300-2021 - page 10

11
Kinh tế -
ThứBa28-12-2021
Bước đi táo bạo của tỉ phú Việt
giữa đại dịch
PHƯƠNGMINH
V
ào những ngày cuối năm
2021, tạp chí
Forbes
(Mỹ) đã cập nhật mới
về tài sản của các tỉ phú
Việt. Tính đến ngày 24-12,
Việt Nam có sáu tỉ phú nằm
trong bảng xếp hạng tỉ phú
USD của thế giới. Điểm đáng
chú ý nhất là bất chấp dịch
bệnh, nhiều tỉ phú USD tại
Việt Nam vẫn tung ra chiến
lược đầu tư táo bạo.
Tài sản của các tỉ
phú Việt tăng mạnh
Trong bảng xếp hạng của
Forbes
,ôngPhạmNhậtVượng,
Chủ tịch HĐQTVingroup, là
tỉ phú USD giàu nhất Việt
Nam. Tính đến ngày 24-12,
tài sản của ông Vượng đạt
7,5 tỉ USD, xếp thứ 344 trên
bảng xếp hạng tỉ phú thế giới.
Cũng trong lần cập nhật mới
này, tài sản của ông Vượng
đã tăng thêm 39 triệu USD.
Người giàu thứ hai củaViệt
Nam là ông Trần Đình Long,
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn
Hòa Phát, hiện đang nắm giữ
tổng tài sản 3,1 tỉ USD. Năm
nay, tài sản của ông Long có
thêm 75 triệu USD. Người
giàu thứ ba là ông Hồ Hùng
Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân
hàng Techcombank. Trong
năm nay, ôngAnh có thêm 24
triệu USD, nâng tổng số tài
sản của ông lên 2,6 tỉ USD.
Người phụ nữ duy nhất đạt
danh hiệu tỉ phú USD là bà
Nguyễn Thị Phương Thảo,
Tổng giám đốc hãng hàng
khôngVietJet. Dù ngành hàng
không chịu ảnh hưởng mạnh
bởi đại dịch nhưng trong năm
2021, bà Thảo vẫn có tổng tài
sản 2,5 tỉ USD.
Tỉ phú USD tiếp theo là
ông Nguyễn Đăng Quang,
Chủ tịch HĐQT Masan, với
tổng tài sản là 2,2 tỉ USD.
Ông Trần Bá Dương, Chủ
tịch Tập đoàn Ô tô Trường
Hải (Thaco), với tổng tài sản
1,6 tỉ USD.
Vượt qua tâm bão
đại dịch
Như vậy, bất chấp dịch bệnh
gây ảnh hưởng suốt năm2021,
tổng tài sản của các tỉ phúViệt
đều tăngmạnh. Sự tăng trưởng
giá trị tài sản một phần đến sự
thănghoa của thị trường chứng
khoánViệt Namvì
Forbes
còn
đánh giá tài sản thông qua tổng
giá trị cổ phiếu của các tỉ phú
đang nắm giữ.
Tuy nhiên, chính sự điều
hành vượt qua tâm bão của
đại dịch mới là nhân tố chính
tạo nên sự thành công của các
tỉ phú Việt. Chẳng hạn, chiến
lược táobạogianhậpcácmảng
kinh doanhmới để trước nhiều
đối thủ trong việcmở rộng quy
mô và xây dựng một nhà máy
sản xuất với công nghệ hiện
đại giúp giảm giá thành cũng
như đáp ứng đa nhu cầu. Điển
hình là tập đoàn này xây dựng
nhà máy sản xuất container
tại Vũng Tàu với công suất
500.000 TEU/năm nhằm đáp
ứng nhu cầu container của thế
giới cũng như của Việt Nam.
Ngoài ra, Hòa Phát đã mua
lạimỏquặngởÚc có trữ lượng
khoảng 320 triệu tấn với công
suất khai thác 4 triệu tấn/năm.
Theo đánh giá của Công ty
Chứng khoánVNDirect, động
thái mạnhmẽ này sẽ giúpHòa
Phát củng cố vị thế của mình
so với các nhà sản xuất thép
trong khu vực. Các yếu tố này
cũng đã giúp tăng tỉ suất lợi
nhuận của Hòa Phát.
Hay ông Trần Bá Dương,
nhà sáng lập Thaco, đã có
bước đi vững chắc trong lĩnh
vực ô tô lẫn nông nghiệp. Các
dòng sản phẩm ô tô, nông sản
không chỉ có chỗ đứng ở thị
trường trong nước mà còn
xuất khẩu mạnh mẽ ra nước
ngoài. Ngoài ra, Thaco đang
tác động mạnh mẽ vào ngành
bán lẻ thông qua việc mua
lại đại siêu thị Emart (Hàn
Quốc), qua đó giúp doanh
nghiệpViệt Nambắt đầu cuộc
chơi cạnh tranh với các công
ty nước ngoài nhiều tiền của
trong lĩnh vực này.
Hướng ra thế giới
Sự thành công củaVingroup
hiện nay không chỉ đến từ lĩnh
vực bất động sản mà còn từ
chiến lược phát triển thành
công ty công nghệ. Một trong
số đó là Công ty VinFast,
chuyên sản xuất ô tô thương
hiệu Việt. VinFast không chỉ
vẽ lại bản đồ ô tô Việt mà còn
phát triển các dòng ô tô điện
Có người kiếm thêm cả trăm tỉ USD
Theo thống kê mới nhất của
Forbes
, năm 2021, dù chịu
ảnh hưởng của đại dịch nhưng vẫn là một năm kiếm tiền
tốt của nhiều tỉ phú thế giới, trong đó có người kiếm thêm
cả trăm tỉ USD.
Theo đó, năm nay, 2.755 tỉ phú thế giới nắm giữ tổng giá
trị tài sản lên tới 13.100 tỉ USD, tăng mạnh so với con số
8.000 tỉ USD của năm ngoái.
Forbes
đánh giá quy mô tài sản của một cá nhân dựa vào
nhiều yếu tố như giá cổ phiếu, tỉ giá hối đoái. Bên cạnh đó,
Forbes
cònđánhgiánhiều tài sảnkhácnhưsởhữu tại các công
ty riêng, bất động sản, các tác phẩmnghệ thuật, du thuyền...
Chính sự điều hành
vượt qua tâm bão
của đại dịch mới là
nhân tố chính tạo
nên sự thành công
của các tỉ phú Việt.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác hải quan năm 2021
ngày 27-12, ông Nguyễn Hữu Vượng, Phó Cục trưởng Cục
Hải quan tỉnh Lạng Sơn, cho biết: Đến hết ngày 24-12, trên
địa bàn Lạng Sơn vẫn còn tồn đọng hơn 2.043 xe chở hàng
chờ xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi mỗi ngày năng
lực thông quan tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chỉ đạt 78-90
xe. Với năng lực thông quan như vậy thì đến tết Nguyên đán
Nhâm Dần 2022 cũng khó giải tỏa được hết hàng tồn đọng.
Ông Vượng cho hay thông tin từ Bộ Ngoại giao nói
Trung Quốc thông báo tiếp tục tăng cường phòng chống
COVID-19 ở các tỉnh có cửa khẩu. Riêng đối với cửa
khẩu đường bộ tiếp giáp các nước, trong đó có Việt Nam,
Trung Quốc tiếp tục duy trì các biện pháp kiểm soát chặt
chẽ kéo dài đến ngày 15-3-2022. Một trong các biện pháp
đặc biệt là giám sát chặt nguy cơ virus xâm nhiễm trên
bao bì, sản phẩm nhập khẩu đông lạnh.
Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn thông tin thêm,
khi làm việc với hải quan tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc)
thì họ đề nghị giao nhận hàng hóa theo hai phương thức.
Một là “gắp công”, tức là chỉ chuyển container sang Trung
Quốc còn tài xế và xe đầu kéo thì nằm bên phía Việt Nam.
Phương thức thứ hai là giao hàng trực tiếp tại các cửa khẩu.
“Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã tham mưu và đề nghị
với UBND tỉnh Lạng Sơn chấp nhận cả hai phương thức
giao nhận hàng này để đẩy nhanh tốc độ thông hàng hóa”
- ông Vượng cho hay.
Đại diện Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cũng đề xuất
chở hàng sang Trung Quốc bằng đường sắt. “Lý do là
đường sắt rất thuận lợi trong bối cảnh Trung Quốc thực
hiện “zero COVID” vì không liên quan đến người. Cả
đoàn tàu chỉ có tổ vận hành” - đại diện hải quan Lạng
Sơn phân tích. Ngoài ra, cơ quan này kiến nghị Chính
phủ tổ chức hội đàm cấp cao với Trung Quốc để tạo điều
kiện thông quan hàng hóa, bởi các hội đàm cấp thấp đã
diễn ra nhưng chưa hiệu quả.
Theo tính toán của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tình trạng
ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu kéo dài có thể khiến các
doanh nghiệp thiệt hại lên tới 4.000 tỉ đồng.
C.LUẬN
với tham vọng xuất khẩu đi
các thị trường Mỹ, châu Âu.
Ông Nguyễn Việt Quang,
Phó Chủ tịch kiêmTổng giám
đốc Tập đoàn Vingroup, cho
biết tầm nhìn của Vingroup
là trở thành tập đoàn công
nghiệp, công nghệ và thương
mại dịch vụ hàng đầu khu vực.
“Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp
tục nỗ lực để thực hiện mục
tiêu này” - ông nói.
Đángchúý,mới đây, công ty
đã ra mắt thương hiệu xe điện
thông minh VinFast cùng các
mẫu xe điệnmới tại thị trường
Mỹ. Sự kiện này được giới
truyền thông, các chuyên gia
quốc tế đánh giá tích cực. Đó
chính là khởi đầu tốt để tiếp
tục hành trình vươn ra thế giới.
“Chúng tôi tin rằng có thể
thuyết phục được khách hàng
tại Mỹ và nhiều thị trường
khác mua ô tô thương hiệu
Việt Nam bằng việc cung cấp
các loại xe chất lượng hàng
đầu với tiêu chuẩn an toàn cao
và công nghệ tiên tiến” - ông
Quang khẳng định.
VinFast cũngđã lênkếhoạch
phát hành cổ phiếu lần đầu ra
công chúng tại Mỹ trong năm
2022. Việc phát hành lần này
sẽ đánh dấu một bước quan
trọng trong chiến lược trở
thành một thương hiệu toàn
cầu của công ty.
Masan cũng đang chứng
tỏ mình là một thương hiệu
lớn trong ngành chế biến thực
phẩm. Gần đây nhất, The
Crown X, công ty con của
Masan đã gọi vốn thêm 350
triệu USD từ nhóm các nhà
đầu tư. Tập đoàn này cũng dự
định sẽ phát hành cổ phiếu
The CrownX lần đầu ra công
chúng trên sàn chứng khoán
quốc tế vào năm 2023-2024.•
Tiêu điểm
19,5 tỉ USD
Đứng trong bảng xếp hạng
các tỉ phú USD của thế giới,
hiện các tỉ phú Việt đang nắm
trong tay 19,5 tỉ USD.
Hàng ngàn xe đang bị ùn tắc ở các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Ảnh: AH
Kiếnnghị xuất khẩuhàng sangTrungQuốc bằngđường sắt
VinFast đang có thamvọng xuất khẩu ô tô Việt sang thị trườngMỹ. Ảnh: TL
Vượt qua những trở ngại của làn sóng dịch bệnh chưa từng có trong lịch sử, các tỉ phú Việt không chỉ
tăng trưởngmạnhmẽ về giá trị tài sảnmà còn có các bước đi hướng ra thế giới.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15
Powered by FlippingBook