298-2021 - page 13

13
HOÀNG LAN
S
áng 24-12, các bác sĩ,
điều dưỡng Bệnh viện
(BV)Nhi đồngThànhphố
(TP.HCM) quyến luyến chia
tay cậu bé Lê Minh Phong
(15 tuổi) sau thời gian gần
hai tháng điều trị COVID-19
ròng rã tại BV.
Trước khi ra về, cậu bé
tặng các y bác sĩ những chú
lân nhỏ ngộ nghĩnh làm quà
lưu niệm và hẹn ngày sẽ vào
lại BV cùng đội múa lân của
anh trai biểu diễn lân sư rồng
cho BV xem.
Phong là một trong những
bệnh nhi mắc COVID-19 rất
nặng do có thể trạng dư cân
(bé nặng 120 kg) và tưởng
chừng đã không qua khỏi.
Hoàn cảnh cậu bé Phong gây
xót xa khi cha mất sớm, để
lại mẹ với bốn người con.
Mẹ em ở nhà làm đèn cầy
cúng bán cho một ngôi chùa
nhỏ những ngày rằm. Học
xong tiểu học, em đã nghỉ
học để phụ mẹ bươn chải.
Cảm động vì lòng hiếu thảo
của em, chủ xưởng sắt đã
nhận em vào làm. Ngoài ra,
vào những dịp lễ hội, em
thường theo anh trai tham
gia đội múa lân.
TS-BSTrươngQuangĐịnh,
Giám đốc BV, nhớ lại những
ngày đầu nhập viện, BV đã
nhận thấy tiềm tàng nguy
cơ chuyển nặng của Phong.
Điều lo ngại thành sự thật
khi chỉ sau vài ngày, Phong
lâm vào tình trạng nguy kịch,
phải áp dụng các biện pháp
hồi sức nâng cao đặc biệt.
Phong được xuất viện là món
quà đặc biệt nhất mà các y
bác sĩ BV nhận được trong
mùa Giáng sinh này. “Bé
bình an xuất viện là một kỳ
công mà thật sự êkíp chúng
tôi không ngờ tới, cứ tưởng
như một giấc mơ” - BS Định
xúc động nói.
Nỗ lực giành giật sự sống
chobệnhnhi,BSCKIINguyễn
Minh Tiến, Phó Giám đốc
BV Nhi đồng Thành phố,
đánh giá tình trạng của bé
Phong không khác gì viên
phi công người Anh. Cơ hội
sống của Phong rất mong
manh khi 90% phổi bị tổn
thương nặng, virus nằm
trong mô mỡ bé liên tục
gây phóng thích cytokine
gây ra cơn bão cytokine (hệ
miễn dịch của cơ thể phản
ứng quá mức, giải phóng ồ
ạt cytokine gây viêm tổn hại
đa cơ quan). Ngoài phải chạy
ECMO 26 ngày, bé còn phải
trải qua bốn lần lọc máu liên
Tiêu điểm
BS CKII Lê Vũ
Phượng Thy chia sẻ
rằng Phong rất hiểu
chuyện, chịu khó
phối hợp nhấc tay,
nghiêng người khi
tỉnh lại.
Chi phí điều trị
hơn 1,1 tỉ đồng
Theo BV, tổng chi phí điều trị
của bệnh nhi lên đến hơn 1,1 tỉ
đồng nhưng chủ yếu đã được
nguồn ngân sách, BHYT chi trả
cùng sự hỗ trợ của các mạnh
thường quân đã giúp gia đình
vơi bớt gánh nặng.
Bé trai 120 kg
xuất viện: Món
quà Giáng sinh
đặc biệt nhất
“Bé Phong bình an xuất viện làmột kỳ côngmà
thật sự êkíp chúng tôi không ngờ tới, cứ tưởng như
một giấcmơ” - BSTrươngQuangĐịnh xúc động nói.
Cùng với đó, các già làng, trưởng bản,
thanh niên, phụ nữ, thầy cô giáo cần phải
nắm rõ, nhận biết từng trẻ em gái có biểu
hiện tảo hôn để sớm có biện pháp ngăn chặn
ngay bằng việc chia sẻ, nắm bắt tâm lý, động
viên, thậm chí hỗ trợ về kinh tế để làm thay
đổi suy nghĩ của các em.
Những cán bộ tham gia trực tiếp tuyên
truyền giảm thiểu tảo hôn cần được tập huấn
các kỹ năng, kiến thức cơ bản hôn nhân gia
đình, pháp luật để từ đó tư vấn cho cha mẹ,
trẻ em gái nhận biết được nguy hại của tảo
hôn gây ra những hệ lụy, bà Sa đề xuất.
Trưởng phòng Dân tộc huyện Mường Lát
- bà Trương Thị Huyên cho rằng tình trạng
tảo hôn đã ngấm sâu vào một bộ phận người
H'Mông ở vùng biên này. Tuy nhiên, theo
bà Huyên, thời điểm này cần phải thực hiện
nhiều giải pháp cấp thiết cụ thể, thiết thực.
Một là phải thực thi nghiêm các quy định
pháp luật về công tác phòng chống tảo hôn.
Qua đó xử lý nghiêm trường hợp vi phạm
pháp luật về hôn nhân, gia đình và xem là
biện pháp quan trọng làm giảm bớt nạn tảo
hôn hiện nay.
Hai là, thực hiện ngay việc
thi đua, khen thưởng đối với
cán bộ làm tốt công tác tuyên
truyền, vận động phòng chống
tảo hôn, hôn nhân cận huyết
thống ở làng bản, xã giảm thiểu
các cặp đôi tảo hôn.
Ba là, cần đảmbảo chi phí hỗ
trợ cho các hoạt động tư vấn,
trợ giúp pháp lý tại cộng đồng
và lưu động tại thôn bản cho
cả các bậc cha mẹ đang có con
trong độ tuổi vị thành niên, học sinh. Từ đây,
tổ chức các câu lạc bộ thi đua giảm thiểu tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống trong thanh
niên, phụ nữ, các trường học trên địa bàn bằng
các hoạt động ngoại khóa, các tổ nhóm giao
lưu văn hóa, tại trường học và hoạt động hòa
giải tại cộng đồng.
Cuối cùng là mỗi thành viên tham gia phải
cam kết không tảo hôn và đây là biện pháp
hữu hiệu nhất để “chặt đứt” nạn tảo hôn, hôn
nhân cận huyết thống.
Chủ tịch UBND huyệnMường Lát Nguyễn
Văn Bình cho biết: “Trên địa bàn toàn huyện
có 38 bản người H'Mông, tập trung chủ yếu
ở các xã Pù Nhi, Trung Lý, Mường Lý, Tam
Chung. Chúng tôi đã thực hiện các chương
trình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi từ đó đã
giảm thiểu tảo hôn trong đồng
bàoH'Mông và đời sống người
dân được nâng lên.
Tuy nhiên, theo ôngBình, để
chặn hoàn toàn tảo hôn, huyện
đang thực hiện thêm các giải
pháp căn cơ nâng cao hiệu quả
tuyên truyền, hoàn thiện cơ chế,
chính sách, pháp luật về dân
số lấy giáo dục, y tế làm căn
bản hướng đến trẻ em nghèo,
tạo ra nhiều việc làm, sinh kế cho người dân”.
Tôi rời Mường Lát trong hành trình đi tìm
lời giải vì sao những trẻ em gái tuổi 14-15
đã “vùi” cuộc đời thanh xuân bên dòng sông
Mã. Những câu chuyện ở nơi này đã khiến tôi
day dứt, ám ảnh bởi những câu hỏi bao giờ
vùng biên này thoát khỏi nạn tảo hôn để biết
bao nước mắt, nỗi đau ấy sẽ được khép lại.•
Để chặn hoàn toàn
tảo hôn, huyện đang
thực hiện thêm các
giải pháp căn cơ lấy
giáo dục, y tế làm
căn bản hướng đến
trẻ em nghèo, tạo ra
nhiều việc làm, sinh
kế cho người dân.
Những đứa trẻ lớn lên ở vùng biên hômnay đang ngược dốc cuộc đời và được kỳ vọng vươn lên thoát
nghèovànạntảohôntồntạitrongđồngbàoH’Môngđãquanhiềuthậpniên.Ảnhtrongbài:ĐẶNGTRUNG
tục. Không những thế, bé
còn bị nhiễm trùng, nhiễm
nấm huyết, phải dùng kháng
sinh phổ rộng mạnh. Thời
gian nằm viện lâu, bé cũng
xuất hiện vết loét ở vùng
cụt. Do thể trạng dư cân,
mỗi lần xoay trở, vệ sinh
cho bé cũng gặp nhiều khó
khăn, cần phải có 3-4 người.
Đặc biệt, êkíp điều trị còn
khá hồi hộp khi chuyển bé
từ Khoa nhiễm về Khoa
hồi sức tích cực trong khi
còn đang chạy ECMO để
điều trị tiếp. Theo BS Tiến,
nếu chẳng may quá trình di
chuyển, dâymáymóc bị bung
ra cũng dễ khiến công sức
đổ sông đổ biển. Do đó, kế
hoạch chuyển khoa đã được
soạn thảo dài đến ba trang.
Ngày chuyển khoa, BV đã
bố trí êkíp 20 y bác sĩ để
đảm bảo chuyển máy móc
cùng bệnh nhi, tổng trọng
Phong cùngmẹ được BS Tiến tặngmáy đo SpO2 và dặn dò trước khi xuất viện. Ảnh: NGUYỆTNHI
Đời sống xã hội -
ThứBảy25-12-2021
lượng 500 kg về Khoa hồi
sức tích cực an toàn.
Ca bệnh hồi phục không
chỉ là sự nỗ lực từ phía BV
mà còn đến từ sự chiến đấu
kiên cường của bệnh nhi.
BS CKII Lê Vũ Phượng
Thy - Trưởng Khoa hồi sức
tích cực chống độc BV Nhi
đồng Thành phố, chia sẻ
rằng Phong rất hiểu chuyện,
chịu khó phối hợp nhấc tay,
nghiêng người khi tỉnh lại.
“Có những giai đoạn thử
thách đối với con là lúc tập
thở và chuẩn bị rút ống nội
khí quản. Tôi nhớ mãi cái
nắm tay của con, con rất sợ
nhưng con đã làm được” - BS
Thy nhớ lại.
Ánh mắt liên tục đỏ hoe
vì xúc động, chị Trần Lệ
Liên, mẹ bé Phong, chia sẻ
những ngày bé nằm viện, chị
cũng suy sụp, đêm ngày cầu
nguyện cho con. Khi Phong
điều trị được hơn một tháng,
chị còn nén lòng chuẩn bị
tâm lý để đón con về lo
hậu sự. “Thấy con điều trị
lâu quá, tôi gọi vào cho BS
Tiến hỏi có cứu được con
không để chọn ngày đem
bé về” - chị Liên kể và biết
ơn sự tận tình của các y bác
sĩ đã giúp đưa con chị bình
an về nhà.•
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook