298-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy25-12-2021
thấp, phân cấp, cách thức bồi thường,
hỗ trợ tái định cư, hai phương thức
thu hồi đất… là những nguyên nhân
dẫn đến khiếu nại nhiều về đất đai.
Công tác quản lý nhà nước về đất
đai còn để xảy ra nhiều vi phạm,
sai phạm, việc xử lý chưa kịp thời,
nghiêm túc; thiếu các tiêu chuẩn,
căn cứ để kiểm soát về quy hoạch,
định mức giao đất, cho thuê đất, đấu
giá…dẫn đến thực hiện còn tùy tiện.
Rồi chuyện đo đạc, bản đồ, mốc
giới, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất; công khai, minh bạch,
thanh toán khi thu hồi đất, tái định cư
còn nhiều hạn chế, thiếu sót, phiền
hà, tiêu cực. Giải quyết khiếu nại,
tố cáo về đất đai ở một số nơi còn
hạn chế, để xảy ra đông người, vượt
cấp, phức tạp, kéo dài.
. Nhiều người cho rằng một trong
những vấn đề gây rắc rối là hiện tồn
tại hai loại giá đất. Theo ông, đây
có phải là bất cập không?
+ Đây là bất cập và phải khắc
phục. Đây cũng là nguyên nhân dẫn
đến tham nhũng, tiêu cực, lợi ích
nhóm và khiếu kiện nhiều về đất
đai. Luật Đất đai 2013 đề ra nguyên
tắc định giá đất là “phù hợp với giá
đất phổ biến trên thị trường” (điểm
c khoản 1 Điều 112 Luật Đất đai)
nhưng trên thực tế quy định này
chưa được bảo đảm.
Điều này dễ dẫn đến bất cập khi
thu hồi đất, giá bồi thường quá xa
giá thị trường. Mặc dù Điều 115 và
Điều 116 có nói đến tư vấn giá đất
nhưng cũng chưa có quy định bảo
đảm cho tổ chức tư vấn giá đất thực
sự có vị trí độc lập... do vậy giá đất
còn mang nặng tính “áp đặt”.
Hai đầu mối thẩm định
giá đất
. Theo ông, hệ quả của những bất
cập nói trên có làm cho tài chính
đất đai của cả Nhà nước và người
dân đều bị thiệt hại?
+ Tài chính đất đai là vấn đề rất
quan trọng trong pháp luật đất đai,
trong đó có việc xác định giá đất.
Nhưng hiện nay, nguồn thu này chưa
điều tiết giá trị tăng thêm từ đất vào
ngân sách do hoạt động quy hoạch,
chuyểnmục đích sử dụng đất, chuyển
công năng sử dụng của công trình
xây dựng gắn liền với đất, nhất là
chuyểnmục đích sử dụng từ đất nông
nghiệp thành đất phi nông nghiệp,
đất ở; chỉ định nhà đầu tư các dự
án có sử dụng đất, nhất là các dự
án hợp tác công - tư theo hình thức
hợp đồng xây dựng - chuyển giao
(BT); chuyển đổi doanh nghiệp nhà
nước thành công ty cổ phần, thoái
vốn nhà nước tại các công ty cổ
phần có nhiều quỹ đất giá trị cao.
Nguồn thungânsách từđất đai chưa
tương xứng với tiềm năng, chưa tạo
thành nguồn thu lâu dài, bền vững
cho ngân sách.Việc tổ chức thực hiện
công tácđịnhgiáđất cụ thể trongnhiều
trường hợp chưa đáp ứng kịp thời tiến
độ tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất, tính bồi thường, nguyên nhân chủ
yếu do cơ chế và quy trình hành chính
trong khâu tổ chức thực hiện.
. Cụ thể, các quy trình hành chính
ấy “biến ảo” ra sao sau mỗi phiên
bản của Luật Đất đai?
+ Trước đây, theo Luật Đất đai
2003, chỉ đầu mối là Sở Tài chính
chủ trì toàn bộ công tác xác định và
thẩm định giá đất cụ thể. Đến Luật
Đất đai 2013 và Nghị định 44/2014
thì công tác này được phân chia cho
hai đầu mối: Sở TN&MT lập kế
hoạch định giá đất cụ thể và tổ chức
thực hiện việc xác định giá đất cụ
thể; Sở Tài chính làm thường trực
hội đồng thẩm định giá đất cấp tỉnh
để thẩm định phương án giá đất.
Cơ chế này đã dẫn đến quy trình
hành chính xác định giá đất cụ thể
để tính tiền sử dụng đất có thể dẫn
đến khả năng thiếu tính minh bạch,
thiếu tính liên thông, có sơ hở tạo
ra cơ chế xin-cho, nhũng nhiễu, dẫn
đến thất thu ngân sách nhà nước và
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
kinh doanh.
. Vậy giải pháp tổng quát cho vấn
đề này, theo ông là gì?
+Tôi cho rằng cần có quy định thu
hẹp hơn trường hợp giao đất, quy
định rõ trường hợp đặc biệt không
thu tiền sử dụng đất (các trường
hợp này người sử dụng đất không
CHÂNLUẬN
thực hiện
S
ửa Luật Đất đai 2013 là một
trong những định hướng lớn
của Quốc hội và Chính phủ
nhiệm kỳ này. Từ nhiều năm nay,
những vấn đề liên quan đến Luật Đất
đai 2013 đã được “xới” lên nhiều
lần. Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
,
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương
MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực
nói: “Qua gần 10 năm có hiệu lực,
bên cạnh những ưu điểm thì Luật Đất
đai 2013 đã bộc lộ nhiều hạn chế,
bất cập xuất phát từ cả các nguyên
nhân chủ quan và khách quan”.
Bất cập vì có hai loại
giá đất
.
Phóng viên:
Thưa ông, Luật
Đất đai 2013 hay quá trình thực thi
pháp luật về đất đai là căn nguyên
của các vấn đề khiếu kiện, khiếu
nại, tố cáo… (về đất đai) hiện nay?
+ Ông
Ngô
Sách Thực:
Khiếunại,tốcáo
về đất đai hiện
nay có nhiều
nguyên nhân,
chủ yếu là do
tổ chức thực
hiện và có nguyên nhân từ những
bất cập, chưa đồng bộ của hệ thống
pháp luật về đất đai.
Luật Đất đai ban hành năm2013 và
đến nay đã có 45 nghị định, 66 thông
tư, 2.000 văn bản của các tỉnh, thành
liên quan đến đất đai. Quy định về
khung giá đất, mức trả bồi thường,
hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi
Nguồn thu ngân sách từ đất đai chưa tương xứng với tiềmnăng, chưa tạo thành nguồn thu lâu dài, bền vững
cho ngân sách. Ảnhminh họa: QUỐCVŨ
Sửa Luật Đất
đai 2013 để
khắc phục
nhiều bất cập
Qua gần 10 nămcó hiệu lực, bên cạnh
những ưu điểm thì Luật Đất đai 2013 đã
bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nên cần phải
sửa đổi để phù hợp với thực tiễn.
có các quyền như chuyển nhượng,
tặng cho...); mở rộng đấu giá quyền
sử dụng đất, quy định dùng các công
cụ thị trường để phân bổ, sử dụng
nguồn lợi đất đai hiệu quả; bổ sung
tiêu chí, hạn mức sử dụng đất, giá
đất làm căn cứ giao, cho thuê; quy
định chặt chẽ hơn về thời hạn, hình
thức nộp tiền giao đất, thuê đất.
Đồng thời xây dựng phương án xác
định giá đất theo giá thị trường; cần
tách thẩm quyền quyết định về giao
đất, cho thuê đất, thu hồi đất và thẩm
quyền định giá đất cho hai cơ quan
độc lập. Điều này nhằm kiểm soát
việc thực hiện thẩmquyền, tránh lạm
dụng quyền lực nhằmmục đích tư lợi.
Một biện pháp cũng rất cần là
phải bổ sung các quy định kiểm soát
hoạt động chuyển quyền sử dụng
đất bằng hình thức chỉ định chủ đầu
tư, cổ phần hóa doanh nghiệp, đổi
đất lấy hạ tầng; bổ sung quy định
về vốn hóa đất công và tài sản công
gắn liền với đất.
Cạnh đó, cũng cần bổ sung các
quy định về thuế, phí để điều tiết
các hoạt động kinh doanh quyền sử
dụng đất, bất động sản, bảo đảm thị
trường phát triển lành mạnh.
. Xin cám ơn ông.•
Áp dụng tiền lệ dùng một luật sửa nhiều luật
Quốc hội khóa XIV đã đưa ra một tiền lệ là dùng một luật sửa nhiều
luật để khắc phục sự trùng, chéo giữa các văn bản luật hiện nay, đáp ứng
yêu cầu của thực tiễn nhưng vẫn bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của
hệ thống pháp luật. Ví dụ năm 2018, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi,
bổ sungmột số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch (hiện hành),
Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch.
Đây là một hướng tốt để khi sửa đổi Luật Đất đai, chúng ta có thể sửa
ngay các điểm, điều luật bất cập của các luật khác nhằm tương thích với
Luật Đất đai mới được Quốc hội sửa đổi.
Ông
NGÔSÁCHTHỰC,
PhóChủ tịchỦy ban TrungươngMTTQViệt Nam
Luật Đất đai ban hành
năm 2013 và đến nay
đã có 45 nghị định, 66
thông tư, 2.000 văn bản
của các tỉnh, thành liên
quan đến đất đai.
Xông vào cây xăng, giật túi đựng 1,4 tỉ đồng
TAND TP.HCM vừa xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn
Hoàng Tuấn (sinh năm 1991) 15 năm tù về tội cướp giật
tài sản.
Cáo trạng truy tố Tuấn theo khoản 4 Điều 171, khung
hình phạt 12-20 năm tù hoặc tù chung thân.
Cơ quan tố tụng xác định Tuấn phạm tội hai lần trở lên
và tái phạm nguy hiểm.
Tình tiết giảm nhẹ có thành khẩn khai báo, ăn năn hối
cải, khắc phục hậu quả, bị hại có đơn xin giảm nhẹ hình
phạt. Từ đó, đại diện VKS đề nghị mức án 12-14 năm tù.
Hồ sơ thể hiện Tuấn có hai tiền án. Năm 2012, Tuấn
từng bị TAND quận Tân Phú xử phạt ba năm tù về tội
cướp giật tài sản, đến năm 2014 chấp hành xong hình phạt
tù. Cuối năm 2015, TAND huyện Xuân Lộc, Đồng Nai
phạt Tuấn năm năm tù về tội mua bán trái phép chất ma
túy và đã chấp hành xong.
Trong vụ án này, để có tiền tiêu xài, từ tháng 12-2019
đến tháng 7-2020, Tuấn đã sử dụng nhiều mô tô thực hiện
bốn vụ cướp giật tài sản hơn 1,46 tỉ đồng.
Đáng chú ý, sáng 6-7-2020, Tuấn chạy xe
máy trên đường Lũy Bán Bích (quận Tân
Phú) thì thấy ông Nguyễn Minh Hùng điều
khiển xe máy chở vợ có đeo túi xách bên
hông. Tuấn chạy xe bám theo phía sau.
Khi ông Hùng vào đổ xăng tại trạm xăng
dầu trên đường này, Tuấn cũng vào theo. Thấy
vợ ông Hùng xuống xe và đứng một mình,
Tuấn chạy xe áp sát, giật túi xách rồi tăng ga
bỏ chạy.
Tuấn kiểm tra túi xách có 60.000 USD, bốn
nhẫn kim loại màu vàng, 10 triệu đồng, điện
thoại, máy tính bảng, một ví nữ và một số giấy tờ
tùy thân. Tuấn chạy xe về nhà bác ruột ở phường Bình Hưng
HòaA, quận Bình Tân cất túi xách, máy tính bảng, điện thoại
di động trên tủ lạnh. Sau đó, Tuấn thay biển
số mới vào xe và vứt bỏ biển số cũ.
Tuấn cũng nhờ bác ruột cất giúp
30.000 USD. Sau khi bị cướp giật tài
sản, bị hại đến công an phường trình báo
sự việc. Kết luận định giá tài sản xác
định tổng trị giá tài sản Tuấn chiếm đoạt
của bị hại là hơn 1,43 tỉ đồng.
Ngày 7-7-2020, Công an quận Tân
Phú bắt người trong trường hợp khẩn
cấp đối với Tuấn.
HOÀNG YẾN
NguyễnHoàngTuấnđãthựchiệnbốnvụ
cướpgiậttàisản.Ảnh:H.YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook