294-2021 - page 9

9
Tránh các rủi ro về lừa đảo, mua đất quy hoạch
Anh Nguyễn Văn Trí (phường 12, TP Vũng Tàu) cho hay trước đây, khi
cần biết về quy hoạch SDĐ của một lô đất, anh đều phải trực tiếp đến địa
phương hoặc các đơn vị của ngành TN&MT để hỏi. Nhưng hiện nay, anh
có thể đến trực tiếp tại lô đất, sử dụng điện thoại di động có kết nối mạng,
truy cập vào website hoặc ứng dụng do Sở TN&MT cung cấp là có thể có
những thông tin ban đầu. Người bán đất đưa GCNQSDĐ phôtô, anh cũng
có thể dễ dàng nhập số để tra cứu.
“Lĩnh vực đất đai, xây dựng được người dân, DN quan tâm và cần biết
nhiều. Việc minh bạch, công khai những thông tin này theo tôi là rất cần
thiết. Nó giúp cho người dân tiết kiệm thời gian, tránh các rủi ro về lừa đảo,
mua đất quy hoạch…” - anh Trí nhận xét.
là ứng dụng được tích hợp, hoàn
chỉnh các ứng dụng trước đó là quy
hoạch SDĐ; tra cứu GCNQSDĐ.
Đến nay, sau thời gian thử nghiệm,
ứng dụng đã hoạt động ổn định,
nhất là trên hệ điều hành iOS, thu
hút lượt tải, truy cập thông tin
ngày một nhiều.
Ngoài ra, phần mềm trên nền
website có tên đấu giá đất công
cũng được đưa vào vận hành. Khi
truy cập, cá nhân, tổ chức có thể
đọc thông tin đầy đủ của các khu
đất được đưa ra đấu giá nhanh
chóng, chính xác.
Thuận lợi cho người dân,
doanh nghiệp và Nhà nước
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Phạm Huỳnh Quang Hiếu,
Giám đốc Trung tâm Công nghệ
thông tin TN&MT, Sở TN&MT
tỉnh, chia sẻ: “Trong bối cảnh xu
hướng chuyển đổi số như hiện
nay thì sự quan tâm, chỉ đạo của
tỉnh, lãnh đạo sở đối với việc phát
triển các ứng dụng trong ngành
TN&MT tỉnh là điều rất đúng
đắn. Khi bắt tay vào xây dựng các
ứng dụng gặp khá nhiều khó khăn
như dữ liệu chưa được chuẩn hóa
đưa lên môi trường mạng; hạ tầng
công nghệ chưa đáp ứng được
yêu cầu, nhân lực thiếu, phải mất
nhiều thời gian chuẩn hóa cơ sở
dữ liệu… Tuy nhiên, lãnh đạo sở
và tỉnh rất quan tâm, kịp thời gỡ
vướng cùng sự phối hợp của các
đơn vị nên ứng dụng ngày càng
hoàn thiện”.
Theo ông Hiếu, các ứng dụng
giúp người dân, DN dễ dàng tiếp
cận thông tin về thửa đất theo nhu
cầu; giảm thiểu rủi ro khi giao dịch,
không cần phải thực hiện TTHC
khai thác thông tin tại bộ phận một
cửa… Còn với cơ quan nhà nước,
địa phương, các ứng dụng giúp
công tác quản lý thông tin đất đai
thuận lợi, nhanh chóng, không phụ
thuộc vào hồ sơ giấy lưu trữ; tăng
năng suất làm việc của cán bộ, công
chức, viên chức...
Ông Nguyễn Văn Hải, Giám
đốc Sở TN&MT tỉnh, thông tin
thêm, trong năm 2021, sở đã triển
khai cung cấp dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3, 4 để giải quyết
TRÙNGKHÁNH
T
hời gian qua, tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu luôn xác định một trong
các giải pháp đẩy mạnh công
tác cải cách thủ tục hành chính
(TTHC) hiệu quả chính là thực
hiện quyết liệt chương trình chuyển
đổi số, ứng dụng công nghệ thông
tin. Một trong các ngành đã, đang
thực hiện tốt công tác này là tài
nguyên và môi trường (TN&MT).
Với sự ra đời của nhiều phần mềm
ứng dụng trên thiết bị di động và
website cung cấp, tra cứu thông
tin về đất đai, quy hoạch sử dụng
đất (SDĐ) được người dân, doanh
nghiệp (DN) đón nhận.
Nhiều app mang thương
hiệu riêng của Sở TN&MT
Trước đây, khi công nghệ thông
tin chưa được ứng dụng nhiều vào
hoạt động của ngành TN&MT thì
việc người dân, DN tiếp cận thông
tin về đất đai, quy hoạch SDĐ khá
hạn chế… Từ năm 2018 trở lại
đây, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có
những “đặt hàng” với Sở TN&MT
để tìm ra giải pháp cải cách TTHC
thiết thực, hiệu quả, nâng cao chỉ
số thành phần tiếp cận đất đai của
tỉnh. Lãnh đạo sở đã cùng ngồi
lại, đánh giá và giao nhiệm vụ cho
các đơn vị trực thuộc sở phối hợp,
nghiên cứu.
Từ cuối năm 2019 đến nay, sở
đã xây dựng, công bố nhiều ứng
dụng web trên cổng thông tin điện
tử của sở, ứng dụng trên thiết bị
di động mobile phục vụ công tác
quản lý cũng như nhu cầu khai
thác, sử dụng thông tin của cá
nhân, tổ chức như: Ứng dụng tra
cứu thông tin giấy chứng nhận
quyền (GCNQ) SDĐ; quy hoạch
SDĐ; khai thác, quản lý đất công;
thông tin các khu đất công đấu giá
trên nền web; quản lý đất đai trên
nền website và mobile.
Đến giữa năm 2021, Sở TN&MT
tiếp tục cho ra mắt ứng dụng sổ
tay quản lý đất đai trên thiết bị
di động với tên gọi iLand. Đây
SởTN&MTđãxâydựng,côngbốnhiềuứngdụngwebtrêncổngthôngtinđiệntử
củasở,ứngdụngtrênthiếtbịdiđộngmobile.Ảnh:TRÙNGKHÁNH
Ứngdụngtrênwebsitevềquảnlý,tracứuđấtcôngcủaSởTN&MTtỉnh
BàRịa-VũngTàu.Ảnh:TRÙNGKHÁNH
Bà Rịa-Vũng Tàu áp dụng
nhiều công nghệ để quản lý đất đai
Người dân, doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu thông tin đất đai; danh sách các khu đất công, đất công
được đưa ra đấu giá sau vài thao tác trênmáy tính hoặc điện thoại di động…
100% TTHC thuộc thẩm quyền
giải quyết của sở trên cổng dịch
vụ công của tỉnh. Sở cũng chia sẻ
dữ liệu địa chính với Sở Xây dựng
bằng dịch vụ chia sẻ dữ liệu phục
vụ cho công bố quy hoạch chi tiết
xây dựng (thực hiện thí điểm cho
TP Bà Rịa); kết nối, chia sẻ dữ liệu
đất đai với cơ sở dữ liệu đất đai
quốc gia; cung cấp tài khoản truy
cập cơ sở dữ liệu đất đai thông qua
website, app cho tất cả xã, huyện,
thị xã, TP để phục vụ công tác
quản lý ở địa phương.
Song song đó, sở cũng đã xây dựng
kế hoạch tiếp tục tập trung triển khai
cải cách hành chính và chuyển đổi
số. Điều này góp phần nâng cao năng
lực chỉ số thành phần tiếp cận đất đai,
năng lực cạnh tranh, cải thiện môi
trường đầu tư của tỉnh…•
Đề nghị Đồng Tháp bàn giao mặt bằng dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Tháp đề
nghị địa phương này khẩn trương bàn giao mặt bằng để nhà
thầu thực hiện xây dựng dự án đường cao tốc Mỹ Thuận -
Cần Thơ.
Theo Bộ GTVT, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc
Mỹ Thuận - Cần Thơ được triển khai cắm cọc giải phóng
mặt bằng và bàn giao cho huyện Châu Thành thực hiện
công tác này từ tháng 5-2020. Đến nay, đoạn qua địa bàn
tỉnh Đồng Tháp đã bàn giao mặt bằng cho dự án được
10,29/10,44 km (đạt 98,6%). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại 18
hộ dân và một số công trình trên tuyến chưa được di dời để
bàn giao cho nhà thầu thi công.
Bộ GTVT cho rằng việc chậm bàn giao mặt bằng sẽ ảnh
hưởng đến tiến độ dự án và kết quả giải ngân vốn đầu tư
công năm 2021 của Bộ GTVT nói riêng và của cả nước nói
chung.
Do đó, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Đồng Tháp quan
tâm chỉ đạo UBND các cấp tập trung, giải quyết dứt điểm
các tồn tại, vướng mắc và thực hiện bàn giao mặt bằng
trước ngày 25-12.
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ khởi công đầu năm 2021.
Trong gần 23 km toàn tuyến, hơn 10 km đi qua Đồng Tháp,
còn lại trên địa bàn Vĩnh Long. Điểm đầu dự án nằm tại
phường Tân Hòa, TP Vĩnh Long, điểm cuối tại nút giao cầu
Chà Và, kết nối quốc lộ 1, thuộc xã Thuận An, thị xã Bình
Minh.
Vận tốc thiết kế tuyến 100 km/giờ với quy mô giai đoạn
1 có bốn làn xe, giai đoạn hoàn thiện là sáu làn xe. Tổng
mức đầu tư hơn 4.826 tỉ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách
nhà nước. Thời gian thi công dự kiến 24 tháng, cơ bản hoàn
thành vào năm 2022, đưa vào sử dụng năm 2023.
Khi hoàn thành, kết nối tuyến TP.HCM - Trung Lương -
Mỹ Thuận, thời gian từ TP.HCM về Cần Thơ chỉ còn 2 giờ
thay vì 3-4 giờ như hiện nay, góp phần giảm áp lực giao
thông trên quốc lộ 1, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
miền Tây.
VIẾT LONG
Ngồi nhà tra thông tin
các khu đất công
Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương tiên
phongvà thực hiệnđượcdựánquản lý,
khai thác quỹ đất công. Dự ánđã thống
kê, xác định diện tích, vị trí, thực trạng
quản lý các khu đất công trên địa bàn
tỉnh. Dữ liệudự ánđược SởTN&MT bàn
giao cho các địa phương theo dõi, cập
nhật bổ sung, quản lý, lập phương án
khai thác quỹ đất công nhằmphát huy
tối đa hiệu quả SDĐ, qua đó tạo quỹ
đất sạch phục vụ nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội.
Tiêu điểm
Đến giữa năm 2021,
Sở TN&MT tiếp tục cho
ra mắt ứng dụng sổ tay
quản lý đất đai trên thiết
bị di động với tên gọi
iLand.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook