch COVID-19 đang diễn
biến phức tạp. Để ứng phó linh hoạt trong điều trị bệnh
nhân COVID-19, Bộ Y tế đang tiếp tục xem xét, phê
duyệt các thuốc và phác đồ điều trị nhằm đáp ứng kịp thời
nhu cầu phòng chống dịch.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời đảm
bảo việc cung ứng đủ thuốc chất lượng, an toàn, hiệu quả
phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh, Cục Quản lý
dược đề nghị 63 Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trên
địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc
trên thị trường trong giai đoạn dịch COVID-19.
Cục đề nghị các sở Y tế chú trọng chỉ đạo trung tâm
kiểm nghiệm, thanh tra Sở Y tế tăng cường hoạt động
kiểm tra hậu mại, lấy mẫu, kiểm tra, giám sát chất lượng
thuốc sử dụng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại các
cơ sở sản xuất, phân phối và cơ sở khám chữa bệnh trên
địa bàn.
Cục Quản lý dược đề nghị Viện Kiểm nghiệm thuốc
trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM xây dựng
kế hoạch, tăng cường việc lấy mẫu, kiểm tra chất lượng
thuốc lưu hành trên thị trường, chú trọng việc lấy mẫu
đối với các thuốc thuộc danh mục thuốc kháng virus
trong điều trị COVID-19 bao gồm các thuốc chứa hoạt
chất Molnupiravir, Favipiravir, Remdesivir... sử dụng
trong các chương trình nghiên cứu, thử thuốc trên lâm
sàng trong điều trị COVID-19 theo các phác đồ của Bộ Y
tế phê duyệt.
Riêng với thuốc Molnupiravir, Bộ Y tế cho biết từ
giữa tháng 8 đến nay đã phân bổ 300.000 liều cho 46 địa
phương để triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm
soát thuốc này với F0 thể nhẹ tại cộng đồng. Nhiều địa
phương (như Hà Nội, TP.HCM) đưa Molnupiravir vào gói
thuốc C, áp dụng với bệnh nhân COVID-19 điều trị tại
nhà từ 18 tuổi trở lên.
Trước đó, hồi cuối tháng 9-2021, Cục Quản lý dược
cũng phát đi cảnh báo tình trạng các loại thuốc như kháng
virus, trong đó có Molnupiravir được quảng cáo điều trị
COVID-19 trái phép trên mạng xã hội, rao bán với giá vài
triệu đồng một hộp.
Cục Quản lý dược đề nghị “phải xử lý nghiêm hành
vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh lưu hành thuốc
điều trị COVID-19 nói chung và thuốc có dược
chất Molnupiravir nói riêng vì ảnh hưởng lớn đến công tác
phòng, điều trị bệnh”.
Molnupiravir là thuốc kháng virus, hiện được Bộ Y
tế cấp phát miễn phí cho F0 điều trị tại nhà. Thuốc hiện
trong quá trình thử nghiệm, chưa được bán trên thị trường.
TN
Đời sống xã hội -
ThứBa21-12-2021
Bé gái mơ thấy
cha lấy“tiênđan”
cứu mình
Chi phí ghép gan quá lớn khiến cha mẹ bé gái có
lúc chùn bước trên hành trình chạy chữa cho con,
nhưng giấc mơ của con khiến người làm cha mẹ lấy
lại quyết tâm.
bẩm sinh từ khi chưa sinh
ra và phẫu thuật lúc còn
nhỏ xíu. Cuộc sống êm đềm
chẳng kéo dài lâu khi đến
năm bốn tuổi, bệnh của bé
tái phát và chỉ còn giải pháp
ghép gan mới giữ được tính
mạng nhưng chi phí rất lớn.
Hai vợ chồng có lúc tính
bỏ cuộc vì cuộc sống quá
khó khăn, bảy năm không
thể lo nổi chi phí ghép gan
cho con. Nhưng kỳ lạ, bé H
lại có một giấc mơ trùng hợp.
“Con kể với tôi con nằm ngủ,
con mơ thấy ba, ba lấy tiên
đơn trong người ra tặng cho
con, con thấy khỏe mạnh và
hết bệnh” - chị Lộc không
cầm được nước mắt kể lại.
Nhìn thấy niềm ham sống
mãnh liệt của con, hai vợ
chồng đã cố gắng xoay xở
bằng mọi cách vay mượn
được 300 triệu đồng để lo
cho con. Ban đầu, chị Lộc
tính cho con gan nhưng nhóm
máu không tương thích và
có bệnh lý. Do đó, chồng chị
dù là lao động chính của gia
đình nhưng phải chấp nhận
nghỉ việc một thời gian để
cho con gan. Ngoài ra, do
căn nhà trọ không đảm bảo
vệ sinh để chăm sóc hậu
phẫu, chị Lộc tính phải bỏ
ra thêm một khoản để sửa
sang lại để con dưỡng bệnh.
Thấp thỏm với khoản nợ lớn
nhưng nhìn thấy con dần
khỏe mạnh trở lại, anh chị
không hối hận về chọn lựa
của mình.•
BộY tế: Tăng cườngkiểmtra chất lượng thuốc điều trị COVID-19
Đây là ca ghép gan
tự chủ thành công
đầu tiên của BV
với êkíp toàn bộ là
y bác sĩ của Việt
Nam cùng sự hỗ trợ
phối hợp lấy gan
của BV ĐH Y Dược
TP.HCM.
Thuốcđiều trị COVID-19được raobánđủmọi giá trênmạngxãhội.
Ảnh: N.YÊN
Theo GS Trần Đông A, chi phí cho mỗi ca
ghép gan ở trẻ emrất cao, 400-500 triệu đồng
trong khi đa phần gia đình các bé đều khó
khăn. Không chỉ vậy, chi phí theo dõi hậu
phẫu, chống thải ghép ở giai đoạn đầu sau
ghép gan cũng khá tốn kém.
Ông và các đồng nghiệp rất xót xa khi
chứng kiến nhiều trường hợp bị teo đường
mật bẩm sinh, suy gan giai đoạn cuối đã ra đi
khi không có người cho gan hoặc không có
điều kiện để ghép. GS Đông A kêu gọi nguồn
lực hỗ trợ cho các ca ghépgan trẻ em, đặc biệt
là gia đình bé H.
Trong thời gian chờ kiến nghị thành lập
nguồn quỹ giúp đỡ những trường hợp khó
khăn khi ghép tạng được thông qua. Được
biết BV Nhi đồng 2 hiện đang có khoảng 200
trẻ em chờ ghép gan.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook