300-2021 - page 6

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa28-12-2021
Nhận 300 triệu từ Nhật Cường là theo
“truyền thống văn hóa”
Trả lời về việc Bùi Quang Huy đến chúc tết bằng 300 triệu đồng và một
chai rượu, bị cáo NguyễnVănTứ cho rằng thời điểm tết năm 2016, Huy có gọi
điện thoại và đến phòng làm việc để chúc tết. Huy nói năm nay công ty làm
ăn được, có chút quà biếu. “Bị cáo nói nếu là việc phần trăm phần chiếc thì
không nhận nhưng Huy nói đây không liên quan gì đến phần trămmà chỉ là
quà biếu tết nên bị cáo có nhận. Sau khi về nhà, bị cáo thấy có 300 triệu đồng
và một chai rượu” - ông này khai.
Còn việc vì sao Huy đến, bị cáo cho rằng theo “truyền thống văn hóa Việt
Nam”, Công ty Nhật Cường từng tham gia nhiều gói thầu của TP, ngày tết, họ
làm ăn được và đến chúc tết thì mình nhận chứ thực tế bản thân luôn cảnh
giác, từ chối mọi lợi ích vật chất.
Sở KH&ĐT nói về mặt luật pháp thì
sẽ do tòa phán xét. Còn bị cáo là cấp
dưới, ông Chung là cấp trên, chỉ đạo
rất quyết đoán. Thời điểm năm 2016,
ở TP Hà Nội, ông Chung khi ấy như
là một “ông trời”. Bị cáo nói tới đây,
HĐXX liền ngắt lời vì “lan man”.
Ba cuộc điện thoại yêu cầu
đình chỉ gói thầu
Sau khi kết thúc thẩm vấn các
bị cáo tại Sở KH&ĐT TP Hà Nội,
HĐXX yêu cầu đưa bị cáo Nguyễn
Đức Chung từ phòng cách ly vào hội
trường xét xử.
Tại tòa, cựu chủ tịch UBND TPHà
Nội nhiều lần khẳng định việc chỉ
đạo dừng gói thầu số hóa năm 2016
là đúng quy định, đúng thẩm quyền,
chức trách nhiệm vụ của mình.
Trước hết, ông Chung thừa nhận
có gọi ba cuộc điện thoại cho bị
cáo Tứ yêu cầu đình chỉ gói thầu.
Tuy nhiên, việc này là do UBND
TP đã yêu cầu dừng toàn bộ các dự
án công nghệ thông tin trên địa bàn
từ trước đó để rà soát lại (nhưng Sở
KH&ĐT vẫn thực hiện) chứ không
phải để tạo điều kiện cho Công ty
Nhật Cường tham gia đấu thầu như
cáo buộc của VKS.
Thêmvào đó, khi thực hiện gói thầu,
Sở KH&ĐT đã thực hiện không đúng
các chỉ đạo của UBNDTP; không thực
hiện đúng các quy định, nghị định của
Chính phủ và chưa được thẩmđịnh của
Sở TT&TT TP Hà Nội. “Nếu đúng,
gói thầu phải do UBND TP làm chủ
đầu tư, chủ tịch UBND TP là người
có thẩm quyền” - bị cáo nói.
Khai về mối quan hệ với Bùi Quang
Huy (tổng giám đốc Công ty Nhật
Cường), ông Chung cho hay chỉ là
“mối quan hệ xã hội, không đến mức
thân thiết”.
HĐXX hỏi bị cáo trước khi yêu cầu
giám đốc Sở KH&ĐT dừng gói thầu
có nhận được email đề xuất gì từ Huy
hay không?ÔngChung nói rằng không
nhận được thông tin nào như vậy.
“Tôi có đơn gửi các cơ quan nội
chính mong muốn được minh oan.
Khi nhận được cáo trạng của VKS,
tôi đã có đơn khiếu nại kêu oan. Mong
HĐXX xemxét kỹ lưỡng các nội dung
nêu trong cáo trạng” - bị cáo nói.
Hôm nay (29-12), tòa tiếp tục phần
xét hỏi.•
TUYẾNPHAN
N
gày 27-12, TAND TP Hà Nội
xử sơ thẩm vụ vi phạm quy
định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng xảy ra tại Sở KH&ĐT
TPHà Nội và một số đơn vị liên quan.
“Ông Chung chỉ đạo
rất quyết liệt”
Vụ án này, ông Nguyễn Đức Chung
(cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội) bị
truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ. Đây
là vụ án thứ ba ông Chung phải hầu
tòa. Hai vụ trước, ông bị tuyên tổng
hình phạt 13 năm tù. Sáu bị cáo còn lại
cùng bị truy tố tội vi phạm quy định
về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại tòa, bị cáo NguyễnVăn Tứ (cựu
giám đốc Sở KH&ĐTTPHà Nội) cho
biết thủ đô thực hiện gói thầu số hóa
với mục đích tạo nên cơ sở dữ liệu
doanh nghiệp điện tử, góp phần hình
thành chính phủ điện tử.
Tính đến thời điểm trước khi đóng
thầu (ngày 16-5-2016), có bốn nhà
thầu nộp hồ sơ, không bao gồm Công
ty Nhật Cường. Tuy nhiên, bị cáo
nhận được ba cuộc điện thoại của ông
Chung, yêu cầu dừng thầu. Lý do ông
Chung đưa ra vì sở thực hiện không
đúng quy định, đồng thời phải đưa
công nghệ mới, hiện đại của CHLB
Nga vào sử dụng.
Ông Tứ nhiều lần nói rằng ông
Chung “chỉ đạo rất quyết liệt”, còn
nói rằng nếu không dừng để đưa công
nghệmới vào thì phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật. Hơn thế, Sở KH&ĐT
chịu trách nhiệm quản lý bởi UBND
TP, mà chủ tịch TP là người trực tiếp
phụ trách, do đó ông Tứ “không còn
cách nào khác ngoài việc chấp hành”,
dù ông nhận thức rằng gói thầu số
hóa này hoàn toàn đủ các điều kiện
để mở thầu.
“Việc dừng không phải là theomong
muốn hay ý chí của Sở KH&ĐT hay
cá nhân tôi. Nếu biết thiệt hại như cáo
trạng truy tố thì chắc chắn tôi không
bao giờ dừng” - bị cáo khai.
HĐXX hỏi bị cáo thấy việc chỉ
đạo của ông Chung là đúng hay sai?
Không trả lời trực tiếp, cựu giám đốc
ÔngNguyễnĐức Chung tại tòa. Ảnh: UYÊNTRANG
Ông Nguyễn Đức Chung
vàmối quan hệ với
ông chủ Nhật Cường
Bị cáo NguyễnĐức Chung cho rằng ông cómối quan hệ xã hội
với Bùi Quang Huy (ông chủ Công ty Nhật Cường) nhưng
không đếnmức thân thiết.
“Bị cáo là cấp dưới, ông
Chung là cấp trên, chỉ
đạo rất quyết đoán. Thời
điểm năm 2016, ở TP Hà
Nội, ông Chung khi ấy
như là một “ông trời””
- ông Tứ khai.
Luật sưđề nghị cho ông
Tất ThànhCangđối chất
với TềTríDũng
Ngày 27-12, TAND TP.HCM mở phiên xử ông Tất
Thành Cang (sinh năm 1971, cựu phó bí thư thường trực
Thành ủy TP.HCM) cùng 19 bị cáo. Đây là vụ sai phạm liên
quan đến Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO).
Bị cáo Tề Trí Dũng (cựu tổng giám đốc, thành viên
HĐTV Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân
Thuận - IPC, chủ tịch HĐQT SADECO) bị cáo buộc vai trò
cầm đầu xuyên suốt vụ án. Ông Dũng và sáu đồng phạm
bị truy tố thêm tội tham ô tài sản. Ông Cang bị truy tố về
tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
gây thất thoát lãng phí. Tại phần thủ tục, bị cáo Lương Trí
Cường (cựu chuyên viên Phòng tài chính - kế hoạch IPC)
có đơn xin xét xử vắng mặt do đang điều trị COVID-19.
Luật sư của ông Dũng đề nghị HĐXX xem xét các kiến nghị
về việc thu thập thêm nhiều tài liệu liên quan định giá, xác
định thiệt hại. Đồng thời cần triệu tập bổ sung hội đồng định
giá thường xuyên trong tố tụng hình sự, công ty thẩm định.
Luật sư của ông Cang đề nghị HĐXX triệu tập ông
Nguyễn Văn Kim, chủ tịch HĐQT Công ty Nguyễn Kim.
Ông Kim là người cử bị cáo Nguyễn Hữu Thành (cựu phó
chủ tịch thường trực HĐQT Công ty Nguyễn Kim) và
Phạm Nhật Vinh (tổng giám đốc) đại diện công ty tham
gia vào HĐQT SADECO.
Tuy nhiên, chưa có tài liệu chứng cứ thể hiện ông Kim
can thiệp, tác động, yêu cầu ông Thành, ông Vinh biểu
quyết phát hành 9 triệu cổ phần SADECO với giá 40.000
đồng/cổ phần nên chưa có căn cứ kết luận là đồng phạm
trong việc mua 9 triệu cổ phần của SADECO.
Các luật sư còn kiến nghị triệu tập thêm người liên
quan, cho bị cáo Cang đối chất với bị cáo Dũng làm rõ
cáo buộc và giải mật một số tài liệu. HĐXX cho rằng việc
định giá, quá trình thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra
đã thực hiện theo trình tự luật định. Việc đề nghị đối chất
giữa hai bị cáo Cang và Dũng sẽ được thực hiện tại tòa
nếu có lời khai mâu thuẫn. Những người liên quan quá
trình xét xử nếu cần thiết sẽ triệu tập bổ sung.
Riêng kiến nghị triệu tập ông Kim, HĐXX nhấn mạnh
đã triệu tập Công ty Nguyễn Kim với tư cách người liên
quan và nếu xét thấy cần thiết sẽ triệu tập thêm.
Theo hồ sơ, tháng 4-2017, ông Dũng với tư cách chủ
tịch HĐQT SADECO đã tổ chức họp và thống nhất
phương án tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành 9
triệu cổ phần, bán cho Công ty Nguyễn Kim. Lãnh đạo
UBND TP.HCM chỉ đạo việc chuyển nhượng phần vốn
nhà nước phải qua đấu giá, xác định theo giá thị trường.
Tuy nhiên, ông Dũng và các thành viên được giao đại diện
phần vốn góp của TP đã không thực hiện theo chỉ đạo, thông
qua quyết định bán 9 triệu cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim
với giá 40.000 đồng/cổ phần, thấp hơn giá trị thực rất nhiều.
Phương án này sau đó tiếp tục được trình Văn phòng
Thành ủy xin ý kiến. Ông Cang đã có bút phê “đồng ý”.
Ngày 5-10-2017, ông Dũng đại diện SADECO ký hợp
đồng chiến lược bán cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim
thu về 360 tỉ đồng. Sai phạm của ông Cang, Dũng và đồng
phạm đã gây thiệt hại cho SADECO hơn 1.103 tỉ đồng.
Trong đó, ông Cang phải chịu trách nhiệm đối với 184 tỉ
đồng, tương đương với phần vốn của Văn phòng Thành ủy.
Cạnh đó, ông Dũng với sự giúp sức của Hồ Thị Thanh
Phúc, tổng giám đốc SADECO và người liên quan đã lợi
dụng quyền hạn, duyệt chi nhiều khoản tiền từ quỹ thù lao
khen thưởng của công ty trái quy định rồi chiếm hưởng
hơn 4,6 tỉ đồng; chi tiền của SADECO cho nhiều cá nhân
đi du lịch nước ngoài dưới danh nghĩa đi “tham quan,
khảo sát” trái quy định, gây thất thoát hơn 2,1 tỉ đồng.
HOÀNG YẾN
Ông Tất Thành Cang
(trái)
và Tề Trí Dũng. Ảnh: HOÀNGYẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15
Powered by FlippingBook