300-2021 - page 5

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa28-12-2021
mâu thuẫn chưa được làm rõ. Lời
khai của nhóm nhân chứng buộc
tội Nhơn tại tòa có nội dung hoàn
toàn trái ngược lời khai của chính
họ tại cơ quan điều tra.
Tòa sơ thẩm lần ba tiếp tục kết án
Nhơn bốn năm tù dù kết quả điều tra
lại chưa đáp ứng triệt những vấn đề
mà tòa phúc thẩm yêu cầu làm rõ.
Tại phiên phúc thẩm lần ba, VKS
đề nghị hủy án để điều tra lại. Đặc
biệt, Rồi là nhân chứng quan trọng
chứng minh Nhơn phạm tội nhưng
gần sáu năm nay, lời khai của Rồi
có nhiều điểm mâu thuẫn và bất
hợp lý; lời khai vào buổi sáng mâu
thuẫn với lời khai vào buổi chiều,
câu trước trái ngược với câu sau,
mâu thuẫn với hồ sơ vụ án về thời
gian, phương tiện gây án…
Cần mạnh dạn
tuyên vô tội
Luật sư Trần Cao Đại Kỳ Quân
(Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai) nhận
định về vụ án: Dù điều tra nhiều
lần nhưng các chứng cứ buộc tội
còn rất yếu, kết quả điều tra không
làm rõ mâu thuẫn trong các tình tiết
quan trọng như đặc điểmnhận dạng,
phương tiện phạm tội, lời khai của
người làm chứng…
Ngược lại, nhiều nhân chứng đã
làm chứng việc Nhơn đang chở mía
thuê ở Kiên Giang tại thời điểmmà
cơ quan tố tụng cáo buộc Nhơn đi
cướp ở Phụng Hiệp, Hậu Giang.
Đây là tình tiết gỡ tội quan trọng
cần được xem xét để xác định sự
thật khách quan.
Mọi hoạt động điều tra phải tôn
trọng sự thật, tiến hành khách quan,
toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh
chóng, chính xác mọi hành vi phạm
tội; làm rõ chứng cứ xác định có tội
và chứng cứ xác định vô tội… có
ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ
án một cách đúng đắn.
Đây không phải là vụ án bắt quả
tang. Cơ quan tố tụng nếu muốn
không chấp nhận lời khai gỡ tội
của nhóm nhân chứng ở Kiên Giang
thì phải chứng minh được họ khai
không đúng. Hơn nữa, việc kết tội
cũng không thể căn cứ vào lời khai
HẢI DƯƠNG-MINHCHUNG
C
hiều mai (29-12), TAND tỉnh
Hậu Giang sẽ tuyên án phúc
thẩm (lần ba) đối với Huỳnh
Hữu Nhơn (33 tuổi, ngụ thị trấn
Rạch Gòi, huyện Phụng Hiệp, Hậu
Giang), bị cáo buộc tội cướp tài sản.
Trước đó, sau phần tranh luận,
đại diện VKS đề nghị hủy án để
điều tra lại.
Vụ án xảy ra từ tháng 4-2016,
trải qua ba lần xét xử sơ thẩm, hai
lần tòa phúc thẩm tuyên hủy án. Bị
cáo Trần Văn Rồi đã chấp hành án
xong, nay ra tòa với tư cách người
làm chứng; còn bị cáo Nhơn liên
tục kêu oan.
Hai lần hủy án vì chứng
cứ buộc tội quá yếu
Pháp Luật TP.HCM 
gọi đây là
vụ “cướp xuyên không” bởi ngay
từ đầu bị cáo Nhơn kêu oan rằng
thời điểm xảy ra vụ án, Nhơn chở
mía thuê ở xãAn Minh Bắc, huyện
UMinh Thượng, Kiên Giang, cách
hiện trường khoảng 100 km. Nhiều
nhân chứng xác nhận việc này, trong
đó có chủ thu mua mía.
Theo hồ sơ, các cơ quan tố tụng
huyện Phụng Hiệp đều cáo buộc
rằng chiều 17-4-2016, Rồi chạy
xe máy chở Nhơn, cả hai cướp
của người bán vé số một túi xách.
Nhơn lấy 1,05 triệu đồng, chia cho
Rồi 300.000 đồng, còn túi xách và
15 tờ vé số Nhơn ném xuống sông.
Sau đó, Rồi bị bắt và khai đi cướp
cùng Nhơn.
Bản án sơ thẩm lần một và lần hai
của TAND huyện Phụng Hiệp phạt
Nhơn bốn năm tù, Rồi ba năm sáu
tháng tù. Cả hai bản án đều bị cấp
phúc thẩm hủy do có nhiều điểm
Bị cáoNhơn tại phiên tòa phúc thẩm lần ba. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Vụ “cướp xuyên
không”: Cần
mạnh dạn
tuyên vô tội
Trải qua quá trình tố tụng gần sáu năm, tòa cần đưa
ra phán quyết dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội
chứ không thể kéo dài vụ án với tâm lý “hủy án là
thượng sách”.
còn nhiềumâu thuẫn của nhómnhân
chứng buộc tội ở Hậu Giang.
Trên thực tế, phiên tòa phúc
thẩm lần ba tiếp tục cho thấy có
nhiều sự mâu thuẫn về thời gian
phạm tội, kết luận điều tra và cáo
trạng không trả lời được đầy đủ
các vấn đề mà cấp phúc thẩm (lần
hai) đã yêu cầu.
“Trải qua nhiều lần điều tra lại,
chứng cứ buộc tội vẫn không chắc
chắn. Vậy theo nguyên tắc có lợi
cho bị cáo, nếu không đủ chứng
cứ chứng minh Nhơn có mặt tại địa
điểm chiếm đoạt tài sản thì tòa cần
tuyên Nhơn không phạm tội. Không
thể tiếp tục kéo dài vụ án, làm ảnh
hưởng quyền lợi chính đáng của
Nhơn, cũng như ảnh hưởng niềm
tin của người dân vào cơ quan tố
tụng” - luật sư Quân nói.•
Dựa vào những tình tiết, diễn biến của phiên tòa, hai
khả năng có thể xảy ra: Cấp phúc thẩmhủy án sơ thẩm
để điều tra, xét xử lại hoặc hủy án sơ thẩm, tuyên bị cáo
không phạm tội và đình chỉ vụ án.
Theo tôi, dưới góc độ những người xét xử ở cấp phúc
thẩm, lựa chọn hủy án để điều tra lại là lựa chọn mang
tính an toàn. Nhưng đã đến lúc tòa án phải đưa ra phán
quyết cuối cùng để xác định số phận pháp lý của một
conngười, phánquyết ấy đòi hỏi sựđộc lập, dựa vào các
căn cứ pháp lý vững chắc và các nguyên tắc bao gồm:
Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án: Cốt lõi của
nguyên tắc này đó là trách nhiệmchứngminh tội phạm
thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng.
Trong vụ án này, cấp phúc thẩm đã chỉ rõ nhiều vi
phạm của cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong giai
đoạn điều tra, truy tố. Tuy nhiên, các lần điều tra, truy
tố, xét xử sơ thẩm trước đó vẫn chưa khắc phục được
những thiếu sót và dường như chưa xác định các chứng
cứ xác định sự vô tội của bị cáo (tình tiết ngoại phạm).
Nguyên tắc suy đoán vô tội: Nguyên tắc này buộc
các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứngminh lỗi của
người bị buộc tội và các hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử phải theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
Nếu lỗi không được chứng minh, đồng nghĩa với
“sự vô tội được chứng minh” và chứng cứ để buộc tội
nếu không bảo đảm các thuộc tính khách quan, thu
thập đúng trình tự, thủ tục thì không được sử dụng là
chứng cứ buộc tội. Đây là dấu hiệu quan trọng để xác
định nguyên tắc thượng tôn pháp luật phản ánh bản
chất của nhà nước pháp quyền hay không.
Bản án kết tội phải dựa trên các chứng cứ đã được
xem xét tại phiên tòa; nguyên tắc suy đoán vô tội đòi
hỏi sự buộc tội phải dựa trên những chứng cứ xác thực
không còn nghi ngờ.
Mọi sự nghi ngờ về chứng cứ buộc tội đều phải được
kiểm tra, làm rõ. Nếu không chứng minh làm rõ được
thì những nghi ngờ này được hiểu và giải thích theo
hướng có lợi cho người bị buộc tội.
ThS
CAO NGỌC SƠN
,
giảng viên Khoa luật
Trường ĐH Văn Lang
Đã đến lúc đưa ra phán quyết độc lập, khách quan
Mọi sự nghi ngờ về
chứng cứ buộc tội đều
phải được kiểm tra, làm
rõ. Nếu không chứng
minh làm rõ được thì
những nghi ngờ này
được hiểu và giải thích
theo hướng có lợi cho
người bị buộc tội.
Vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Cựu thượng tá cùng 8 đồng phạm hầu tòa
Ngày 27-12, Tòa án Quân sự Quân khu 5 xét xử chín bị
cáo trong vụ vi phạm quy định về đầu tư công trình xây
dựng gây hậu quả nghiêm trọng tại dự án đường cao tốc Đà
Nẵng - Quảng Ngãi. Đáng chú ý, trong số này có hai cựu sĩ
quan quân đội là Đinh Tiến Hiệp (thượng tá, giám đốc Ban
điều hành liên danh nhà thầu số 2) và Nguyễn Việt Hòa (đại
úy, phó giám đốc Ban điều hành liên danh, chỉ huy trưởng
công trường của Tổng công ty Thành An tại gói thầu số 6).
Tháng 8-2017, dự án hoàn thành thông xe giai đoạn 1 (65
km từ TP Đà Nẵng đến TP Tam Kỳ, Quảng Nam) nhưng
mới sử dụng thì đoạn đường này đã có 380 điểm hỏng.
Theo cáo buộc, các bị cáo tổ chức thi công, nghiệm thu
các hạng mục công trình, nghiệm thu công trình xây dựng
hoàn thành không đảm bảo chất lượng tại gói thầu số 2
và 6. Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đã nghiệm thu,
thanh toán hơn 209 tỉ đồng.
Ngày xử hôm qua, bị cáo Nguyễn Quốc Hải (giám đốc Ban
điều hành liên danh gói thầu số 6) cho rằng một số nội dung
trong kết luận giám định còn mâu thuẫn và chưa trung thực.
Trong khi đó, đại diện cơ quan giám định khẳng định việc
giám định được thực hiện khoa học, khách quan và “không
bị ảnh hưởng bởi bất cứ bên nào hay văn bản chỉ đạo nào”.
Bị cáo Đinh Tiến Hiệp bị cáo buộc chịu trách nhiệm
chính đối với tổng thiệt hại của gói thầu số 2, đồng thời
chịu trách nhiệm trực tiếp đối với số thiệt hại phân đoạn
do Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thi công do trực
tiếp ký các báo cáo đệ trình thiết kế bản vẽ, vật liệu
nguồn, thiết kế cấp phối, thi công thử, mô đun đàn hồi và
báo cáo nghiệm thu của nhà thầu về chất lượng xây dựng
công trình, biên bản nghiệm thu...
Tuy nhiên, tại tòa bị cáo Hiệp trình bày rằng dự án đủ
điều kiện thì Bộ GTVT mới cho thông xe và khai thác.
TÂMAN
Tiêu điểm
Đừng mang tâm lý
“hủy án là thượng sách”
Theo Điều 13 BLTTHS 2015, khi
không đủ và không thể làm sáng tỏ
căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình
tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì cơ
quan tố tụng phải kết luận người bị
buộc tội không có tội.
Vụ án này phức tạp, với nhiều tình
tiết quan trọng chưa được làm sáng
tỏ, đặc biệt là các căn cứ để buộc tội
Nhơn, trongkhi bị cáo liên tục kêuoan
và đưa ra chứng cứ ngoại phạm. Trải
qua quá trình tố tụng gần sáu năm,
tòa cần đưa ra phán quyết dựa trên
nguyên tắc suy đoán vô tội chứ không
thể kéo dài vụ án với tâm lý“hủy án là
thượng sách.”
Luật sư
TRẦN CAO ĐẠI KỲ QUÂN
,
Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,...15
Powered by FlippingBook