294-2021 - page 5

5
đã thông tin, C03 vừa bắt tạm
giambảy bị can về tội vi phạm
quy định về đấu thầu gây hậu
quả nghiêm trọng, trong đó
công an xác định ông Phạm
Duy Tuyến, giám đốc Trung
tâmKiểmsoát bệnh tật (CDC)
tỉnh Hải Dương, nhận gần 30
tỉ đồng “hoa hồng” do Công
ty Việt Á chi trả khi mua kit
test của công ty này.
Hiện Cơ quan CSĐT Bộ
Công an đang mở rộng điều
tra vụ án.•
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
Quảng Ngãi, cho biết đơn vị
có mua bộ kit test của Công
ty Việt Á ba đợt, khoảng 5 tỉ
đồng và cho hay là mua theo
đúng quy trình.
Cùng ngày, lãnh đạo Sở Y
tế tỉnh LongAn cho biết qua
rà soát, có bốn đơn vị trong
tỉnh đã mua kit test của công
ty này.
Cụ thể, bốn đơn vị gồm:
Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh LongAn (CDC Long
An), BV đa khoa Long An,
BV đa khoa khu vực Hậu
Nghĩa và BV đa khoa khu
vực Cần Giuộc.
Việc mua kit test bằng hình
thức chỉ định thầu rút gọn
theo quy định mua sắm trong
tình huống khẩn cấp và SởY
tế tỉnh Long An trực tiếp chỉ
đạo các cơ quan chức năng rà
soát, làm rõ các hồ sơ, trong
đó có việc mua kit test của
Công ty Việt Á.
“Trong quá trình mua sắm,
các đơn vị đã xây dựng kế
hoạchmua kit test COVID-19
dựa vào khung giá của BộYtế
đã được công bố trên hệ thống
mạng đấu thầu, có sự kiểm tra,
thẩmđịnh của cơ quan chuyên
mônđịaphương trướckhi trình
UBND tỉnh” - lãnh đạo Sở Y
tế tỉnh Long An nói.
Hiện Nghệ An, Đồng Nai
và nhiều tỉnh khác cũng đang
cho rà soát việc mua sắm
trang thiết bị y tế trong phòng
chống dịch, trong đó có việc
mua kit test.
Như
Pháp Luật TP.HCM
Thời sự -
ThứBa21-12-2021
WHOkhôngchấpnhậnkittestcủaViệtÁ
Ngày26-4-2020, trangwebcủaBộKH&CNra thôngbáo:“Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) đã đánh giá bộ kit LightPower iVA
SARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit do Công ty cổ phần Công nghệ
Việt Á sản xuất theo Quy trình Danh sách Sử dụng Khẩn cấp
(EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00”. Tuy nhiên, theo các
tài liệu công bố công khai của WHO, bộ kit xét nghiệm của
Công ty Việt Á sản xuất không được tổ chức này phê duyệt.
Trên thực tế, từ tháng 4 đến tháng 7-2020, WHO liên tiếp
phê duyệt các bộ xét nghiệm của một số quốc gia vào danh
mục khẩn cấp, song sản phẩmcủa Công tyViệt Á vẫn không
nằm trong danh sách này. Đến ngày 20-10-2020, báo cáo
công khai vềđánhgiá sửdụng khẩn cấp củaWHOchính thức
kết luận bộ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á là“Not
Accepted”(không được chấp nhận).
Cũng trongvănbảnnày,WHOkhẳngđịnh:“LightPower iVA
SARS-CoV-21stRT-rPCRKitvớimãsảnphẩmVA.A02-055H,sản
xuất bởi Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á, 372A/8 Hồ Văn
Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam không
đủ điều kiện tham gia chương trình mua sắm củaWHO”.
Theo báo cáo, để đủ điều kiện thamgia chương trìnhmua
sắm củaWHO, Công ty Việt Á được yêu cầu cung cấp thông
tin cập nhật về tình trạng của hệ thống quản lý chất lượng.
Tuy nhiên, sau khi xem xét tài liệu do Công ty Việt Á đệ
trình, WHO kết luận các thông tin này không phải là bằng
chứng đầy đủ về việc tuân thủ ISO 13485:2016Trang thiết bị
y tế - Hệ thống quản lý chất lượng - Yêu cầu đối với các mục
đích quy định và các yêu cầu được mô tả trong “hướng dẫn
về yêu cầu nộp: Chẩn đoán trong ống nghiệm (IVDS) phát
hiện axit nucleic SARS-CoV-2, PQDX 347”.
Mới đây nhất, theo bản cập nhật ngày 10-12-2021, sản
phẩmcủaCông tyViệt Ácó tên trongdanh sách“SARS-CoV-2
IVDS: Sảnphẩmkhôngđược chấp thuận theoquy trìnhđánh
giá sử dụng khẩn cấp (EUL)”. Văn bản này được đăng tải trên
website chính thức củaWHO.
Bộ kit xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất bị liệt vào
mục “Các ứng dụng đã được đánh giá và không đáp ứng
được các bằng chứng, tài liệu cần thiết về độ an toàn, hiệu
suất và/hoặc hệ thống quản lý chất lượng - xét nghiệm acid
nucleic SARS-CoV-2”...
KHÁNH NHƯ
TP.HCMchỉ đạo kiểmtra
việc mua bán kit test
UBNDTP.HCMvừacóvănbản
gửi SởY tế,Thanh traTP về việc
tăng cường kiểm tra việc nhập
khẩu, kinhdoanh,mua sắmcác
loại kit test xét nghiệm, đồng
thời rà soát quy trình, thủ tục
mua sắm, chất lượng, giá, tư
cách pháp nhân… theo đúng
quy định củapháp luật.Trường
hợpphát hiện códấuhiệuhình
sự, thammưuUBNDTP chuyển
hồ sơ sang Công anTP để xử lý
theo quy định.
Tiêu điểm
T.LÂM-B.AN-Đ.HÀ
L
iên quan vụ án Công ty cổ
phần Công nghệ Việt Á
(Công ty Việt Á) bán kit
test Bộ Công an đang điều
tra, ngày 20-12, nhiều địa
phương thông tin về việc mua
sản phẩm của công ty này.
Trưa 20-12, SởY tế TPHà
Nội cho biết đã rà soát, cho
thấy Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật TP Hà Nội (CDC
Hà Nội) không mua bộ kit
test xét nghiệm COVID-19
của công ty này.
Sở Y tế TP Hà Nội đã có
văn bản gửi các đơn vị trong
ngành để rà soát, báo cáo,
tổng hợp việc mua sắm hóa
chất, sinh phẩm xét nghiệm
phục vụ công tác phòng
chống dịch.
Tương tự, tại cuộc họp
báo chiều 20-12, lãnh đạo
Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật TP.HCM (HCDC) cũng
khẳng định không mua kit
test nhanh của Công ty Việt
Á vì giá chào bán quá cao.
Đốivớicâuhỏi:NgoàiHCDC
khôngmua kit xét nghiệmcủa
Công ty Việt Á thì các đơn vị
y tế khác ở TP.HCM có mua
hay không? Ông Phạm Đức
Hải, Phó Trưởng Ban chỉ đạo
phòng chống dịch COVID-19
TP.HCM, người chủ trì buổi
họp báo, hẹn PV sẽ trả lời
vào thứ Năm tuần này.
Tương tự, giám đốc Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
Quảng Nam cũng cho hay
đơn vị không mua kit test
của Công ty Việt Á.
Tại Quảng Ngãi, ông Hồ
Minh Nên, Giám đốc Trung
Nhiều tỉnh, thành
đang cho rà soát
việc mua sắm trang
thiết bị y tế trong
phòng chống dịch,
trong đó có việc mua
kit test của Việt Á.
Nơi sản xuất của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á tại BìnhDương và địa chỉ liên lạc của công ty
tại 134/3DĐàoDuy Anh, phường 9, quận PhúNhuận
(ảnh nhỏ).
Ảnh: L.ÁNH - N.YÊN
Liên quan vụ án xảy ra
tại Công ty Việt Á, nhiều
câu hỏi được dư luận đặt ra
và cần được cơ quan chức
năng làm rõ.
1. Vì sao Công ty Việt Á
được chọn cung cấp bộ kit
xét nghiệm COVID-19 ở
hầu hết các địa phương trên cả nước (62/63 tỉnh, thành
- gần như độc quyền) khi áp dụng cơ chế chỉ định thầu?
Việc chi hoa hồng khủng tới 20% đã được phát hiện ở CDC
Hải Dương (giám đốc CDC Hải Dương nhận gần 30 tỉ
đồng) liệu có phải là một trong những lý do?
Ai cũng biết việc một doanh nghiệp tạo dựng được vị
thế “gần như là độc quyền” như Việt Á thật sự không dễ
dàng. Liệu có thế lực nào đứng sau tiếp tay, trải đường
cho Việt Á chiếm lĩnh vị thế “độc quyền” này để bắt tay
nhau trục lợi trên tính mạng và tài sản của nhân dân hay
không?
2. Năng lực sản xuất kit xét nghiệm của Công ty Việt
Á thực sự ra sao?
Theo điều tra ban đầu của Bộ Công
an, Việt Á đã cung ứng các bộ kit xét nghiệm COVID-19
cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác
của 62 tỉnh, TP trên cả nước với doanh thu khổng lồ: Gần
4.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, những ngày qua, nhiều cơ quan
báo chí đã tìm đến nơi đặt nhà xưởng/văn phòng của công
ty này thì thấy quy mô sản xuất không tương xứng, từ đó
dấy lên nghi vấn về nguồn gốc/xuất xứ của những bộ kit
xét nghiệm dán nhãn Công ty Việt Á sản xuất. Đây là điều
mà cơ quan chức năng cần tiếp tục điều tra làm rõ để có
câu trả lời minh bạch trước dư luận.
3. Trách nhiệm của Bộ Y tế đến đâu trong đại án này?
Tháng 4-2020, Bộ Y tế với tư cách bộ quản lý chuyên
ngành đã cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit
xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á - bộ kit made in
Vietnam đầu tiên được cấp phép. Bộ Y tế cũng là cơ quan
thực hiện việc công bố/cập nhật công khai giá bộ kit xét
nghiệm (trong đó bộ kit của Việt Á được Bộ Y tế giới thiệu
giá 470.000 đồng/kit). Đây là cơ sở để nhiều địa phương
tham chiếu khi mua hàng của Việt Á.
Tuy nhiên đến nay, theo điều tra ban đầu của Bộ Công
an, Việt Á đã có hành vi “nâng khống giá thiết bị, chi phí
nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác
định giá bán là 470.000 đồng/kit”. Vậy trách nhiệm của Bộ
Y tế như thế nào trong vấn đề này khi chính bộ đã giới thiệu
cho các địa phương cũng với mức giá này, hay cứ để mặc
doanh nghiệp kê giá trên trời và “chúng tôi vô can”?
4. Bộ KH&CN chịu trách nhiệm gì khi cung cấp thông
tin “WHO chấp thuận”?
Đối với Bộ KH&CN, tháng 4-2020, bộ này đã gửi thông
cáo báo chí, phát ngôn chính thức tại các cuộc họp và
đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của bộ về
bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất (là
bộ kit của Công ty Việt Á - NV) được Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) chấp thuận. Tuy nhiên, thông tin đến thời
điểm này cho biết WHO chưa từng chấp thuận bộ kit xét
nghiệm của Việt Á như nội dung Bộ KH&CN công bố.
Đường link chứa nội dung “WHO chấp thuận” cũng đã
không tìm thấy trên website của Bộ KH&CN vào thời
điểm này. Như vậy, Bộ KH&CN sẽ trả lời trước dư luận
ra sao về sự “nhầm lẫn” trên và chịu trách nhiệm gì khi
cung cấp thông tin “WHO chấp thuận”?
Những câu hỏi và nghi vấn này, dư luận trông chờ câu
trả lời sẽ sớm được trả lời từ sự sáng suốt, công tâm và
trách nhiệm của Bộ Công an!
THANH HOA
Vụ mua kit test của Việt Á:
Nhiều địa phương đang rà soát
Từtháng4đếntháng7-2020,WHOphêduyệtcácbộxétnghiệmcủanhiềuquốcgianhưngkhôngcósảnphẩmcủaViệtÁ.
(Tiếp theo trang 1)
Có thế lực nào trải đường choViệt Áhay không?
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook