298-2021 - page 3

3
Thời sự -
ThứBảy25-12-2021
TÁ LÂM
S
áng 24-12, Ban Tuyên
giáo Trung ương chủ
trì, phối hợp với Bộ
TT&TT, Hội Nhà báo Việt
Nam tổ chức hội nghị báo
chí toàn quốc tổng kết công
tác năm 2021 và triển khai
nhiệm vụ năm 2022.
Quy hoạch lại để có
nền báo chí mạnh
Phát biểu tại hội nghị, liên
quan đến việc sắp xếp quy
hoạch báo chí, PhóThủ tướng
Vũ Đức Đam cho rằng đã làm
được một bước và cần có quá
trình để tạo chuyển biến thực
chất bên trong, không thể
nóng vội.
“Mục đích quy hoạch báo
chí để báo chí phát triển, không
chỉ là tiếng nói của từng cơ
quan chủ quản mà còn của
nhân dân” - ông Đam nói và
lưu ý điều quan trọng nhất là
việc ra các chính sách quản
lý, sau khi bàn rồi thì làm
cho nghiêm, thực chất, cái gì
không phù hợp thì kiến nghị
bổ sung điều chỉnh, tránh tình
trạng văn bản như vậy nhưng
thực tế lại không phải vậy.
Trong năm 2022, Phó Thủ
tướng đề nghị phải có tổng
kết đánh giá về nội dung này,
mục đích cuối cùng là để báo
chí phát triển, tránh chạy theo
thị trường quá mức.
“Muốn báo chí tự chủ được
thì phải tăng cường giao nhiệm
vụ đặt hàng” - ông Đam nói
và đề nghị Bộ TT&TT phải
là đầu mối làm việc với các
bộ, ngành để “đặt hàng”
trước, trong và sau khi ban
tin minh bạch, sớm nhất thì
nhân dân được lợi, công luận
sẽ nghe theo” - ông Đam nói.
Liên quan đến chuyển đổi
số trong báo chí, theo Phó
Thủ tướng, “dữ liệu là sống
còn”. Vấn đề không chỉ cơ sở
dữ liệu của mình mà còn là
năng lực xử lý dữ liệu, không
chỉ dữ liệu ngành quản lý mà
trợ các cơ quan báo chí chuyển
đổi số, xây dựng và xử lý cơ
sở dữ liệu.
Khắc phục tình trạng
xa rời tôn chỉ mục đích
Tại hội nghị, PhóThủ tướng
Vũ Đức Đam đánh giá cao
vai trò quan trọng của báo
chí trong công tác thông tin
tuyên truyền về chủ trương
và đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà
nước, đặc biệt trong công tác
phòng chống dịchCOVID-19.
“Các nhà báo thực sự là
những chiến sĩ trên tuyến
đầu chống dịch kịp thời phản
ánh những tấm gương, hành
động, nghĩa cử, giá trị cực kỳ
cao quý, nhân văn của người
dân Việt Nam. Có những nhà
báo đằng sau là cả gia đình
họ đã chịu nhiều vất vả trực
tiếp, nhiều người bị nhiễm
bệnh” - ông Đam nói.
Trưởng ban Tuyên giáo
Trung ương Nguyễn Trọng
Nghĩa đánh giá trong năm
2021, báo chí có vai trò rất
lớn trước các sự kiện quan
trọng của đất nước, nhất là
trong công tác phòng chống
dịch COVID-19.
Trưởng Ban Tuyên giáo
Trung ương đề nghị trong năm
2022, các cơ quan báo chí cần
tiếp tục nâng cao nhận thức
sâu sắc hơn nữa vai trò của
báo chí cách mạng, phải là cơ
quan ngôn luận củaĐảng, diễn
đàn của nhân dân. Kiên quyết
khắc phục tình trạng rời xa tôn
chỉmục đích, lợi íchnhóm, gây
phiền nhiễu cho doanh nghiệp.
Về công tác quản lý báo
chí, ông Nghĩa đề nghị cần
làm tốt hơn nữa. Các cơ quan
khi cử PV chuyên ngành bám
lĩnh vực, đi tác nghiệp thì phải
cử người am hiểu, chưa am
hiểu thì phải đi học.•
Phó Thủ tướng VũĐức Đamphát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP
Sáng 24-12, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, Ủy ban
Về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM đã phối hợp tổ
chức hội nghị triển khai Kết luận số 12/2021 của Bộ Chính
trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình
hình mới.
Tại hội nghị, chia sẻ với các kiều bào, Đại sứ Lương
Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người
Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, nhìn nhận trong
đại dịch COVID-19, bà con kiều bào đã đồng hành cùng cả
nước để chống dịch.
Trong đó, tại các quốc gia mà bà con sinh sống đã có
nhiều hoạt động như may khẩu trang, nấu đồ ăn miễn phí,
nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam ở các nước sở tại.
Tính đến nay, kiều bào đã ủng hộ 70 tỉ đồng cho quỹ
vaccine và quỹ phòng chống dịch trong nước; ủng hộ
khoảng 10 triệu USD mua trang thiết bị y tế như máy trợ
thở, khẩu trang, đồ bảo hộ.
Ông Nghị kể có cô bé mới 10-12 tuổi ở Anh đã lên mạng
kêu gọi quyên góp ủng hộ cho Việt Nam, tự vẽ tranh, may
quần áo và gửi về nước 125 triệu đồng. Ông Nghị đánh giá
trong bối cảnh TP.HCM căng mình chống dịch thì những
đóng góp trên của kiều bào là rất lớn và hiệu quả.
Về ngoại giao vaccine, ông Lương Thanh Nghị cho biết
trong tình huống khẩn cấp, ủy ban đã huy động 94 trưởng
cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước để vận động các
nước sở tại tặng hoặc cho vay vaccine. “Để rồi đến nay Việt
Nam là một trong những quốc gia tiêm vaccine nhanh nhất
thế giới” - ông Nghị nói.
Liên quan đến việc đưa người Việt Nam trở về nước, ông
Nghị thông tin giai đoạn đầu, chủ trương nhất quán là bằng
mọi cách đưa công dân Việt Nam về nước, ưu tiên học sinh,
sinh viên kết thúc kỳ học, người lao động hết hợp đồng,
người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, các chuyến bay phải giãn
cách nên không thể đưa nhiều người cùng lúc trở về; chưa
kể năng lực cách ly lúc đó vẫn còn hạn chế. Do đó, cơ quan
đại diện Việt Nam ở nước ngoài gặp rất nhiều sức ép khi bà
con quở trách sao không hoàn thành nhiệm vụ.
“Từ tháng 9-2021, chúng tôi trình Thủ tướng Chính phủ,
phải tạo mọi điều kiện cho công dân Việt Nam, người Việt
ở nước ngoài nói chung được về nước, nhất là trong dịp tết
Nguyên đán tới” - ông Nghị khẳng định.
LÊ THOA
hành chính sách. Đó không
nhất thiết phải là những cơ
quan báo chí lớn, có uy tínmà
quan trọng là phải có những
nhóm độc giả mà chính sách
cần tác động.
Để cạnh tranh thông tin với
mạng xã hội, ông Vũ Đức
Đam cho rằng các cơ quan
nhà nước cần minh bạch
thông tin nhanh nhất có thể.
Muốn vậy, các cơ quan này
không phải đợi báo chí tiếp
cận, đưa tin mà cần phải chủ
động cung cấp thông tin cho
báo chí. “Khi báo chí chính
thống được cung cấp thông
của tất cả bộ, ngành khác.
“Bút sắc thì “sắc” bây giờ
phải cao hơn một mức, mà là
nói có sách mách có chứng,
phải bằng dữ liệu. Đấy mới là
cái “sắc” trong số hóa” - ông
Đam chia sẻ.
Cạnh đó, ông Đam đề nghị
BộTT&TT, Hội Nhà báoViệt
Nam cần có chương trình hỗ
Theo Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam,
muốn có thông tin
minh bạch, đến với
dân nhanh nhất thì
cơ quan nhà nước
cần chủ động cung
cấp thông tin chứ
không phải đợi báo
chí đến đưa tin.
Giảm được 70 cơ quan
báo chí
Báo cáo sơ kết ba năm thực
hiện quy hoạch phát triển và
quản lý báo chí toàn quốc đến
năm2025, ôngPhạmAnhTuấn,
Thứ trưởng Bộ TT&TT, cho biết
đến nay đã giảm được 39 cơ
quanbáo thuộccácbộ, cơquan
ngangbộ, cơquan thuộcChính
phủvàtổchứchộiởtrungương;
giảm được 31 cơ quan báo chí
thuộc các địa phương.
Đượcbiết,năm2019cókhoảng
195 đơn vị báo chí và như vậy
đãgiảmđược36%cơquanbáo.
Tiêu điểm
Trước đó, báo cáo tại hội nghị, ông Trần
Thanh Lâm, PhóTrưởngbanTuyêngiáoTrung
ương, cho biết bên cạnh những việc đã làm
được thì hoạt động báo chí vẫn còn nhiều
hạn chế và thiếu sót.
Đó là thông tin trên báo chí có nội dung
chưa bao quát, toàn diện, chưa phản ánh đầy
đủ hoạt động đa dạng của xã hội, còn nặng
về phản ánhmặt trái, tiêu cực của xã hội. Việc
giật“tít”phản cảm, sai lệch bản chất chưa có
nhiều chuyển biến. Một số cơ quan báo chí
hoạt động xa rời, không bám sát tôn chỉ mục
đích; xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí điện
tử không đều, thiếu liên tục và bền vững gây
dư luận xấu trong xã hội.
Văn phòng đại diện, PV thường trú, cộng
tác viên của một số cơ quan báo chí hoạt
động không đúng tôn chỉ mục đích, vượt
quá chức năng, nhiệm vụ được giao, gây
phiền hà cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan
nhà nước. “Có trường hợp vi phạm luật và
đạo đức nghề nghiệp, câu kết với một số đối
tượng xấu nhằm sách nhiễu, vòi vĩnh doanh
nghiệp, cơ quan, ép ký hợp đồng quảng cáo,
đăng tải tin, bài thiên lệch quá nhiều vàomặt
trái” - ông Lâm nói.
Có trường hợp câu kết, sách nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp
Muốn báo chí mạnh,
phải minh bạch thông tin
Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam cần có chương trình hỗ trợ các cơ quan báo chí chuyển đổi số,
xử lý cơ sở dữ liệu.
Kiềubào cóđónggóp lớnvàhiệuquả trong chốngdịch
Làm sao đưa được nhiều dừa, gấc
ra nước ngoài
Tại cuộc gặp, nhiều kiều bào bày tỏ băn khoăn về những
khó khăn khi đưa nông sản, đặc sảnViệt ra nước ngoài. Ông
Phạm Hữu Tài, kiều bào Úc, nói về thủ tục, kinh phí trong
việc dùng công nghệ để bảo quản nước dừa và đưa gấcViệt
Nam ra nước ngoài. Ông Tài đề nghị nên gỡ vướng ở vấn
đề này để thu hút chuyên gia đến phục hồi kinh tế - xã hội
cho đất nước hậu dịch COVID-19.
CònbàDươngThị KimDung, kiềubàoMỹ, cho rằngBộY tế
và các cơ quan có liên quan cần quan tâmđặc biệt, chặt chẽ
trong việc nhập các loại vaccine, thuốc điều trị COVID-19 về
Việt Nam, làm sao để thuốc về đủ và đúng mục đích, tránh
tình trạng thuốc trị ung thư giả như đã xảy ra.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook